Quay lạiQuay lại

Nằm viện sẽ được bảo hiểm y tế chi trả bao nhiêu ngày?

29/10/2022

Share

Nội dung chính

1. Nằm viện bảo hiểm được bao nhiêu ngày?
2. Nằm viện bảo hiểm y tế chi trả bao nhiêu?
2.1 Khám chữa bệnh đúng tuyến
2.2 Khám chữa bệnh trái tuyến
2.3 Quyền lợi BHYT 5 năm liên tục
Tạm kết

Bảo hiểm y tế là một chính sách an sinh xã hội được Nhà nước khuyến khích tham gia nhằm san sẻ bớt gánh nặng cho người dân những lúc ốm đau, bệnh tật. Sau nhiều năm thực hiện, quyền lợi khám bảo hiểm y tế càng được đảm bảo và mở rộng.

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng vẫn còn nhiều điểm mà người mua chưa chắc chắn về quyền lợi của mình, chẳng hạn như, nằm viện bảo hiểm được bao nhiêu ngày hoặc nằm viện bảo hiểm chi trả bao nhiêu?

Bảo hiểm y tế được nằm viện bao nhiêu ngày?

Bảo hiểm y tế được nằm viện bao nhiêu ngày?

1. Nằm viện bảo hiểm được bao nhiêu ngày?

Hiện nay, Luật Bảo hiểm y tế và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành Luật bảo hiểm y tế không quy định số ngày giới hạn trong điều trị nội trú của người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế.

Do vậy, khi tham gia khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế, bạn có thể an tâm rằng, một phần chi phí điều trị sẽ được hỗ trợ trong phạm vi và mức hưởng theo quy định cho đến khi bạn được chữa khỏi bệnh và xuất viện.

2. Nằm viện bảo hiểm y tế chi trả bao nhiêu?

Khi có chỉ định điều trị nội trú của bác sĩ, bạn thắc mắc không biết nằm viện được chi trả bao nhiêu? Có thể khác nhau theo từng đối tượng cụ thể và các trường hợp sau đây:

Nằm viện bảo hiểm y tế được chi trả bao nhiêu là tùy vào trường hợp và mức hưởng của loại thẻ BHYT.

Nằm viện bảo hiểm y tế được chi trả bao nhiêu là tùy vào trường hợp và mức hưởng của loại thẻ BHYT.

2.1 Khám chữa bệnh đúng tuyến

Tùy thuộc vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, nếu người tham gia bảo hiểm y tế khám chữa bệnh đúng tuyến theo quy định kèm theo đầy đủ giấy tờ chứng minh hợp lệ, sẽ được thanh toán theo mức hưởng của thẻ.

Căn cứ trên quy định tại Điều 22, Luật BHYT 2008, sửa đổi và bổ sung 2014, khám chữa bệnh đúng tuyến sẽ được Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100%, 95% hoặc 80% chi phí khám, chữa bệnh. Cụ thể như sau:

  • Được Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh gồm: sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; người có công với cách mạng, cựu chiến binh; trẻ em dưới 06 tuổi; người được trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng; thuộc hộ nghèo; người dân tộc thiểu số đang sống tại vùng khó khăn; người đang sinh sống tại vùng đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo; thân nhân của người có công với cách mạng (cha mẹ để, vợ/chồng, con, người có công nuôi dưỡng).
  • Được thanh toán 95% gồm: người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; thân nhân của người có công với cách mạng (trừ cha mẹ để, vợ/chồng, con, người có công nuôi dưỡng); người thuộc hộ cận nghèo.
  • Thanh toán 80% chi phí khám chữa bệnh: Các đối tượng còn lại.

2.2 Khám chữa bệnh trái tuyến

Trường hợp đi khám chữa bệnh không đúng tuyến, người có thẻ bảo hiểm y tế sẽ được thanh toán trong phạm vi được hưởng và mức hưởng theo quy định tại Khoản 3 Điều 22 Luật BHYT 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014). Mức hưởng được tính trên mức khám chữa bệnh của loại thẻ BHYT, có tỷ lệ hưởng cụ thể như sau:

  • 40% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi hưởng và mức hưởng BHYT tại bệnh viện tuyến trung ương.
  • 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi hưởng và mức hưởng BHYT tại bệnh viện tuyến tỉnh.
  • 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi hưởng và mức hưởng BHYT tại bệnh viện tuyến huyện.

Ví dụ: Bạn đang tham gia bảo hiểm y tế có mức hưởng thấp nhất là 80%. Khi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế trái tuyến tại các cơ sở khám chữa bệnh thì có mức hưởng được tính là:

  • Tuyến trung ương: được chi trả mức 80% của 40% nghĩa là 32% chi phí điều trị nội trú được Quỹ bảo hiểm thanh toán.
  • Tuyến tỉnh: được chi trả 80% của mức 100% chi phí điều trị nội trú bằng 80% chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
  • Tuyến huyện: 100% chi phí khám, chữa bệnh trong phạm vi hưởng và mức hưởng BHYT.

Như vậy, có thể hiểu, người bệnh tham gia bảo hiểm y tế tự đi khám, chữa bệnh trái tuyến sẽ được Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán từ 32% - 100% chi phí khám, chữa bệnh BHYT.

Trường hợp bạn đến khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế không có hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT, người bệnh sẽ được thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng của BHYT nhưng không vượt quá mức quy định (Phụ lục 04 ban hành cùng Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC):

Loại hình khám chữa bệnhTuyến chuyên môn kỹ thuậtMức thanh toán tối đa cho một đợt khám bệnh, chữa bệnh
Nội trúCơ sở y tế tuyến huyện và tương đương500.000 đồng
Nội trúCơ sở tuyến tỉnh và tương đương1.200.000 đồng
Nội trúCơ sở tuyến trung ương và tương đương3.600.000 đồng

2.3 Quyền lợi BHYT 5 năm liên tục

Tại điểm d, Khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, quy định đối với người tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên, bạn sẽ được quỹ Bảo hiểm y tế hỗ trợ 100% tiền khám, chữa bệnh trong phạm vi hưởng và mức hưởng theo quy định, khi có số tiền cùng chi trả khi khám, chữa bệnh có BHYT đúng tuyến trong năm lớn hơn 06 lần mức lương cơ sở (tương đương 8,94 triệu đồng).

Tạm kết

Như vậy, khi bạn đi khám chữa bệnh và phải nằm viện, quỹ bảo hiểm y tế sẽ chi trả khoản phí khám chữa bệnh của người bệnh trong phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế. Trong đó, mức hưởng được quy định căn cứ theo Luật bảo hiểm y tế. Hy vọng qua bài viết bạn đã giải đáp được các thắc mắc nằm viện bảo hiểm được bao nhiêu ngày và nằm viện bảo hiểm chi trả bao nhiêu.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan