Quay lạiQuay lại

04 biện pháp phòng ngừa bệnh nghề nghiệp cho người lao động

29/11/2022

Share

Nội dung chính

1. Bệnh nghề nghiệp là gì?
2. Các bệnh nghề nghiệp thường gặp
3. Nguyên nhân gây bệnh nghề nghiệp
4. Các biện pháp phòng ngừa bệnh nghề nghiệp
4.1. Biện pháp y tế
4.2. Biện pháp cá nhân
4.3. Biện pháp kỹ thuật
5. Các câu hỏi liên quan về bệnh nghề nghiệp
5.1. Làm thế nào để phòng chống bệnh nghề nghiệp cho nhân viên y tế?
5.2. Biện pháp phòng ngừa bệnh nghề nghiệp trong xây dựng là gì?

Tìm hiểu các biện pháp phòng ngừa bệnh nghề nghiệp là điều nên làm giúp hạn chế tình trạng người lao động bị suy giảm sức khỏe ảnh hưởng đến chất lượng lao động và tài chính của gia đình. Vậy bệnh nghề nghiệp là gì? Các bệnh nghề nghiệp thường gặp và cách phòng tránh bệnh ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây bạn nhé.

Tìm hiểu chung về biện pháp phòng ngừa bệnh nghề nghiệp

Tìm hiểu chung về biện pháp phòng ngừa bệnh nghề nghiệp

1. Bệnh nghề nghiệp là gì?

Theo khoản 9 thuộc Điều 3 Luật An toàn và vệ sinh lao động năm 2015, bệnh nghề nghiệp được gọi là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại tác động trực tiếp đến người lao động. Nhìn chung, bệnh nghề nghiệp không phải là bệnh lý bẩm sinh hay nguyên nhân từ môi trường bên ngoài mà xuất phát bệnh là do yếu tố độc hại từ môi trường làm việc.

Bệnh nghề nghiệp có nhiều loại, nhẹ hay nặng tuỳ thuộc vào đặc trưng riêng của từng công việc. Một số bệnh nghề nghiệp có thể để lại nhiều di chứng sau này và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người lao động. Vì vậy, người lao động cần có các biện pháp phòng ngừa bệnh nghề nghiệp để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, tránh những bệnh lý nguy hiểm có thể gặp phải trong quá trình làm việc.

2. Các bệnh nghề nghiệp thường gặp

Các bệnh nghề nghiệp thường gặp được chia ra làm năm nhóm bệnh chính bao gồm:

  • Bệnh bụi phổi và phế quản
  • Các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp
  • Các bệnh nghề nghiệp do vật lý tác động
  • Các bệnh nghề nghiệp về da
  • Các bệnh nghề nghiệp liên quan đến nhiễm khuẩn
Các nhóm bệnh nghề nghiệp thường gặp

Các nhóm bệnh nghề nghiệp thường gặp

3. Nguyên nhân gây bệnh nghề nghiệp

Nguyên nhân gây ra bệnh nghề nghiệp là do người lao động tiếp xúc lâu dài với điều kiện lao động độc hại, ảnh hưởng đến sức khoẻ. Bệnh nghề nghiệp sẽ xảy ra từ từ hoặc cấp tính tùy theo đặc trưng riêng của từng môi trường làm việc.

Cụ thể những nguyên nhân gây ra bệnh nghề nghiệp có thể kể đến như sau:

  • Làm việc trong môi trường thiếu sáng, quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Làm việc trong môi trường sản xuất ồn ào vượt quá 85 dB.
  • Làm việc trong môi trường có độ rung động cao lâu dài.
  • Làm việc trong môi trường có nhiều bụi độc.
  • Làm việc trong điều kiện có các chất phóng xạ, đồng vị ảnh hưởng đến sức khoẻ.
  • Làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với virus, vi khuẩn hay nguồn lây nhiễm khác.

4. Các biện pháp phòng ngừa bệnh nghề nghiệp

Sử dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh nghề nghiệp sẽ làm giảm hoặc hạn chế tối đa các nguy hại do bệnh nghề nghiệp gây ra. Một số biện pháp phổ biến phải kể đến như sau:

4.1. Biện pháp y tế

Doanh nghiệp cần xác định rõ các yếu tố độc hại có thể gây ra bệnh lý ở trong môi trường làm việc. Sau đó, doanh nghiệp sẽ có những biện pháp để loại bỏ những nhóm người dễ mẫn cảm với những yếu tố độc hại này để đảm bảo an toàn cho người lao động.

Ngoài ra, tùy theo đặc thù công việc mà mỗi doanh nghiệp sẽ có thời gian khám định kỳ để phát hiện sớm ra các bệnh lý nghề nghiệp nhằm có biện pháp điều trị điều dưỡng cũng như giám định khả năng lao động và tách người lao động ra khỏi môi trường gây bệnh nếu cần.

4.2. Biện pháp cá nhân

Những biện pháp cá nhân cần được nhấn mạnh trong cách phòng ngừa bệnh nghề nghiệp. Doanh nghiệp cần trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân và có nội quy vệ sinh trong từng khu vực tuỳ theo mức độ độc hại.

Ngoài ra, Bộ lao động khuyến khích doanh nghiệp nên có những buổi tuyên truyền, tập huấn giúp người lao động hiểu rõ và có biện pháp phòng tránh bệnh nghề nghiệp. Riêng với người lao động, mỗi người cần có nhiệm vụ tự chăm sóc cơ thể của bản thân và khi có dấu hiệu bất thường cần thăm khám sớm để điều trị kịp thời.

4.3. Biện pháp kỹ thuật

Biện pháp kỹ thuật cụ thể là cách doanh nghiệp làm giảm những yếu tố gây độc hại có thể gây bệnh nghề nghiệp. Cụ thể như doanh nghiệp có thêm các biện pháp thông gió, hút bụi, làm theo chu trình sản xuất kín hay thiết kế máy móc sao cho giảm tối đa tiếng ồn, độ rung tránh ảnh hưởng đến người lao động trong quá trình làm việc.

Tìm hiểu biện pháp phòng ngừa và hạn chế bệnh nghề nghiệp

Tìm hiểu biện pháp phòng ngừa và hạn chế bệnh nghề nghiệp

5. Các câu hỏi liên quan về bệnh nghề nghiệp

Ngoài tìm hiểu về các biện pháp phòng ngừa bệnh nghề nghiệp, người lao động thường băn khoăn đến những vấn đề sau đây.

5.1. Làm thế nào để phòng chống bệnh nghề nghiệp cho nhân viên y tế?

Nhân viên y tế có nguy cơ phơi nhiễm với nhiều bệnh lý như yếu tố vi sinh vật, yếu tố hoá học, yếu tố vật lý… trong quá trình chăm sóc sức khỏe cho người bệnh. Để phòng chống bệnh nghề nghiệp cho nhân viên y tế cần có biện pháp gây chủ động miễn dịch để phòng ngừa các tác nhân gây bệnh do virus. 

Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc bệnh nhân, các nhân viên y tế cần có quy trình thăm khám, điều trị cho bệnh nhân đảm bảo an toàn tránh lây nhiễm bệnh qua đồ vật, dụng cụ y tế.

5.2. Biện pháp phòng ngừa bệnh nghề nghiệp trong xây dựng là gì?

Bệnh nghề nghiệp trong xây dựng bao gồm các bệnh lý chủ yếu như bệnh về da, nhiễm độc, phế quản, nhiễm khuẩn và các bệnh tác động bởi tiếng ồn. Để phòng ngừa bệnh nghề nghiệp trong xây dựng đòi hỏi người lao động cần thực hiện làm việc đúng cách và có biện pháp phòng chống tiếp xúc trực tiếp với môi trường độc hại. Ngoài ra, doanh nghiệp sử dụng lao động cần chuẩn bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động nhằm đảm bảo an toàn khi làm việc.

Bài viết trên là những chia sẻ về các biện pháp phòng ngừa bệnh nghề nghiệp và những thông tin liên quan. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan