Quay lạiQuay lại

Cách phòng bệnh tay chân miệng theo hướng dẫn của Bộ Y Tế

10/1/2023

Share

Nội dung chính

1. Cách phòng bệnh tay chân miệng hạn chế nguy cơ lây nhiễm
1.1 Cách phòng bệnh ở cộng đồng khi có người bị tay chân miệng
1.2 Cách phòng bệnh tại cơ sở điều trị bệnh tay chân miệng
2. Các biện pháp dự phòng nguy cơ lây nhiễm bệnh
2.1 Tuyên truyền về tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ 
2.2 Vệ sinh phòng dịch
3. Khi bị tay chân miệng cần phải làm gì?
3.1 Độ 1
3.2 Độ 2, độ 3, độ 4

Tay chân miệng là một bệnh lý dễ lây nhiễm theo đường tiêu hóa, có khả năng bùng thành dịch lớn nếu không biết phòng tránh đúng cách. Chính vì vậy việc nâng cao kiến thức dự phòng là điều cực kỳ quan trọng mà bạn nhất định phải nắm chắc. Bài viết hôm nay, Papaya sẽ cập nhật đầy đủ các cách phòng bệnh tay chân miệng được Bộ Y Tế ban hành. 

1. Cách phòng bệnh tay chân miệng hạn chế nguy cơ lây nhiễm

Bệnh tay chân miệng lây nhiễm từ người sang người và chủ yếu thông qua đường tiêu hóa. Nguồn lấy chính đến từ virus có trong nước bọt, phân, phỏng nước của người bị nhiễm bệnh. 

Bệnh lý thường xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi và tập trung nhiều trong nhóm dưới 3 tuổi. Trẻ thường lây bệnh cho nhau khi sinh hoạt trong môi trường tập thể như các khu vui chơi, trường lớp. Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh dưới đây sẽ là những cách phòng bệnh tay chân miệng bạn cần thực hiện. 

Rửa tay ngay sau khi tiếp xúc với người bị tay chân miệng (Nguồn: Canva)

Rửa tay ngay sau khi tiếp xúc với người bị tay chân miệng (Nguồn: Canva)

1.1 Cách phòng bệnh ở cộng đồng khi có người bị tay chân miệng

Hiện nay, vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh tay chân miệng, nên đối với mỗi cá nhân để ngăn chặn dịch bệnh thì cần chú ý trong quá trình sinh hoạt. Trường hợp trong nhà của bạn có người bị nhiễm bệnh tay chân miệng, lúc này bạn cần tuân thủ thực hiện theo những điều sau:

  • Bệnh nhân cần được cách ly, tránh sự tiếp xúc gần với những người khác trong gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ.
  • Trường hợp bắt buộc phải tiếp xúc với bệnh nhân, bạn cần chú ý đeo khẩu trang và thực hiện các biện pháp sát khuẩn sau đó.
  • Đối với các chất thải và phân của bệnh nhân cần được xử lý đúng cách bằng Chloramin B. 
  • Đối với đồ dùng, dụng của của bệnh nhân như quần áo, chăn màn thì cần được khử trùng bằng cách ngâm trong dung dịch Chloramin B 2% hoặc trong nước sôi.
  • Khi chăm người bệnh bị tay chân miệng, bạn cần thực hiện nghiêm chỉnh các bước vệ sinh cá nhân, đặc biệt là rửa tay bằng xà phòng sau khi thay tã hay tiếp xúc gần với bệnh nhân.
  • Hạn chế sử dụng chung các dụng cụ, đồ chơi với người bị tay chân miệng, hạn chế hôn, nói chuyện ở khoảng cách gần.
  • Nếu trong nhà có người xuất hiện những triệu chứng tay chân miệng như: sốt, loét miệng, phỏng nước,... cần thông báo cho cơ quan y tế trước và thực hiện theo chỉ dẫn.

1.2 Cách phòng bệnh tại cơ sở điều trị bệnh tay chân miệng

Tại những cơ sở điều trị bệnh nhân cần phải thực hiện nghiêm ngặt các cách phòng bệnh tay chân miệng để tránh tạo môi trường lây nhiễm và bùng dịch. Cụ thể, tại các cơ sở điều trị cần tuân thủ những quy tắc sau:

  • Cán bộ y tế thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm như rửa tay với dung dịch sát khuẩn khi tiếp xúc với các nguồn lây của người bệnh.
  • Nhân viên y tế cần mang khẩu trang, sát khuẩn tay, rửa tay trước và sau khi hoàn thành chăm sóc bệnh nhân.
  • Nên khử khuẩn giường bệnh, buồng bệnh và khu vực bề mặt bằng Cloramin B 2%.
  • Cách ly bệnh nhân và dụng cụ của họ để tránh tạo nguồn lây cho bệnh lý. 

2. Các biện pháp dự phòng nguy cơ lây nhiễm bệnh

Bên cạnh việc thực hiện các cách phòng bệnh tay chân miệng thì ai cũng cần nâng cao ý thức phòng bệnh. Hãy ngăn chặn và khắc phục tối đa các nguyên nhân dẫn đến nhiễm bệnh lý này bằng những cách sau đây:

2.1 Tuyên truyền về tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ 

Thông qua các phương tiện đại chúng hay việc giảng dạy để tuyên truyền giao dịch cho mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ hiểu được tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh. Bởi lẽ nguyên nhân chính dẫn đến bệnh lý tay chân miệng chí là do cơ thể nhiễm virus thông qua các tiếp xúc gần với nguồn lây.

Nâng cao ý thức vệ sinh cho trẻ trong phòng bệnh tay chân miệng (Nguồn: Canva)

Nâng cao ý thức vệ sinh cho trẻ trong phòng bệnh tay chân miệng (Nguồn: Canva)

2.2 Vệ sinh phòng dịch

Đối với người khỏe mạnh, thực hiện vệ sinh kỹ cơ thể bằng cách đánh răng miệng mỗi ngày 2 lần, rửa tay trước và sau khi ăn và nấu ăn cần là thói quen của bạn. Sau mỗi lần đi vệ sinh, thay bỉm ra cho trẻ bạn cần vệ sinh sạch sẽ, để rác thải đúng nơi quy định. Đồng thời thực hiện ăn chín, uống sôi, hạn chế ăn các loại đồ sống.

Đối với trẻ mắc bệnh, không cho trẻ đến lớp đến khi các vết loét, phỏng nước lành đã khỏi và lành lại. Vì ngay cả khi trẻ đã khỏi bệnh thì vẫn có nguy cơ lây nhiễm, nên nếu trẻ từ 2 đang tuổi đi học bị mắc bệnh, nếu khỏi sau 7 ngày thì cần cho nghỉ học 10 ngày kể từ ngày khởi bệnh.

Trường hợp trẻ đến lớp xuất hiện các dấu hiệu bị tay chân miệng, phụ huynh cần phải thông báo cho nhà trường và cơ quan y tế để có các phương án vệ sinh, phòng chống dịch. Các dụng cụ học tập, đồ chơi mà trẻ nhiễm bệnh tiếp xúc cần vệ sinh bằng Chloramin B 2%..

3. Khi bị tay chân miệng cần phải làm gì?

Bệnh tay chân miệng có thể điều trị dễ dàng và khỏi nhanh chóng khi được phát hiện và xử lý kịp thời. Tuy nhiên, tình trạng lây nhiễm mới lại là vấn đề đáng lo ngại. Do đó để đảm bảo an toàn, ngoài thực hiện đúng các cách phòng bệnh tay chân miệng nêu trên, bạn cần chú xử lý theo đúng hướng dẫn sau khi phát hiện trẻ bị bệnh. 

Ngay sau khi phát hiện trẻ có những triệu chứng như sốt, phát ban, nổi phỏng nước tại chân, tay, miệng,.. phụ huynh cần cho trẻ đi thăm khám tại cơ sở y tế uy tín. Sau khi chẩn đoán và xác định đúng bệnh lý, tùy vào cấp độ bệnh mà sẽ có phương án điều trị tương ứng.

Đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám khi có các triệu chứng mắc bệnh (Nguồn: Canva)

Đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám khi có các triệu chứng mắc bệnh (Nguồn: Canva)

3.1 Độ 1

Điều trị ngoại trú và thực hiện theo dõi, tái khám mỗi ngày trong vòng 8 - 10 ngày. Trường hợp trẻ có những triệu chứng như sốt cao trên 39 độ, thở nhanh, khó thở, giật mình, tím tái, vã mồ hôi, tay chân lạnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất. 

3.2 Độ 2, độ 3, độ 4

Khi trẻ bị tay chân miệng từ độ 2 sẽ cần phải điều trị nội trú để được theo dõi liên tục. Lúc này, phụ huynh cần thực hiện theo đúng các chỉ định của bác sĩ, phối hợp chăm sóc cho trẻ để nâng cao thể trạng. 

Trong phòng bệnh tay chân miệng có hai yếu tố quan trọng nhất chính là cách ly và vệ sinh cắt nguồn lây. Thực hiện tốt hai yếu tố đó sẽ giúp ngăn chặn tình trạng lây lan bệnh dịch, đồng thời giúp người bệnh nhanh chóng khỏe mạnh hơn. Hy vọng bài viết hôm nay đã giúp bạn nắm rõ được các cách phòng bệnh tay chân miệng. Hãy truy cập vào website của Papaya để cập nhật thêm nhiều thông tin sức khỏe khác. 

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan