Quay lạiQuay lại

Cập nhật chế độ thai sản mới nhất năm 2023

17/0/2023

Share

Nội dung chính

1. Chế độ thai sản là gì?
2. Quy định hưởng chế độ thai sản mới nhất
2.1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản nữ
2.2. Thời gian hưởng chế độ thai sản
3. Cách tính chế độ thai sản
4. Thủ tục hưởng chế độ thai sản

Chế độ thai sản là một trong những quyền lợi về bảo hiểm mà người lao động được hưởng khi đóng bảo hiểm xã hội. Vậy chế độ thai sản là gì, quy định hưởng chế độ thai sản mới nhất 2023 như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về chế độ thai sản cho người lao động năm 2023

Tìm hiểu về chế độ thai sản cho người lao động năm 2023

1. Chế độ thai sản là gì?

Chế độ thai sản là các quyền lợi về thời gian nghỉ thai sản, mức hưởng thai sản mà người lao động được nhận khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Mục đích của chế độ này là để hỗ trợ phần nào về sức khoẻ và thu nhập cho lao động nữ khi mang thai và sinh con. Đồng thời, chế độ thai sản còn được áp dụng cho lao động nam khi vợ sinh con.

Người lao động để được nhận chế độ thai sản cần đáp ứng những điều kiện theo đúng quy định của Luật bảo hiểm. Vì vậy, ngoài chế độ thai sản là gì người lao động còn cần tìm hiểu thêm về quy định hưởng chế độ thai sản mới nhất để chủ động hơn trong vấn đề đòi hỏi quyền lợi cho bản thân.

Tìm hiểu chế độ thai sản là gì

Tìm hiểu chế độ thai sản là gì

2. Quy định hưởng chế độ thai sản mới nhất

Quy định hưởng chế độ thai sản mới nhất được cập nhật trong Luật BHXH 58/2014/QH13nghị định 115/2015/NĐ-CP thuộc Chính phủ. Cụ thể những điều khoản bạn cần quan tâm như sau:

2.1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản nữ

Người lao động cần đóng bảo hiểm xã hội đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước sinh hay nhận con nuôi để được hưởng chế độ bảo hiểm. Trong trường hợp người lao động đang mang thai cần nghỉ dưỡng thai cần có giấy chứng nhận của cơ sở khám bệnh có thẩm quyền và đóng đầy đủ BHXH từ 3 tháng trở lên.

Trong trường hợp người lao động đã đáp ứng điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội, những trường hợp sau sẽ được hưởng chế độ thai sản:

  • Lao động nữ đang mang thai.
  • Lao động nữ đang sinh con.
  • Lao động nữ nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi.
  • Lao động nữ đang đặt vòng tránh thai và các biện pháp triệt sản.
  • Lao động nữ đang mang thai hộ hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ.
  • Lao động nam có vợ sinh con.

2.2. Thời gian hưởng chế độ thai sản

Căn cứ theo các điều 33, 34, 35, 36 của Luật BHXH số 58/2014/QH13, thời gian hưởng chế độ thai sản được quy định như sau:

  • Lao động nữ được nghỉ việc khám thai 5 lần trong thai kỳ và mỗi lần được nghỉ một ngày. Trường hợp người lao động ở xa cơ sở khám bệnh hoặc thai yếu, người mang thai có bệnh lý sẽ được nghỉ hai ngày khi đi khám thai.
  • Thời gian nghỉ việc được quy định theo ngày làm việc, không tính ngày nghỉ cuối tuần và ngày lễ Tết.
  • Thời gian nghỉ hưởng chế độ khi sẩy thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý được tính theo tuần thai: 10 ngày với thai dưới 5 tuần tuổi, 20 ngày với thai 5 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi, 40 ngày với thai 13 tuần đến 25 tuần tuổi, 50 ngày với thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
  • Thời gian hưởng chế độ trước và sau khi sinh của lao động nữ là 6 tháng, sinh nhiều con trong một lần được nghỉ thêm 1 tháng tương ứng với mỗi con.
  • Lao động thực hiện biện pháp tránh thai được nghỉ 7 ngày khi đặt vòng tránh thai, 15 ngày với các biện pháp triệt sản khác.
  • Lao động nam được nghỉ 5 ngày làm việc với sinh thường, 7 ngày với sinh mổ và sinh non, sinh đôi nghỉ 10 ngày.
  • Người lao động nhận con nuôi được hưởng chế độ nghỉ việc cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi.

3. Cách tính chế độ thai sản

Cách tính chế độ thai sản mới nhất được áp dụng theo công thức sau:

Mức hưởng chế độ thai sản = Mức bình quân tiền lương 6 tháng liền kề trước nghỉ x Số tháng nghỉ việc thai sản.

Căn cứ Điều 38 của Luật BHXH 2014, lao động nữ sinh con sẽ được nhận trợ cấp một lần và mỗi con sẽ nhận được mức tiền bằng 2 lần lương cơ sở ở thời điểm sinh con. Ngoài ra, theo điều 41 của bộ luật này, lao động nữ sau khi hưởng chế độ thai sản trong 30 ngày làm việc sau sinh sức khoẻ chưa hồi phục hoàn toàn sẽ được nghỉ dưỡng sức 5 – 10 ngày với mức lương mỗi ngày bằng 30% lương cơ sở.

Ví dụ: Chị Lan có mức bình quân tiền lương đóng BHXH là 5 triệu đồng. Chị sinh con vào tháng 1/2022 và được nghỉ 6 tháng. Số tiền thai sản chị được nhận trong 6 tháng là 30 triệu đồng. Đến tháng 7/2022, chị đi làm lại theo đúng quy định nhưng sức khoẻ còn yếu và có chỉ định của bác sĩ cần nghỉ thêm 5 ngày. Chị được hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi trong 5 ngày và mức hưởng mỗi ngày bằng 30% là 447.000 đồng.

Cập nhật cách tính bảo hiểm chế độ thai sản

Cập nhật cách tính bảo hiểm chế độ thai sản

4. Thủ tục hưởng chế độ thai sản

Thủ tục hưởng chế độ thai sản cần theo quy trình sau:

  • Bước 1: Nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản trong vòng 45 ngày kể từ thời điểm người lao động quay lại làm việc. Trường hợp người lao động đã nghỉ việc trước sinh cần nộp hồ sơ và sổ BHXH cho bên cơ quan BHXH.
  • Bước 2: Người lao động chờ xét duyệt trong vòng 10 ngày theo đúng quy định tại điều 102 của Luật BHXH 2014. Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ, bên cơ quan BHXH có nghĩa vụ phải trả lời người lao động kèm lý do từ chối bằng văn bản.
  • Bước 3: Nhận chi trả tiền bảo hiểm từ cơ quan BHXH trong tối đa 20 ngày kể từ thời điểm nộp hồ sơ.

Bài viết trên là những chia sẻ về chế độ thai sản. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích giúp người lao động hiểu hơn về quyền lợi thai sản của bản thân.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan