Quay lạiQuay lại

Lưu ý khi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ mẹ bầu cần biết

30/11/2022

Share

Nội dung chính

1. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có quan trọng không?
2. Phương pháp xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
Xét nghiệm 2 bước
Xét nghiệm một bước
3. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bao nhiêu tiền?
Dịch vụ y tế
Gói xét nghiệm
4. Một vài lưu ý khi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ mẹ bầu cần biết
Kết luận

Xét nghiệm đường huyết khi mang thai là phương pháp không thể thiếu giúp đánh giá tình hình đường huyết và ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra cho cả mẹ bầu và thai nhi. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ cho mẹ những thông tin cần lưu ý khi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ.

1. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có quan trọng không?

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ giúp mẹ bầu và cả em bé tránh được những biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ giúp mẹ bầu và cả em bé tránh được những biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có quan trọng không? Các chuyên gia khuyến cáo, tất cả phụ nữ mang thai nên kiểm tra bệnh tiểu đường thai kỳ. Xác định và điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ có thể làm giảm nguy cơ gặp các các biến chứng thai kỳ nguy hiểm như:

  • Sinh con quá to (nặng hơn 4,1 kg): Thai nhi lớn làm tăng nguy cơ chấn thương cho mẹ hoặc em bé trong khi sinh và tăng khả năng phải mổ lấy thai. Trẻ sơ sinh nặng cân được sinh ra từ mẹ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và béo phì trong tương lai.
  • Thai chết lưu (em bé chết trước khi chào đời): Đây là một biến chứng hiếm gặp ở phụ nữ đái tháo đường thai kỳ nếu mẹ kiểm soát tốt chỉ số đường huyết và được theo dõi sức khoẻ cẩn thận trong suốt thai kỳ.
  • Hạ đường huyết sơ sinh (lượng đường trong máu thấp ở thời kỳ sơ sinh).
  • Tiền sản giật.

Vậy mẹ nên thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần bao nhiêu? Xét nghiệm bệnh tiểu đường thai kỳ thường được thực hiện từ tuần 24 đến 28 của thai kỳ. Tuy nhiên, xét nghiệm có thể được thực hiện ngay trong lần khám thai đầu tiên nếu thai phụ có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, chẳng hạn như:

  • Có tiền sử tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai trước
  • Béo phì
  • Gia đình có tiền sử mắc bệnh tiểu đường
  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

2. Phương pháp xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ dựa trên xét nghiệm dung nạp glucose đường uống và được khuyến nghị thực hiện vào tuần 24-28 của thai kỳ.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ dựa trên xét nghiệm dung nạp glucose đường uống và được khuyến nghị thực hiện vào tuần 24-28 của thai kỳ.

Xét nghiệm 2 bước

Vào ngày xét nghiệm sàng lọc, mẹ sẽ được cung cấp và uống 50 gam dung dịch glucose. Một giờ sau, mẹ sẽ được xét nghiệm máu để đo lượng đường trong máu. Nếu lượng đường trong máu ở mức bình thường, mẹ không cần thực hiện thêm xét nghiệm nào khác. Ngược lại, nếu lượng đường trong máu cao từ 130 đến 140 mg/dL (7,2 đến 7,7 mmol/L) hoặc rất cao (≥200 mg/dL [11,1 mmol/L]), thì rất có khả năng mẹ đã bị tiểu đường thai kỳ.

Nếu kết quả xét nghiệm sàng lọc lượng đường trong máu cao nhưng không cao lắm, mẹ bầu cần phải một xét nghiệm khác để biết chắc chắn liệu mình có bị tiểu đường thai kỳ hay không. Xét nghiệm này được gọi là xét nghiệm dung nạp glucose đường uống. Xét nghiệm được thực hiện bằng cách đo lượng đường trong máu của thai phụ trước khi ăn hoặc uống bất cứ thứ gì vào buổi sáng (lúc đói). Đau đó đo lại chỉ số đường huyết trong máu tại thời điểm: một, hai và ba giờ sau khi thai phụ uống dung dịch chứa 100 gam đường (gấp đôi lượng đường trong máu).

Bệnh tiểu đường thai kỳ được chẩn đoán nếu thai phụ có hai hoặc nhiều giá trị đường huyết cao hơn mức cho phép. Bác sĩ vẫn có thể đề nghị điều trị nếu chỉ có một trong ba chỉ số cao hơn mức bình thường, đặc biệt nếu thai có các dấu hiệu khác của bệnh tiểu đường thai kỳ (thai nhi lớn hoặc có hiện tượng tích tụ dư thừa nước ối).

Xét nghiệm một bước

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có cần nhịn ăn? Câu trả lời là có. Mẹ bầu nên nhịn ăn hoặc uống (trừ nước lọc) từ ít nhất là 8h đồng hồ trước khi lấy máu để kết quả xét nghiệm được chính xác nhất. Bác sĩ sẽ đo lượng đường trong máu lúc đói, sau đó sẽ đo lại một hoặc hai giờ sau khi thai phụ uống dung dịch có chứa 75 gam đường. Bệnh tiểu đường thai kỳ được chẩn đoán nếu thai phụ có một hoặc nhiều chỉ số đường huyết cao hơn mức cho phép.

3. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bao nhiêu tiền?

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bao nhiêu tiền phụ thuộc vào cơ sở y tế mà mẹ bầu chọn thực hiện xét nghiệm.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bao nhiêu tiền phụ thuộc vào cơ sở y tế mà mẹ bầu chọn thực hiện xét nghiệm.

Phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ phụ thuộc vào cơ sở sản phụ khoa và phương pháp thực hiện tại cơ sở đó. Thông thường, xét nghiệm dung nạp glucose có giá từ 200.000 - 300.000 đồng.

Giá xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bao nhiêu tiền phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

Dịch vụ y tế

Tại cơ sở y tế lớn, trang thiết bị hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế, phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ thường cao hơn. Do chất lượng, dịch vụ xét nghiệm tại các cơ sở này thường cao cấp hơn, đảm bảo kết quả chính xác và phân tích rủi ro cẩn thận hơn.

Gói xét nghiệm

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ thường được thực hiện khi khám thai định kỳ, nếu thai phụ đăng ký gói thì giá sẽ rẻ hơn so với xét nghiệm độc lập.

Phụ nữ mang thai nên khám và xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ tại cơ sở y tế uy tín. Điều này giúp phát hiện những bất thường và điều trị ngay từ giai đoạn đầu, đảm bảo an toàn tối đa cho sức khỏe của mẹ và bé.

4. Một vài lưu ý khi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ mẹ bầu cần biết

Lưu ý khi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là mẹ nên nhịn đói từ 8 - 10 tiếng trước khi lấy máu để kết quả xét nghiệm được chính xác.

Lưu ý khi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là mẹ nên nhịn đói từ 8 - 10 tiếng trước khi lấy máu để kết quả xét nghiệm được chính xác.

Mẹ bầu nên lưu ý khi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ những điều sau để đảm bảo kết quả xét nghiệm được chính xác:

  • Hầu hết phụ nữ mang thai không gặp vấn đề gì sau khi uống dung dịch glucose để làm xét nghiệm dung nạp glucose. Nhưng trong một số trường hợp, thai phụ có thể cảm thấy buồn nôn, đổ mồ hôi hoặc chóng mặt sau khi uống. Tuy nhiên, các tác dụng phụ nghiêm trọng từ việc sử dụng glucose là cực kỳ thấp.
  • Quy trình lấy máu rất đơn giản, khi lấy máu thai phụ có thể sẽ thấy hơi nhói nhưng cảm giác đó sẽ qua nhanh.
  • Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ không gây hại cho mẹ và bé, vì vậy thai phụ nên thực hiện xét nghiệm này theo khuyến cáo của bác sĩ.
  • Nhịn ăn ít nhất 8 tiếng trước khi xét nghiệm, thực hiện vào buổi sáng khi chưa ăn.
  • Nên có người thân đi cùng trong quá trình kiểm tra, vì nhịn ăn quá lâu có thể gây chóng mặt, mệt mỏi và lạnh tứ chi do lượng đường trong máu thấp.
  • Phụ nữ mang thai phải tuân thủ nghiêm ngặt mọi chỉ dẫn của bác sĩ, từ việc tập luyện cho đến chế độ ăn uống.
  • Ngoài ra, thai phụ nên hạn chế các chất kích thích như cà phê, trà,...trước khi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ để có kết quả xét nghiệm chính xác nhất.

Kết luận

Trên đây là tất cả những lưu ý khi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ mẹ bầu cần biết. Để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu nên thường xuyên thăm khám và thực hiện các xét nghiệm tiểu đường thai kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Từ đó có thể phát hiện và chữa trị kịp thời nếu chẳng may mắc phải. Nhờ đó, sức khỏe của mẹ và thai nhi đều được đảm bảo.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan