Quay lạiQuay lại

Mang bầu dạ trên là gì? Có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

6/11/2022

Share

Nội dung chính

1. Mang bầu dạ trên, dạ dưới là gì?
2. Mang bầu dạ trên có ảnh hưởng gì đến sức khỏe thai nhi không?
3. Những câu hỏi thường gặp khi mang bầu dạ trên
3.1 Mang bầu dạ trên sinh con trai hay con gái?
3.2 Mẹ mang bầu dạ trên sẽ khó sinh hơn?
3.3 Mang bầu dạ trên khiến người mẹ bị khó thở nhiều hơn?
3.4 Mang bầu dạ trên cần lưu ý điều gì để có thai kỳ khỏe mạnh?

Nhiều chị em phụ nữ khi mang bầu dạ trên thường băn khoăn không biết tình trạng này có ảnh hưởng gì đến sức khỏe thai nhi, cũng như quá trình sinh nở hay không. Hãy cùng theo dõi những thông tin bổ ích trong bài viết dưới đây để có được câu trả lời các bạn nhé!

Mang bầu dạ trên là gì?

Mang bầu dạ trên là gì?

1. Mang bầu dạ trên, dạ dưới là gì?

Khái niệm “dạ trên”, “dạ dưới” thực chất được dùng để chỉ vị trí của thai nhi ở trong bụng người mẹ. Mang bầu dạ trên hay chửa dạ trên là hiện tượng bụng bầu của người mẹ nằm cao hơn (gần với cơ hoành hơn) so với các thai phụ khác. Ngược lại, mang bầu dạ dưới hay chửa dạ dưới có nghĩa là bụng bầu nằm chèn ngang và có phần tụt xuống bụng dưới nhiều hơn.

Hiện tượng này được lý giải là do vị trí làm tổ của thai nhi trong tử cung của các bà mẹ là khác nhau, do đó hình dáng bụng bầu cao hay thấp sẽ được quyết định bởi yếu tố này.

Có thể bạn quan tâm: Độ dày niêm mạc tử cung bao nhiêu dễ thụ thai

2. Mang bầu dạ trên có ảnh hưởng gì đến sức khỏe thai nhi không?

Nhiều bà mẹ thường lo lắng không biết mang bầu dạ trên có ảnh hưởng gì đến thai nhi hay không. Theo ý kiến của các chuyên gia, mang bầu dạ trên hay dạ dưới thực chất chỉ phản ánh vị trí tương quan của thai nhi so với cơ bụng người mẹ. Điều này hoàn toàn không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe cũng như sự phát triển của bé.

Theo kinh nghiệm thực tế cho thấy, các bà mẹ mang bầu dạ trên thường dễ di chuyển, vận động nhẹ nhàng, linh hoạt hơn so với mang bầu dạ dưới, đặc biệt là ở các bà mẹ có vóc dáng nhỏ bé. Ngược lại, chửa dạ dưới sẽ gây cảm giác nặng nề, ì ạch hơn, nhất là ở những tháng cuối thai kỳ khi kích thước vòng bụng lớn.

Mang bầu dạ trên có nguy hiểm không?

Mang bầu dạ trên có nguy hiểm không?

3. Những câu hỏi thường gặp khi mang bầu dạ trên

3.1 Mang bầu dạ trên sinh con trai hay con gái?

Nhiều bà mẹ thường dựa theo kinh nghiệm dân gian, nhìn hình dáng bụng bầu để đoán giới tính của em bé. Một số người cho rằng, mang bầu dạ trên thường sinh con gái, ngược lại mang bầu dạ dưới sẽ sinh con trai.

Tuy nhiên, khoa học hiện đại đã chứng minh điều này là không đúng. Hình dáng bụng bầu thực chất chỉ phụ thuộc vào vị trí mà thai làm tổ, điều này không hề liên quan đến giới tính của thai nhi. 

Phương pháp xác định giới tính thai nhi chính xác nhất hiện nay là siêu âm thai vào thời điểm từ tuần 12 - 16 trở đi. Lúc này, bộ phận sinh dục của thai nhi đã hình thành. Bác sĩ có thể quan sát thông qua siêu âm để đưa ra xác định.

3.2 Mẹ mang bầu dạ trên sẽ khó sinh hơn?

Nhiều người quan niệm rằng, mang bầu dạ trên sẽ khó sinh hơn mang bầu dạ dưới. Tuy nhiên trên thực tế, việc sinh khó hay dễ chủ yếu phụ thuộc vào sức khỏe của bà mẹ và độ mở tử cung khi chuyển dạ. Bên cạnh đó, kích thước thai vừa phải cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình này. Như vậy, các bà mẹ có thể yên tâm là mang bầu dạ trên hay dưới sẽ không ảnh hưởng nhiều đến việc sinh nở của mình. 

3.3 Mang bầu dạ trên khiến người mẹ bị khó thở nhiều hơn?

Khó thở là triệu chứng tương đối phổ biến ở các bà mẹ mang thai, đặc biệt là ở những tháng cuối thai kỳ. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này như: sự thay đổi nội tiết, thiếu máu, vòng bụng lớn khiến người mẹ cảm thấy nặng nề,... 

Tuy nhiên trong trường hợp chửa dạ trên, thai phụ có thể cảm thấy khó thở nhiều hơn. Nguyên nhân là do khi thai kỳ càng lớn, kết hợp với vị trí thai nằm cao sẽ gây chèn ép lên cơ hoành, làm gia tăng tình trạng khó thở ở những đối tượng này. 

Mang bầu dạ trên có thể làm cho người mẹ cảm thấy khó thở hơn

Mang bầu dạ trên có thể làm cho người mẹ cảm thấy khó thở hơn

3.4 Mang bầu dạ trên cần lưu ý điều gì để có thai kỳ khỏe mạnh?

Chửa dạ trên hay dạ dưới đều không ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi. Do đó, các bà mẹ dù mang bầu dạ trên hay dạ dưới, nếu muốn có một thai kỳ khỏe mạnh thì cần lưu ý những điều sau:

  • Xây dựng một thể chất khỏe mạnh thông qua chế độ ăn uống điều độ, khoa học và chế độ vận động phù hợp.
  • Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, tích cực. 
  • Thực hiện thăm khám thai kỳ đều đặn, đúng lịch hẹn của bác sĩ.
  • Trong thời gian mang thai, nếu xuất hiện bất cứ triệu chứng bất thường nào cần tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
  • Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố môi trường độc hại như: bụi công nghiệp, hóa chất, khói thuốc lá,...

Hy vọng rằng, thông qua những thông tin hữu ích mà bài viết cung cấp, các bạn đọc đã hiểu rõ hơn về hiện tượng mang thai dạ trên và mang thai dạ dưới. Đây thực chất chỉ là sự khác nhau trong vị trí của thai nhi so với cơ bụng của người mẹ mà thôi, hoàn toàn không ảnh hưởng đến sự phát triển hay quyết định giới tính của bé. Thay vào đó, để có một thai kỳ khỏe mạnh các bà mẹ nên xây dựng lối sống khoa học, tránh các yếu tố gây bất lợi cho sức khỏe thai kỳ.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan