Quay lạiQuay lại

Bảo hiểm thân thể học sinh có bắt buộc không?

14/10/2022

Share

Nội dung chính

1. Bảo hiểm thân thể học sinh có bắt buộc không?
2. 03 quyền lợi khi tham gia bảo hiểm thân thể học sinh
Chi trả các chi phí điều trị
Bồi thường nếu xảy ra thương tật
Bồi thường toàn bộ trong trường hợp tử vong hoặc thương tật vĩnh viễn
3. Bảo hiểm thân thể học sinh bao nhiêu tiền?
4. Mức hưởng bảo hiểm thân thể học sinh
5. Thủ tục bồi thường bảo hiểm thân thể học sinh
Kết luận

Vào đầu năm học mới, các bậc phụ huynh thường được khuyến khích mua bảo hiểm thân thể học sinh. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh vẫn thắc mắc bảo hiểm thân thể học sinh có bắt buộc không và các quyền lợi của nó là gì. Bài viết này sẽ giúp các bậc cha mẹ nắm được các thông tin tổng quan, cũng như các lợi ích thiết thực của loại hình bảo hiểm này đối với con em mình.

1. Bảo hiểm thân thể học sinh có bắt buộc không?

Bảo hiểm thân thể học sinh là sản phẩm tài chính hữu hiệu nhằm bảo vệ sức khỏe, thân thể và tính mạng của học sinh trước những rủi ro như ốm đau, tai nạn bất ngờ. Đối tượng tham gia bảo hiểm bao gồm học sinh - sinh viên đang theo học tại các trường, cơ sở giáo dục và đào tạo tại Việt Nam. Đây là loại hình bảo hiểm tự nguyện có thời hạn sử dụng từ 1 năm trở lên, tùy thuộc vào gói bảo hiểm được lựa chọn.

Bảo hiểm thân thể học sinh là bảo hiểm dành cho học sinh sinh viên hỗ trợ chi phí điều trị nếu xảy ra những rủi ro về sức khỏe.

Bảo hiểm thân thể học sinh là bảo hiểm dành cho học sinh sinh viên hỗ trợ chi phí điều trị nếu xảy ra những rủi ro về sức khỏe.

Tham gia bảo hiểm thân thể học sinh không chỉ giúp gia đình giảm bớt gánh nặng về chi phí khám chữa bệnh mà còn thể hiện trách nhiệm xã hội của các em và gia đình trong việc chia sẻ rủi ro với xã hội.

2. 03 quyền lợi khi tham gia bảo hiểm thân thể học sinh

Tham gia bảo hiểm thân thể học sinh để hưởng đầy đủ các quyền lợi y tế.

Tham gia bảo hiểm thân thể học sinh để hưởng đầy đủ các quyền lợi y tế.

Chi trả các chi phí điều trị

Bảo hiểm sẽ chi trả các chi phí khám chữa bệnh trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng theo quy định, bao gồm: Chi phí cấp cứu, phẫu thuật, điều trị, thuốc men, v.v ... Trong trường hợp bị tai nạn, ốm đau ngoài ý muốn, đều được bảo hiểm chi trả. Ngoài ra, người được bảo hiểm còn được trợ cấp điều trị hàng ngày, tối đa là 180 ngày mỗi năm.

Bồi thường nếu xảy ra thương tật

Nếu không may bị thương tật (thương tật tạm thời hoặc vĩnh viễn) do tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm, thì mức hưởng bảo hiểm thân thể học sinh được tính theo tỷ lệ phần trăm trên tổng giá trị bảo hiểm thuộc phạm vi bảo hiểm, chi tiết được ghi rõ trong Bảng tỷ lệ trả tiền bảo hiểm thương tật do đơn vị cung cấp bảo hiểm ban hành.

Bồi thường toàn bộ trong trường hợp tử vong hoặc thương tật vĩnh viễn

Bảo hiểm sẽ chi trả toàn bộ số tiền bảo hiểm trong trường hợp tử vong hoặc thương tật vĩnh viễn. Tức là, khi ốm đau hoặc tai nạn trong phạm vi được bảo hiểm dẫn đến thương tật vĩnh viễn hoặc tử vong, gia đình hoặc những người thừa kế hợp pháp của học sinh sẽ nhận được một khoản tiền bằng giá trị của bảo hiểm. Nếu trước đó bảo hiểm đã thanh toán chi phí điều trị và các quyền lợi khác (nếu có), thì mức hưởng bảo hiểm thân thể học sinh là tổng số tiền đã khấu trừ các khoản đã chi trả.

Quyền lợi vẫn được áp dụng trong trường hợp: Sau thời gian điều trị tối đa kể từ ngày xảy ra tai nạn (thời gian điều trị tối đa sẽ tuỳ theo quy định của từng công ty bảo hiểm), người được bảo hiểm tử vong do chính tai nạn đó thì vẫn được nhận bồi thường. Tuy nhiên, tổng số tiền chi trả không vượt quá giá trị bảo hiểm.

Có thể bạn quan tâm: Quyền lợi bảo hiểm thân thể được hưởng như thế nào?

3. Bảo hiểm thân thể học sinh bao nhiêu tiền?

Tùy theo gói bảo hiểm và các quyền lợi đi kèm mà mức đóng bảo hiểm thân thể học sinh sinh viên sẽ khác nhau.

Tùy theo gói bảo hiểm và các quyền lợi đi kèm mà mức đóng bảo hiểm thân thể học sinh sinh viên sẽ khác nhau.

Phí bảo hiểm là số tiền mà người tham gia (người mua) phải trả cho công ty bảo hiểm để đảm bảo quyền lợi theo hợp đồng. Vậy bảo hiểm thân thể học sinh bao nhiêu tiền cũng chính là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh. Tuy nhiên, tùy theo loại hình bảo hiểm và nhu cầu mà các bậc phụ huynh có thể lựa chọn các gói bảo hiểm khác nhau. Để biết mức phí bảo hiểm phải đóng, các bậc phụ huynh có thể áp dụng công thức sau:

Mức đóng bảo hiểm thân thể học sinh sinh viên = Giá trị bảo hiểm x Tỷ lệ phí bảo hiểm

Trong đó, tỷ lệ phí bảo hiểm sẽ được tính theo phạm vi bảo hiểm A, B, C, D như sau:

+ Phạm vi A: Bảo hiểm đối với các trường hợp chết do bệnh tật hoặc tai nạn (tỷ lệ phí bảo hiểm khoảng 0,20%)

+ Phạm vi B: Bảo hiểm đối với các trường hợp do tai nạn (tỷ lệ phí bảo hiểm khoảng 0,15%)

+ Phạm vi C: Bảo hiểm đối với các trường hợp nằm viện do bệnh tật, tai nạn (tỷ lệ phí bảo hiểm khoảng 0,30%)

+ Phạm vi D: Bảo hiểm đối với các trường hợp phẫu thuật do bệnh tật, tai nạn (tỷ lệ phí bảo hiểm khoảng 0,10%)

Ví dụ: 

Nếu cha mẹ muốn mua bảo hiểm có giá trị là 30 triệu đồng, gồm các phạm vi bảo hiểm A, B, C, D thì mức đóng bảo hiểm thân thể học sinh sinh viên sẽ là: 30 triệu đồng x (0,20% + 0,15% + 0,30% + 0,10%) = 225,000 đồng/ 12 tháng.

* Lưu ý: Nếu muốn mở rộng phạm vi bảo hiểm thì cha mẹ sẽ đóng thêm các khoản phụ phí khác theo quy định của công ty bảo hiểm.

4. Mức hưởng bảo hiểm thân thể học sinh

Căn cứ trả tiền bảo hiểm tai nạn, sức khoẻ con người trong hợp đồng được quy định tại Điều 33 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 (sửa đổi 2010) như sau:

“Đối với bảo hiểm sức khỏe con người, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm trong phạm vi số tiền bảo hiểm, căn cứ vào chi phí khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi sức khoẻ của người được bảo hiểm do bệnh tật hoặc tai nạn gây ra và thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.”

Do đó, mức hưởng bảo hiểm thân thể học sinh mà học sinh sinh viên được nhận sẽ phụ thuộc và giá trị hợp đồng bảo hiểm, mức độ tổn thương thân thể và thỏa thuận quy định được ghi rõ trong hợp đồng.

5. Thủ tục bồi thường bảo hiểm thân thể học sinh

Cung cấp đầy đủ giấy tờ liên quan để quá trình bồi thường bảo hiểm có thể diễn ra nhanh chóng.

Cung cấp đầy đủ giấy tờ liên quan để quá trình bồi thường bảo hiểm có thể diễn ra nhanh chóng.

Công ty bảo hiểm có trách nhiệm hướng dẫn các quy định và thủ tục bồi thường cho người mua bảo hiểm thân thể học sinh. Khách hàng - người tham gia bảo hiểm cần phối hợp cung cấp các giấy tờ, chứng từ sau:

  • Giấy bồi thường bảo hiểm theo mẫu của công ty bảo hiểm 
  • Thẻ bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận tham gia bảo hiểm có tên học sinh - sinh viên
  • Biên bản xác nhận tai nạn của nhà trường, của địa phương hoặc công an nơi tai nạn đã xảy ra (trong trường hợp tai nạn)
  • Hồ sơ y tế: giấy ra viện, bảng kê chi phí y tế, giấy chứng nhận phẫu thuật (nếu có)
  • Trong trường hợp người được bảo hiểm tử vong: giấy chứng tử, giấy chứng nhận quyền thừa kế hợp pháp.

Ngoài ra, người được bảo hiểm hoặc thân nhân của người được bảo hiểm cần phải thông báo sự kiện đến công ty bảo hiểm trong thời gian quy định để được hướng dẫn cụ thể. Trường hợp từ chối bồi thường thì công ty bảo hiểm phải cung cấp đầy đủ lý do bằng văn bản theo thời gian thỏa thuận trong hợp đồng hoặc không quá 15 ngày ngày tính từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu bồi thường.

Đặc biệt, nếu người tham gia bảo hiểm thân thể học sinh không phối hợp thực hiện đúng theo hướng dẫn của công ty bảo hiểm hoặc không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định thì có thể sẽ bị cắt giảm một phần hoặc toàn bộ số tiền bồi thường theo quy định trong hợp đồng.

Xem thêm: Hướng dẫn thanh toán bảo hiểm thân thể khi nằm viện

Kết luận

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp phụ huynh và các em hiểu rõ hơn về quyền lợi và mức phí được chi trả khi tham gia bảo hiểm thân thể học sinh. Đây không phải là bảo hiểm bắt buộc. Tuy nhiên, chỉ với một khoản phí mỗi năm, cha mẹ đã có thể bảo vệ con toàn diện trước những rủi ro sức khỏe. Với các quyền lợi ưu việt, bảo hiểm thân thể học sinh là giải pháp thiết thực không thể thiếu cho các gia đình hiện đại. Hành động ngay hôm nay vì một tương lai tươi sáng của con!

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan