Quay lạiQuay lại

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là gì? 03 Lợi ích khi tham gia

31/11/2022

Share

Nội dung chính

I. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là gì?
II. Căn cứ bồi thường và trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm
1. Căn cứ bồi thường 
2. Trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm
III. Các lợi ích của bảo hiểm trách nhiệm dân sự không thể bỏ qua
1. Bảo vệ gia đình khỏi những tổn thất nghiêm trọng
2. Đối với một số ngành nghề cụ thể, bảo hiểm trách nhiệm dân sự là bắt buộc
3. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự không làm giảm đi ý thức bảo vệ người xung quanh của người được bảo hiểm
Tạm kết

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là gì? Những lợi ích không thể bỏ qua của bảo hiểm trách nhiệm dân sự là gì? Hiểu rõ về bảo hiểm trách nhiệm dân sự giúp bạn tránh được những tình hình ngặt nghèo ngoài ý muốn. Cùng Papaya tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là gì? Lợi ích khi tham gia? (Nguồn ảnh: shutterstock)

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là gì? Lợi ích khi tham gia? (Nguồn ảnh: shutterstock)

I. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là gì?

Hiện nay, không có văn bản pháp luật định nghĩa cụ thể bảo hiểm trách nhiệm dân sự là gì, tuy nhiên dựa trên các quy định hiện hành có liên quan:

Điều 57 Luật kinh doanh bảo hiểm 2022: “Đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm là trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm đối với người thứ ba theo quy định của pháp luật.

Ta có thể hiểu được khái niệm này như sau: 

  • Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là loại hình bảo hiểm cho trách nhiệm dân sự của cá nhân, tổ chức đối với bên thứ ba khi xảy ra các sự cố được xác định lỗi là do người được bảo hiểm gây ra. 
  • Và đối tượng của bảo hiểm trách nhiệm dân sự được hưởng trực tiếp là người bị thiệt hại, nhưng đồng thời người được bảo hiểm (người gây ra) cũng được bảo vệ khỏi các truy tố pháp lý.

Đặc biệt, trách nhiệm dân sự mang tính tài sản, nghĩa là người chịu trách nhiệm dân sự phải có trách nhiệm bắt buộc thực hiện nghĩa vụ bồi thường, khắc phục những thiệt hại vật chất, phi vật chất như danh dự, tinh thần, thân thể… cho người bị thiệt hại. 

Do đó, bảo hiểm trách nhiệm dân sự cũng được biết đến là loại hình bảo hiểm liên quan đến việc bồi thường thiệt hại về thương tích/ bệnh tật hoặc thiệt hại về tài sản của bên thứ ba khi xảy ra các sự cố do lỗi của người được bảo hiểm. Theo đó, công ty bảo hiểm sẽ thanh toán số tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm đối với các khoản chi phí có liên quan đến trách nhiệm dân sự với những thiệt hại gây ra cho bên thứ ba và tài sản của họ.

Chẳng hạn như, bạn lái xe vô tình gây ra tai nạn, khiến người khác bị thương, xe của họ bị hư hỏng một số bộ phận. Nếu có bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe máy hoặc bảo hiểm ô tô người mua sẽ được doanh nghiệp bảo hiểm đứng ra giải quyết bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn, nếu có yêu cầu bồi thường.

Xem thêm: Quy định về bảo hiểm bắt buộc ô tô mới nhất 2023

II. Căn cứ bồi thường và trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm

Căn cứ bồi thường và trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm. (Nguồn ảnh: Canva)

Căn cứ bồi thường và trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm. (Nguồn ảnh: Canva)

1. Căn cứ bồi thường 

Dựa trên số tiền mà người được bảo hiểm phải trả cho bên thứ ba. Số tiền này có thể được quy định trong một văn bản pháp luật nhất định hoặc do tòa án phán quyết hoặc theo thỏa thuận giữa người được bảo hiểm và bên thứ ba.

2. Trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm

Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phát sinh khi bên thứ ba yêu cầu người được bảo hiểm bồi thường thiệt hại do lỗi của người đó gây ra trong thời hạn được bảo hiểm.

Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm được hiểu là số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên thứ ba nhằm bồi đắp thiệt hại do người được bảo hiểm gây ra, theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Giới hạn trách nhiệm hay thường được gọi là mức trách nhiệm, tổng mức trách nhiệm hoặc hạn mức bồi thường.

Về quy định giới hạn trách nhiệm bảo hiểm, theo Điều 59: Luật kinh doanh bảo hiểm 2022 có nêu cụ thể về nội dung này như sau:

  • Trong phạm vi số tiền bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm những khoản tiền, mà theo quy định của pháp luật người được bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho người thứ ba.
  • Ngoài việc trả tiền bồi thường theo quy định trên, doanh nghiệp bảo hiểm còn phải trả các chi phí liên quan đến việc giải quyết tranh chấp về trách nhiệm đối với người thứ ba và lãi phải trả cho người thứ ba do người được bảo hiểm chậm trả tiền bồi thường theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.
  • Tuy nhiên, tổng các khoản phí trên không được vượt quá số tiền bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.
  • Trường hợp người được bảo hiểm phải đóng tiền bảo lãnh hoặc ký quỹ để đảm bảo cho tài sản không bị lưu giữ hoặc để tránh việc khởi kiện tại tòa án thì theo yêu cầu của người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện việc bảo lãnh hoặc ký quỹ trong phạm vi số tiền bảo hiểm.

Nói cách khác, khi người được bảo hiểm vô tình gây thiệt hại cho một bên thứ ba, bảo hiểm trách nhiệm dân sự sẽ thay người được bảo hiểm bồi thường, khắc phục hậu quả cho bên thứ ba theo quy định. Tuy nhiên, tổng số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện chi trả không vượt quá số tiền bảo hiểm, trừ khi có các thỏa thuận khác trong hợp đồng.

III. Các lợi ích của bảo hiểm trách nhiệm dân sự không thể bỏ qua

Lợi ích khi tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự. (Nguồn ảnh: Canva)

Lợi ích khi tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự. (Nguồn ảnh: Canva)

1. Bảo vệ gia đình khỏi những tổn thất nghiêm trọng

Khi có trách nhiệm dân sự phát sinh, nếu không thực hiện nghĩa vụ đền bù, người gây ra lỗi sẽ phải đối mặt với việc bị kiện tụng và chịu án phạt từ tòa án. Tuy nhiên, khi khoản bồi thường thiệt hại quá lớn, nếu bù đắp chu toàn thiệt hại đôi khi sẽ gây ra sự thâm hụt đáng kể, thậm chí là kiệt quệ tài chính cho người gây ra lỗi và gia đình của họ.

Chính vì vậy, bảo hiểm trách nhiệm dân sự thay người được bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường của họ trước pháp luật trong giới hạn bảo hiểm cho phép, dựa theo các thỏa thuận trong hợp đồng. Từ đó, người được bảo hiểm vừa được giúp xử lý các vấn đề liên quan đến kiện tụng vừa tránh được những ảnh hưởng trầm trọng đến kinh tế của cá nhân và gia đình.

2. Đối với một số ngành nghề cụ thể, bảo hiểm trách nhiệm dân sự là bắt buộc

Tại Điều 8 Luật kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về những loại bảo hiểm bắt buộc nhằm bảo vệ lợi ích cộng đồng và an toàn xã hội. Trong đó, bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới là bắt buộc.

Theo Nghị định số 03/2021/NĐ-CP về bảo hiểm TNDS bắt buộc của chủ xe cơ giới thì xe cơ giới sẽ bao gồm những loại xe dưới đây:

  • Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ:  xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.
  • Xe máy chuyên dùng: xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giao thông đường bộ. 

Nếu xảy ra tai nạn giao thông do người được bảo hiểm gây ra, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ thay người được bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho bên thứ ba (người bị tai nạn) theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Tuy nhiên, bạn cần phải nắm rõ sự khác biệt giữa bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc này và bảo hiểm xe máy, ô tô tự nguyện. Cụ thể, thay vì bồi thường thiệt hại cho bên thứ ba, bảo hiểm xe máy, ô tô tự nguyện sẽ bồi thường cho người và xe của người được bảo hiểm khi có tai nạn xảy ra.

3. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự không làm giảm đi ý thức bảo vệ người xung quanh của người được bảo hiểm

Trong đa số trường hợp, bảo hiểm trách nhiệm dân sự giúp người bị nạn được bồi thường thiệt hại thỏa đáng do lỗi của người được bảo hiểm gây ra. Tuy nhiên, bảo hiểm sẽ không chi trả thiệt hại cho các tai nạn do hành động cố ý của người được bảo hiểm và bên thứ ba.

Chẳng hạn, chủ xe cơ giới không được bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho các trường hợp sau:

  • Gây ra tai nạn nhưng cố ý bỏ trốn, không chịu trách nhiệm với người bị tai nạn.
  • Người gây ra tai nạn chưa đủ tuổi lái xe theo quy định hoặc chưa có giấy phép lái xe.
  • Người đang bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn hoặc vĩnh viễn.

Có thể thấy, bảo hiểm trách nhiệm dân sự vừa có thể giúp bạn san sẻ gánh nặng tài chính khi không may có sự cố gây ra thiệt hại đối với người thứ ba, nhưng đồng thời cũng không hoàn toàn thay thế và loại bỏ trách nhiệm phải chuộc lỗi cho hành vi sai phạm của người được bảo hiểm.

Xem thêm: Bảo hiểm xe máy để làm gì, có cần thiết không?

Tạm kết

Trên đây là thông tin về bảo hiểm trách nhiệm dân sự là gì, nếu cảm thấy bản thân có nhiều nguy cơ hoặc đơn giản muốn bảo vệ mình trước những trách nhiệm dân sự không lường trước trong tương lai, bạn có thể cân nhắc tìm mua một loại sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm dân sự phù hợp nhé!

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan