Quay lạiQuay lại

03 bước lên kế hoạch chi tiêu hợp lý cho người mới bắt đầu

29/2/2023

Share

Nội dung chính

I. Lập kế hoạch chi tiêu hợp lý cho người mới bắt đầu
II. Những sai lầm chi tiêu mà bạn thường hay mắc phải
1. Không lập trước danh sách trước khi mua sắm
2. Dễ bị cuốn theo các chương trình khuyến mại
3. Dễ dàng chi tiêu mua sắm bằng thẻ tín dụng
4. Chi tiêu hợp lý nghĩa là tiết kiệm càng nhiều càng tốt
Tạm kết

Quản lý chi tiêu sao cho hợp lý hẳn là vấn đề rối não với nhiều người. Nếu biết cách chi tiêu hợp lý, tiền bạc sẽ không phải là điều sẽ khiến bạn trở nên quá lo lắng. Theo dõi bài viết dưới đây cùng Papaya để biết cách quản lý tiền bạc tốt hơn bằng 03 bước đơn giản, dễ dàng thực hiện nhé!

Hướng dẫn chi tiết các bước quản lý chi tiêu hợp lý cho người mới bắt đầu!

Hướng dẫn chi tiết các bước quản lý chi tiêu hợp lý cho người mới bắt đầu!

I. Lập kế hoạch chi tiêu hợp lý cho người mới bắt đầu

Bất kể thu nhập của bạn cao hay thấp, nếu muốn quản lý chi tiêu hiệu quả bạn không thể bỏ qua bước lập ngân sách. Lập ngân sách là cách bạn lên kế hoạch trước cho những khoản chi tiêu trong tương lai với một mức cố định.

Việc lên kế hoạch chi tiêu sẽ giúp bạn tránh tình trạng vung tay quá trán, chi tiêu vượt mức số tiền đang có dẫn đến tình trạng phải vay mượn cho những khoản chi tiêu dùng.

Để lên kế hoạch ngân sách chi tiêu cho cá nhân và gia đình một cách hiệu quả, bạn có thể thực hiện theo các bước như sau:

  • Bước 1: Bắt đầu ghi chép lại các khoản chi hằng ngày của bạn trong vòng 1 tháng để nắm rõ thói quen chi tiêu của mình. Nên nhớ bạn ghi chép càng cẩn thận, chi tiết càng giúp bản thân dễ dàng biết được một cách chính xác mình đã tiêu bao nhiêu cho khoản nào. Từ đó biết được tổng số tiền mình đã chi trong một tháng và số dư còn lại cho tháng sau. 
  • Bước 2: Dựa trên bản ghi chi tiết ở bước 1, bạn cần phân loại các khoản chi theo các nhóm. Cụ thể, những khoản chi cố định không thể thiếu như tiền ăn, tiền trọ, tiền điện nước, xăng xe, nhu yếu phẩm…; khoản chi cho con cái; khoản xã giao; từ thiện; mua sắm quần áo; tiết kiệm… và 1 cột ghi rõ những khoản chi vô ích! Đây là những khoản chi không cần thiết hoặc chưa cần thiết vào hiện tại, như mua đồ giá rẻ nhưng bạn chưa bao giờ xài đến, tích trữ đồ ăn vặt lâu ngày dẫn đến quá hạn sử dụng…
  • Bước 3: Sau khi hoàn thành 2 bước trên, bạn nên sắp xếp các mục theo thứ tự từ cao xuống thấp theo tỷ lệ phần trăm chi tiêu. Sau đó, đối chiếu với thói quen chi tiêu xem xét rằng bạn đang phân bổ quá nhiều hoặc quá ít cho một khoản hay không. Để tiện trong việc theo dõi, bạn có thể lập bảng tính trên Excel hoặc Google Sheet gồm các cột với nội dung như sau:

+ Khoản chi tiêu (Danh sách những khoản chi tiêu đã chia ở bước 2)

+ Dự tính (phân bổ lại số tiền chi tiêu vào đầu tháng cho mỗi mục, loại bỏ dần những khoản chi vô ích)

+ Thực tế (bạn sẽ ghi lại số tiền thực sự tiêu xài cho từng khoản vào cuối tháng)

Có thể trong một vài tháng đầu, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc lập kế hoạch chi tiêu như thế này. Tuy nhiên, khi đã quen, bạn sẽ nhận được “trái ngọt” sau một thời gian nỗ lực thực hiện thể hiện bằng số tiền tiết kiệm nhiều hơn và đều đặn hơn mỗi tháng.

II. Những sai lầm chi tiêu mà bạn thường hay mắc phải

1. Không lập trước danh sách trước khi mua sắm

Lập kế hoạch khi mua sắm là bước đầu giúp bạn chi tiêu hợp lý hơn.

Lập kế hoạch khi mua sắm là bước đầu giúp bạn chi tiêu hợp lý hơn.

Nếu trước khi đi chợ hay siêu thị mà bạn không lập cho mình một danh sách những món cần mua thì sẽ dễ dẫn đến việc lãng phí thời gian trước mỗi gian hàng và mua những món đồ không cần thiết.

Ngoài ra, khi lập danh sách những món cần mua bạn có thể dự tính được số tiền cần mang theo để mua sắm, điều chỉnh cho phù hợp với tỷ lệ dự kiến trong bước lập kế hoạch.

Từ đó, bạn không những hạn chế được tình trạng vung tay quá trán mà không phải sa đà vào những món đồ không cần thiết, lãng phí tiền bạc.

2. Dễ bị cuốn theo các chương trình khuyến mại

Giảm giá sốc, quà tặng đi kèm, chương trình mua 1 tặng 1… có sức hấp dẫn đặc biệt đối với người tiêu dùng. Tuy nhiên, trước khi bỏ tiền mua sắm một món đồ bạn cần nghĩ xem Món đồ đó có công dụng gì? Nó có phù hợp với mình hay không? Nếu bạn có thể đưa ra câu trả lời hợp lý cho chính mình, hãy ra quyết định mua.

Nên nhớ rằng, dù cho món đồ có rẻ nhưng nếu nó không sử dụng được thì nó cũng đều là sự lãng phí.

Do đó, đừng nên để chương trình khuyến mại vét sạch ví tiền của bạn, đừng quên giữ sự tỉnh táo trước những cơn bão mua sắm nhé!

3. Dễ dàng chi tiêu mua sắm bằng thẻ tín dụng

Theo các chuyên gia tài chính, việc chi tiêu mua sắm bằng thẻ tín dụng khiến bạn tiêu nhiều hơn 12% so với chi tiêu bằng tiền mặt. Bởi khi không cảm nhận được số tiền của mình bị vơi bớt như thế nào, bạn sẽ ít cảm thất mất mát hơn.

Bên cạnh đó, khi sử dụng thẻ tín dụng bạn sẽ phải chi một khoản phí nhỏ để chi trả phí quản lý, lãi suất đi kèm. Do vậy để bạn chế bản thân chi tiêu và tránh mất phí không cần thiết, bạn nên cân nhắc sử dụng thẻ tín dụng khi thực sự cần thiết nhé!

4. Chi tiêu hợp lý nghĩa là tiết kiệm càng nhiều càng tốt

Chi tiêu hợp lý không đồng nghĩa với “thắt lưng buộc bụng”!

Chi tiêu hợp lý không đồng nghĩa với “thắt lưng buộc bụng”!

Việc thiết lập ngân sách vào đầu tháng không chỉ hữu ích cho việc quản lý chi tiêu mà còn giúp tạo ra một khoản tiết kiệm cho bản thân. Tuy nhiên, khi mới bắt đầu bạn thường đặt ra các mục tiêu tiết kiêm quá cao. Nhìn bản kế hoạch “thắt lưng buộc bụng” có vẻ rất tốt, hiệu quả cao nhưng thường không khả thi hoặc phi thực tế.

Kế hoạch chi tiêu hợp lý cũng không có nghĩa bạn phải cắt giảm hết các hoạt động vui chơi, ngồi nhàm chán ở nhà. Thi thoảng, bạn cũng nên tự thưởng cho bản thân bằng kế hoạch du lịch, xem phim, đi chơi với bạn bè… để thư giãn, thỏa mái. Nhưng đừng nhiều quá nhé!

Tạm kết

Với những thông tin chia sẻ trên đây từ Papaya, hy vọng bạn đọc đã có trong tay những “bí quyết” giúp tài chính bản thân trở nên dư dả hơn. Hành động lập kế hoạch cho việc chi tiêu hợp lý là bước đầu giúp bạn tiết kiệm được nhiều tiền hơn trong tương lai. Nhưng bạn đọc cũng nên lưu ý một số thói quen sai lầm nhiều người thường mắc phải khi mới bắt đầu nhé!

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan