Quay lạiQuay lại

04 biến chứng sau mổ thai ngoài tử cung chị em cần lưu ý

20/11/2022

Share

Nội dung chính

1. Những rủi ro có thể gặp phải khi mổ thai ngoài tử cung
2. 04 biến chứng sau mổ thai ngoài tử cung cần lưu ý
Chảy máu âm đạo
Những cơn đau âm ỉ
Nhiễm trùng sau mổ lấy thai ngoài tử cung
Nguy cơ bị thai ngoài tử cung 2 lần
3. Cách chăm sóc sức khỏe sau khi mổ thai ngoài tử cung
Kết luận

Thai ngoài tử cung là một trong những biến chứng thai sản nguy hiểm và thường gặp nhất trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Trong đó, phẫu thuật là phương pháp điều trị thai ngoài tử cung khá phổ biến. Tuy nhiên phương pháp này cũng khiến nhiều người lo lắng về những biến chứng có thể gặp. Vậy các biến chứng sau mổ thai ngoài tử cung là gì? Theo dõi bài viết sau để biết phòng ngừa các biến chứng, cũng như cách chăm sóc và phục hồi sức khoẻ sau khi thực hiện phẫu thuật nhé.

1. Những rủi ro có thể gặp phải khi mổ thai ngoài tử cung

Sau điều trị nếu không tuân thủ hướng dẫn điều trị và lời khuyên của bác sĩ có thể gây ra một số biến chứng sau mổ thai ngoài tử cung.

Sau điều trị nếu không tuân thủ hướng dẫn điều trị và lời khuyên của bác sĩ có thể gây ra một số biến chứng sau mổ thai ngoài tử cung.

Thai ngoài tử cung là hiện tượng túi thai phát triển bên ngoài tử cung, thường gặp nhất là ở ống dẫn trứng, gây nguy hiểm đến sức khỏe của thai phụ. Phẫu thuật là phương pháp khá phổ biến để điều trị thai ngoài tử cung, đặc biệt là những trường hợp túi thai đã lớn và có tốc độ phát triển nhanh, khó điều trị bằng thuốc.

Giống như tất cả các cuộc phẫu thuật khác, đều có biện pháp gây mê và rủi ro phẫu thuật có liên quan. Tuy nhiên, tỉ lệ rủi ro rất nhỏ (khoảng 1/1000 ca phẫu thuật) gây thương tích cho ruột hoặc mạch máu khi đi vào ổ bụng bằng phương pháp phẫu thuật nội soi. Trong những trường hợp như vậy, các bác sĩ thường chuyển sang mổ hở. Ngoài ra, đôi khi bệnh nhân có thể bị chảy máu trong khi làm thủ thuật.

Bên cạnh đó, sau khi mổ bệnh nhân có thể gặp các biến chứng sau mổ thai ngoài tử cung liên quan trực tiếp đến vết mổ như viêm nhiễm, sưng tấy, chảy máu nhẹ,... hoàn toàn có thể đe dọa đến tính mạng thai phụ nếu không được xử lý kịp thời.

2. 04 biến chứng sau mổ thai ngoài tử cung cần lưu ý

Đau bụng là một trong những biến chứng sau mổ thai ngoài tử cung thường gặp.

Đau bụng là một trong những biến chứng sau mổ thai ngoài tử cung thường gặp.

Chảy máu âm đạo

Ra máu âm đạo sau khi phẫu thuật thai ngoài tử cung là triệu chứng phổ biến và các chuyên gia giải thích đó là kết quả của phản xạ hệ thống thần kinh trung ương. Dù thai làm tổ trong hoặc ngoài tử cung thì cơ thể người phụ nữ đều tiết ra các hormone làm dày lớp niêm mạc tử cung để nuôi dưỡng phôi thai. Sau khi mổ thai ngoài tử cung, cơ thể tự động giảm hormone nội tiết làm bong lớp niêm mạc tử cung và gây nên hiện tượng chảy máu giống như kinh nguyệt.

Do đó, chảy máu sau khi phẫu thuật thai ngoài tử cung là hiện tượng sinh lý bình thường và thường chỉ kéo dài từ 3-5 ngày. Tuy nhiên, nếu chảy máu âm đạo kéo dài trên 5 ngày mà lượng máu không giảm thì đây là biến chứng sau mổ thai ngoài tử cung nghiêm trọng cần được can thiệp kịp thời.

Những cơn đau âm ỉ

Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của phụ nữ mang thai là đau bụng âm ỉ, liên tục. Tuy nhiên, những triệu chứng này thường tự biến mất sau vài ngày. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài 3- 5 ngày không cải thiện thì chị em nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Bởi những cơn đau này có thể đến từ vết mổ bị sưng tấy hay nhiễm trùng… ảnh hưởng không tốt đến quá trình hồi phục sức khỏe.

Ngoài ra, sau khi mổ thai ngoài tử cung, bệnh nhân có thể bị đau ở các bộ phận khác trên cơ thể, bao gồm lưng, cổ, xương chậu và chân. Nó thường không nghiêm trọng và có thể được điều trị trong vài ngày bằng thuốc theo toa. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài, trở nên dữ dội hoặc vượt quá sức chịu đựng thì chị em nên đến bệnh viện hoặc liên hệ với bác sĩ điều trị để được hướng dẫn điều trị.

Nhiễm trùng sau mổ lấy thai ngoài tử cung

Nhiễm trùng vết mổ là biến chứng sau mổ thai ngoài tử cung thường gặp và có khoảng 2 - 5% bệnh nhân gặp phải tình trạng này. Các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng vết thương bao gồm:

  • Vết mổ bị đỏ, sưng hoặc viêm
  • Xuất hiện mủ vàng hoặc dịch màu đục chảy ra từ vết mổ
  • Sốt cao

Ngoài ra, nếu hiện tượng nhiễm trùng chỉ diễn ra ở các vết khâu, thì đó là được gọi là nhiễm trùng bề mặt. Vi khuẩn trên da có thể được chuyển đến vết thương trong khi phẫu thuật. Loại nhiễm trùng này gây đau hoặc phát ban khi tiếp xúc và có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, đôi khi bác sĩ có thể mở vết mổ để dẫn lưu chất dịch hoặc mủ.

Để tránh bị nhiễm trùng sau khi mổ thai ngoài tử cung, các bác sĩ khuyên bệnh nhân nên tuân thủ một số điểm, ví dụ:

  • Trước khi chạm vào vết thương, hãy rửa tay bằng chất sát trùng.
  • Giữ băng vết thương vô trùng ít nhất trong vòng 48 giờ.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
  • Khi có dấu hiệu nhiễm trùng, cần chủ động đến các cơ sở y tế để được chăm sóc và xử lý vết thương kịp thời.

Nhiễm trùng vết mổ sau phẫu thuật là tình trạng phổ biến và có thể gây ra nhiều rủi ro không mong muốn như nhiễm trùng huyết, suy đa tạng do sốc nhiễm khuẩn. Vì vậy, bệnh nhân nên thông báo cho bác sĩ nếu nhận thấy các dấu hiệu nhiễm trùng.

Nguy cơ bị thai ngoài tử cung 2 lần

Theo thống kê, người từng mang ngoài tử cung có nguy cơ tái phát cao gấp 2 lần người bình thường. Tùy vào nguyên nhân, vị trí của túi thai, phương pháp thực hiện và mức độ hiệu quả của quá trình phẫu thuật mà tỷ lệ tái phát có thể cao hoặc thấp. Vì vậy, để tránh bị thai ngoài tử cung 2 lần, chị em sau mổ thai ngoài tử cung nên chủ động thăm sức khỏe sinh sản nhằm chuẩn bị tốt cho lần mang thai kế tiếp.

3. Cách chăm sóc sức khỏe sau khi mổ thai ngoài tử cung

Vận động nhẹ nhàng giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn

Vận động nhẹ nhàng giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn

Sau khi mổ thai ngoài tử cung, sức khỏe và cơ thể của người phụ nữ thường rất yếu, vùng cổ tử cung ít nhiều bị tổn thương, hệ miễn dịch theo đó cũng bị suy giảm. Vì vậy, để vết mổ mau lành và tránh các biến chứng sau mổ thai ngoài tử cung, chị em nên:

  • Vệ sinh vết mổ hàng ngày theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời, vệ sinh vùng kín sạch sẽ.
  • Không tự ý mua và uống thuốc giảm đau khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Ăn đủ chất và đảm bảo thực đơn đa dạng, phong phú gồm rau xanh, trái cây, cá, thịt, v.v. Tránh ăn các thực phẩm có tính hàn như hải sản, đu đủ xanh,... hoặc gây co thắt tử cung như gừng, tỏi.
  • Không sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn như bia, cà phê.
  • Không quan hệ tình dục ít nhất 6 tuần, vì đây là lúc tinh thần và sức khỏe của bệnh nhân cần được phục hồi.
  • Tránh căng thẳng hoặc hoạt động quá sức, mà nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn. Ngoài ra, chị em cũng nên tập đi lại nhẹ nhàng sau mỗi bữa ăn để cải thiện hệ tiêu hóa và đẩy nhanh quá trình lành vết mổ.

Kết luận

Những biến chứng sau mổ thai ngoài tử cung rất khó kiểm soát vì phụ thuộc vào cơ địa và sức khỏe của người mẹ. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường. Do đó, việc điều trị thai ngoài tử cung và những kiêng cữ sau khi phẫu thuật là rất cần thiết để cơ thể sớm hồi phục và có được sức khỏe tốt nhất cho kế hoạch mang thai tiếp theo.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan