Quay lạiQuay lại

Bị sốt xuất huyết nên ăn gì? 6 thực phẩm vàng giúp nhanh khỏi

10/1/2023

Share

Nội dung chính

1. Bị sốt xuất huyết nên ăn gì?
1.1 Các loại cháo, súp
1.2 Nước 
1.3 Nước trái cây
1.4 Thực phẩm giàu đạm
1.5 Bông cải xanh
1.6 Tích cực bú mẹ
2. Bị sốt xuất huyết kiêng gì?
2.1 Thực phẩm đậm màu, màu đỏ, màu đen
2.2 Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ
2.3 Các loại đồ uống độc hại
2.4 Đồ cay nóng
3. Những lưu ý trong quá trình chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết

Bị sốt xuất huyết nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi bệnh? Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh sốt xuất huyết vậy nên ngoài tuân thủ các nguyên tắc điều trị, việc bổ sung dinh dưỡng giúp cơ thể nâng cao thể trạng là điều cực kỳ quan trọng. Khi bạn lựa chọn đúng thực phẩm sẽ hỗ trợ bệnh nhân mau chóng khỏi bệnh hơn. Vậy hãy cùng Papaya tìm hiểu gì nên và không nên ăn khi bị sốt xuất huyết trong bài viết dưới đây. 

1. Bị sốt xuất huyết nên ăn gì?

Bệnh sốt xuất huyết thường gây ra các triệu chứng như: sốt, nôn ói, xuất huyết, thoát huyết tương,... Những triệu chứng này sẽ dẫn đến cơ thể người bệnh nhanh chóng suy nhược, mệt mỏi, ảnh hưởng lớn đến hệ tiêu hóa bên trong. Do đó, để giúp nhanh khỏi bệnh, bạn nên ưu tiên những thực phẩm sau đây trong quá trình điều trị, hồi phục sốt xuất huyết.

1.1 Các loại cháo, súp

Khi bị sốt xuất huyết, bệnh nhân thường bị sốt dẫn đến cảm giác chán ăn, đắng miệng nên rất khó để ăn cơm bình thường. Lời khuyên của bác sĩ trong thời điểm này chính là sử dụng các loại cháo loãng có nhiều dưỡng chất. 

Bởi những loại thức ăn lỏng như cháo, súp sẽ giúp người bệnh dễ ăn, dễ tiêu hóa, hỗ trợ bù nước cho cơ thể, nhất là sốt xuất huyết ở trẻ em. Để giúp món cháo, súp nhiều chất dinh dưỡng, bạn có thể kết hợp cùng với các loại thịt, cá, rau củ quả chứa nhiều vitamin A và kháng chất. 

Thức ăn lỏng, mềm giúp người bệnh tiêu hóa dễ dàng (Nguồn: Canva)

Thức ăn lỏng, mềm giúp người bệnh tiêu hóa dễ dàng (Nguồn: Canva)

1.2 Nước 

Sốt cao liên tục là triệu chứng điển hình của người bị sốt xuất huyết. Tình trạng này kéo theo vấn đến mất nước, mất điện giải nghiêm trọng, do đó  bệnh nhân luôn được nhắc nhở tích cực uống nhiều nước và oresol. 

1.3 Nước trái cây

Bệnh nhân bị sốt xuất huyết cũng được khuyến cáo có thể sử dụng nước trái cây để tăng cường vitamin cho cơ thể. Những loại nước ép mà bạn nên tham khảo uống nhiều gồm có:

  • Nước dừa: Dùng nước dừa để thay thể khi bạn không muốn uống oresol bởi đây là nguồn nước giàu khoáng chất và điện giải. Trong quá trình điều trị bệnh, mỗi ngày bạn có thể uống 2 ly nước dừa. 
  • Nước chanh: Trong chanh rất dồi dào vitamin, đặc biệt là vitamin C,  giúp cơ thể loại bỏ độc tố do virus gây bệnh gây ra. Đồng thời, nước chanh cũng giúp kích thích vị giác, làm người bệnh có cảm giác ăn ngon miệng hơn.

Trường hợp người bệnh không thích uống nước ép, thì hãy ăn nhiều hoa quả hơn. Các loại trái cây được khuyến khích lựa chọn là: cam, bưởi, đu đủ, kiwi, lựu,... Những trái cây này rất giàu khoáng chất, các chất chống oxy hóa, vitamin A, C, E, giúp kích thích vị giác, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bệnh nhân. 

Nước trái cây chứa nhiều vitamin tốt cho người bệnh sốt xuất huyết (Nguồn: Canva)

Nước trái cây chứa nhiều vitamin tốt cho người bệnh sốt xuất huyết (Nguồn: Canva)

1.4 Thực phẩm giàu đạm

Protein là thành phần không thể thiếu cần được bổ sung mỗi khi cơ thể mệt mỏi, suy nhược. Những thực phẩm giàu đạm như: thịt, cá, trứng, sữa, chế phẩm từ sữa,.... sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho bệnh nhân. Đồng thời, cân bằng dinh dưỡng, hạn chế tình trạng cơ thể kiệt quệ, bổ sung năng lượng bị mất trong quá trình nhiễm bệnh.

1.5 Bông cải xanh

Trong bông cải xanh hay súp lơ có hàm lượng vitamin K lớn, có tác dụng tăng lượng tiểu cầu trong máu. Đây là lý do vì sao mà loại rau này được khuyến cáo nên ưu tiên sử dụng để chế biến thành món ăn cho bệnh nhân sốt xuất huyết. 

1.6 Tích cực bú mẹ

Trong sốt xuất huyết trẻ em, nhất ở những trẻ con đang bú mẹ thì mẹ cần tích cực cho bé bú nhiều hơn ngày thường. Đặc biệt chú ý, người mẹ sẽ cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng để giúp bé tăng cường sức đề kháng thông qua sữa mẹ. Nên chia nhỏ các cữ bú của bé, không nên ép bé bú nhiều trong một lần khiến trẻ dễ bị nôn trớ.

Đối với những bé đã có thể ăn, mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu đạm thông qua sữa, trứng, các loại thịt. Hãy cho trẻ ăn uống bình thường theo nhu cầu. Khi bị sốt xuất huyết, khẩu vị của bé có thể thay đổi, nên phụ huynh cần kiên trì, thay đổi món ăn để phù hợp với bé. Ưu tiên các món ăn giàu vitamin D, A, kẽm, khoáng chất,... sẽ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng. 

Trẻ bị sốt xuất huyết cần được bú mẹ nhiều hơn (Nguồn: Canva)

Trẻ bị sốt xuất huyết cần được bú mẹ nhiều hơn (Nguồn: Canva)

2. Bị sốt xuất huyết kiêng gì?

 Trong thời gian bị sốt xuất huyết, cơ thể người bệnh sẽ nhạy cảm hơn với các thực phẩm có nguy cơ gây rối loạn tiêu hóa. Do vậy, bạn cần chú ý kiêng những thực phẩm sau đây để giúp cơ thể khỏe mạnh:

2.1 Thực phẩm đậm màu, màu đỏ, màu đen

Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết thường gặp chính là xuất huyết tiêu hóa. Do đó, việc sử dụng các thực phẩm có màu đỏ, đen, sẫm màu như socola, rau dền, cà chua, thanh long đỏ,... sẽ gây khó khăn trong việc phân biệt xuất huyết trong phân, khi nôn là máu hay do thực phẩm. 

2.2 Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ

Các thực phẩm chiên rán trong nhiều dầu mỡ có chứa hàm lượng chất béo xấu rất lớn, làm tăng hàm lượng Cholesterol, làm cao huyết áp. Việc nạp những thực phẩm này cũng gây ra tình trạng khó tiêu hóa, táo bón, khiến người bệnh thêm khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục. 

2.3 Các loại đồ uống độc hại

Đồ uống có gas, cồn, cafein như rượu, bia, nước ngọt là nguyên nhân khiến các tế bào bạch cầu tiêu diệt vi khuẩn chậm hơn. Chính vì vậy, khi bị sốt xuất huyết, bệnh nhân nên kiêng uống các loại đồ uống này để giúp quá trình điều trị diễn ra tốt nhất.

2.4 Đồ cay nóng

Cơ thể người bệnh sốt xuất huyết yếu, bị suy nhược, năng lượng hao hụt nên đồ ăn cay nóng như ớt, mù tạt, gừng,... sẽ làm nhiệt trong cơ thể tăng lên. Tình trạng này gây loét thành mạch máu, tích tụ axit, làm ảnh hưởng lớn đến quá trình hồi phục.

Kiêng ăn đồ cay nóng khi bị sốt xuất huyết (Nguồn: Canva)

Kiêng ăn đồ cay nóng khi bị sốt xuất huyết (Nguồn: Canva)

3. Những lưu ý trong quá trình chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết

Bên cạnh việc chú ý đến chế độ dinh dưỡng, kiêng thực phẩm có hại và tích cực ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng thì bạn cần chú ý đến những nguyên tắc trong chăm sóc người bệnh. 

  • Nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày, không ép người bệnh ăn quá nhiều.
  • Theo dõi và tích cực bù nước cho bệnh nhân, tuy nhiên chỉ truyền nước khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Những bệnh nhân điều trị sốt xuất huyết tại nhà cần theo dõi liên tục để phát hiện các triệu chứng chuyển biến nặng kịp thời. 
  • Không sử dụng thuốc hạ sốt bừa bãi khi chưa có chỉ định của bác sỹ bởi nhiều loại thuốc làm tăng nguy cơ xuất huyết.
  • Trường hợp không biết sốt xuất huyết có được tắm không thì bạn nên hạn chế, chỉ tắm khi cơ thể có dấu hiệu chuyển biến tốt. Trường hợp muốn tắm, cần tránh ngâm nước quá lâu và cần tắm với nước ấm vừa phải. Hạn chế gội đầu, nếu gội cần sấy tóc khô nhanh, tránh để cơ thể bị nhiễm lạnh. 

Như vậy, khi bị sốt xuất huyết cơ thể của bệnh nhân đang mệt mỏi, hệ tiêu hóa yếu nên cần bổ sung đúng thực phẩm để giúp nhanh hồi phục. Hy vọng, những thông tin trên đây đã giúp bạn biết được bị sốt xuất huyết nên ăn gì và kiêng gì để hỗ trợ quá trình chăm sóc người bệnh tốt hơn. 

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan