Quay lạiQuay lại

Hiểu đúng bệnh viêm phế quản cấp - Dấu hiệu, cách phòng bệnh

29/0/2023

Share

Nội dung chính

1. Viêm phế quản cấp là gì?
2. Dấu hiệu viêm phế quản cấp
3. Nguyên nhân bị viêm phế quản cấp
4. Cách phòng bệnh viêm phế quản cấp
5. Cách điều trị đúng khi bị viêm phế quản cấp
6. Giải đáp thắc mắc về viêm phế quản cấp
6.1 Viêm phế quản cấp có nguy hiểm không?
6.2 Trẻ bị viêm phế quản có nên nằm điều hòa?
6.3 Khi nào cần dùng kháng sinh khi bị viêm phế quản?

Viêm phế quản cấp thường xảy ra khi đường hô hấp trên bị nhiễm trùng. Nguyên nhân trực tiếp là do cơ cơ thể bị nhiễm vi rút hoặc vi khuẩn với một số triệu chứng thường gặp nhất là ho, sốt, đau họng,... Tuy nhiên, để đưa ra các phương án điều trị thích hợp, cần phải dựa trên các dấu hiệu phát hiện lâm sàng. 

Mùa xuân, mùa đông là thời điểm bùng phát của các bệnh lý về đường hô hấp. Vậy nên, bạn hãy trang bị cho mình những kiến thức chính xác để biết cách xử lý đúng khi mắc phải những bệnh lý này. Cụ thể, bài viết dưới đây, Papaya sẽ tổng hợp các thông tin chi tiết về các dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị của bệnh viêm phế quản cấp

1. Viêm phế quản cấp là gì?

Phế quản là đường ống dẫn không khí đến phổi, là một hệ thống có hình dáng giống như một cành cây với nhiều cành nhiều lánh lớn nhỏ. Trong đó, hai nhánh lớn nhất chính là phế quản gốc trái và phế quản gốc phải. Tình trạng viêm phế quản sẽ xảy ra khi các phế quản này bị viêm nhiễm, dẫn đến tổn thương các lớp tế bào phủ mặt trong lòng ống phế quản. 

Như vậy, hiểu đơn giản hơn thì viêm phế quản là bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp trên. Đây là bệnh lý dễ gặp trong cuộc sống và xảy ra nhiều nhất vào mùa lạnh, những dịp thời tiết thay đổi liên tục.

Viêm phổi cấp là tình trạng viêm đường hô hấp trên (Nguồn: Canva)

Viêm phổi cấp là tình trạng viêm đường hô hấp trên (Nguồn: Canva)

Not Supported Content

Not Supported Content

Not Supported Content

2. Dấu hiệu viêm phế quản cấp

Để đưa ra các phương án điều trị đúng, các bác sĩ sẽ dựa vào những triệu chứng lâm sàng khi thăm khám. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể sẽ chỉ định bệnh nhân làm một số xét nghiệm để chẩn đoán chính xác hơn.

Theo đó, các triệu chứng của bệnh viêm phế quản rất dễ nhận biết. Ở giai đoạn đầu của bệnh sẽ có những dấu hiệu sau:

  • Ho: Đây là một triệu chứng không đặc hiệu bởi đây là tình trạng xảy ra khi đường hô hấp trên bị viêm (từ mũi họng xuống phổi). Từ kinh nghiệm lâm sàng, các bác sĩ có thể nghe tiếng ho để phán đoán được người bệnh đang bị viêm ở phần nào trong đường hô hấp. Với tiếng ho của người bị viêm phế quản cấp, thường sẽ ho khan hoặc ho có đờm, ho từng tiếng, ho kéo dài hoặc ho liên tục.
  • Khò khè: Những tiếng khò khè phát ra do không khí qua lại trong lòng phế quản bị thu hẹp bởi sự phù nề của thành phế quản, đờm trong lòng phế quản, co thắt cơ trên phế quản. Tiếng khò khè này phát ra ngay gần mũi miệng và không đáp ứng kèm thuốc khí dung. 
  • Sốt: Viêm phế quản có thể kèm sốt hoặc không, tình trạng sốt cao, sốt nhẹ, sốt theo cơn hay sốt liên tục .
  • Đau họng: Tại khu vực cổ họng có tình trạng ngứa rát, sưng nhỏ hoặc to, đau khi nuốt.
  • Tiết đờm: Đờm có thể xuất hiện trong họng, mũi với màu trắng, xanh hoặc vàng. 

Ngoài các triệu chứng trên, bệnh nhân còn có thể gặp phải tình trạng khó thở, thở nhanh, sổ mũi, nghẹt mũi, rale ẩm. Những dấu hiệu nhiễm trùng đường hô hấp trên thường diễn ra trên 5 ngày và thuyên giảm khi có hướng điều trị đúng và kịp thời. Tuy nhiên, trong quá trình thuyên giảm, ho sẽ là triệu chứng cuối cùng giảm bớt và có thể kéo dài từ 2 - 3 tuần hoặc lâu hơn. 

5 triệu chứng viêm phế quản cấp tính (Nguồn: Canva)

5 triệu chứng viêm phế quản cấp tính (Nguồn: Canva)

3. Nguyên nhân bị viêm phế quản cấp

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh lý viêm phế quản là do virus hoặc vi khuẩn. Các nguyên nhân gián tiếp khác có thể là tác nhân khiến cơ thể có nguy cơ mắc bệnh cao hơn như yếu tố thời tiết, hóa chất, khói thuốc hay bệnh lý trào ngược dạ dày. Trong đó, nhóm các virus và vi khuẩn dẫn đến viêm nhiễm đường hô hấp trên gồm có như sau:

  • Virus: Rhinovirus, virus cúm A hoặc cúm B, parainfluenza, virus hợp bào hô hấp, metapneumovirus ở người hoặc coronavirus.
  • Vi khuẩn: Chlamydia pneumoniae, Mycoplasma pneumoniae, Bordetella pertussis.
Viêm phế quản cấp do virus (Nguồn: Canva)

Viêm phế quản cấp do virus (Nguồn: Canva)

4. Cách phòng bệnh viêm phế quản cấp

Giống như các bệnh lý viêm đường hô hấp trên khác, viêm phế quản lây lan qua đường hô hấp qua giọt dịch tiết như nước mũi, đờm, nước miếng,... Khi các dịch tiết của người bệnh thải ra và người khác chạm hay hít phải rồi đưa vào miệng, mũi thì sẽ có khả năng bị lây nhiễm. Vậy nên để phòng bệnh hiệu quả, bạn cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Cần cách ly người bệnh, tránh tiếp xúc gần với những người đáng xuất hiện những biểu hiện viêm phế quản cấp. 
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.
  • Vệ sinh các bề mặt vi khuẩn dễ dính vào như mặt bàn ghế, đồ chơi, sàn nhà, quần áo,...
  • Người bị bệnh cần huấn luyện ho, ho vào khăn tay hoặc che miệng bằng khăn khi ho.
  • Mùa xuân và mùa đông là mùa cao điểm của bệnh này nên bạn cần giữ ấm cơ thể, uống nhiều nước ấm vào thời điểm này.
  • Bổ sung các loại vi chất để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Tăng cường dinh dưỡng và tiêm phòng vaccin phòng bệnh.

5. Cách điều trị đúng khi bị viêm phế quản cấp

Có đến 90% người bị viêm phế quản là nguyên nhân từ virus, do đó không cần phải điều trị kháng sinh. Trường hợp viêm phế quản đơn thuần ở người lớn có thể để tự khỏi không cần điều trị. 

Đối với những triệu chứng xuất hiện khi bị viêm phế quản cấp, bệnh nhân cần nghỉ ngơi, đảm bảo đủ dinh dưỡng, điện giải cho cơ thể. Ngoài ra, có thể tự điều trị tại nhà theo các hướng sau đây:

  • Sốt: Sử dụng acetaminophen (paracetamol) hoặc ibuprofen để hạ sốt. Đối với ibuprofen chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ. Chỉ dùng thuốc hạ sốt khi bệnh nhân sốt từ 38,5 độ trở lên. Những ai bị bệnh lý thần kinh, tim phổi,... cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Tuyệt đối không hạ sốt cho trẻ bị viêm phế quản, người bị loét dạ dày, người bị hen bằng aspirin. 
  • Ho: Thực tế đây là phản xạ giúp tống đờm ra khỏi cổ nên sẽ rất có lợi cho những ai bị đờm. Tuy nhiên, ho nhiều có thể dẫn đến nôn ói, mất ngủ, nên người bệnh cần bù nhiều nước, vỗ rung, khạc đờm để lưu thông đường thở. Có thể dùng thêm các thuốc hỗ trợ long đờm. Đối với trẻ em, nên dùng các thuốc ho có nguồn gốc thảo dược.
  • Thuốc loãng đờm: Thường không khuyến cáo, tuy nhiên nếu có nhiều đờm, đờm nhầy, đặc khó khắc thì ngoài uống nhiều nước, vật lý trị liệu thì bác sĩ có thể chỉ định thêm N-Acetylcystein, Bromhexin, Eprazinon,...
  • Khò khè: Nếu nghe phổi có ran rít, ran ngáy có thể sử dụng thuốc giãn phế quản.

6. Giải đáp thắc mắc về viêm phế quản cấp

6.1 Viêm phế quản cấp có nguy hiểm không?

Bệnh lý viêm phế quản cấp gặp ở mọi độ tuổi và dường như ai cũng có thể bị một vài lần trong đời. Bệnh tuy có thể tự khỏi không cần nhập viện và không để lại di chứng gì. Tuy nhiên, một số người bệnh dễ bị bội nhiễm, khiến bệnh kéo dài và dẫn đến viêm phế quản mãn tính hay một số biến chứng như: suy hô hấp, viêm phổi,... 

Vậy nên, khi nhận thấy cơ thể có các dấu hiệu mắc bệnh viêm phế quản cấp, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ. Việc thăm khám kịp thời sẽ giúp bạn có những phương án điều trị phù hợp, ngăn chặn các diễn biến phức tạp của bệnh lý. 

6.2 Trẻ bị viêm phế quản có nên nằm điều hòa?

Trẻ em là đối tượng dễ bị viêm phế quản, ngay cả trong những thời điểm mùa hè nóng. Điều này khiến nhiều phụ huynh thắc mắc không biết có thể sử dụng điều hòa khi trẻ bị viêm phế quản hay không? 

Thực tế, điều hòa là giải pháp làm mát hiệu quả, giúp thanh lọc không khí, loại bỏ các bụi bẩn và giúp không gian trong nhà thoáng mát hơn. Tuy nhiên, viêm phế quản phổi ở trẻ em là lúc đường hô hấp trên đang cực kỳ nhạy cảm, thì việc dùng điều hòa cần hết sức cẩn thận. Theo đó, sử dụng điều hòa ở thời điểm này cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

  • Điều chỉnh nhiệt độ điều ở ở mức ổn định, không để quá lạnh, nhiệt độ lý tưởng là từ 26 - 28 độ C. 
  • Sử dụng một chậu nước hoặc máy phun sương trong phòng để cung cấp đủ độ ẩm, tránh tình trạng khô mũi họng, khô da ở trẻ.
  • Tránh để trẻ thẳng luồng gió điều hòa.
  • Chú ý khi trẻ hay bị đổ mồ hôi trộm nên mặc quần áo thông thoáng và lau người bằng khăn khô. 

6.3 Khi nào cần dùng kháng sinh khi bị viêm phế quản?

Viêm phế quản không khuyến cáo dùng kháng sinh, tuy nhiên nếu cần thiết bác sĩ sẽ xem xét chỉ định trong từng trường hợp cụ thể. Theo đó, các trường hợp cần dùng kháng sinh là khi dấu hiệu lâm sàng không cải thiện hoặc cải thiện chậm sau khi chăm sóc, hay ho khạc ra đờm vàng, xanh, đục. Trường hợp những bệnh nhân lớn tuổi hay bệnh nhân có đi kèm theo các bệnh lý nền liên quan đến tim, phổi, thận, gan, thần kinh, suy giảm miễn dịch. 

Như vậy, viêm phế quản cấp là bệnh lý viêm đường hô hấp trên, có thể dễ dàng điều trị. Tuy nhiên bệnh lý rất dễ mắc phải có thể lây nhiễm qua giọt dịch tiết nên cần phòng tránh cẩn thận. Hy vọng với những thông tin trên đây, Papaya đã giúp bạn hiểu rõ về bệnh lý viêm phế quản cấp, bạn hãy theo dõi thêm các thông tin sức khỏe khác tại website để cập nhật nhiều kiến thức hữu ích. 

Quay lạiQuay lại
Share