Quay lạiQuay lại

Ngộ độc thực phẩm: Biểu hiện, mức độ và cách sơ cứu tại nhà

10/1/2023

Share

Nội dung chính

I. Tìm hiểu chung về ngộ độc thực phẩm
1. Ngộ độc thức ăn là gì?
2. Triệu chứng của ngộ độc thực phẩm
Buồn nôn và nôn mửa
Tiêu chảy
Đau bụng
II. Cách sơ cứu tại nhà khi bị ngộ độc
1. Gây nôn
2. Uống nhiều nước
III. Một số món ăn dễ gây ngộ độc cần chú ý

Ngộ độc thực phẩm hay còn được gọi là ngộ độc thức ăn hay trúng thực. Đây là tình trạng phổ biến xuất hiện ở mọi lứa tuổi cũng như mọi giới tính. Tùy vào nguyên nhân ngộ độc và mức độ tiêu thụ thực phẩm mà biểu hiện và mức độ nặng nhẹ sẽ khác nhau. Ngoài ra hiểu biết về ngộ độc thực phẩm và cách sơ cứu sẽ giúp bạn tránh được nhiều rắc rối và các chi phí không cần thiết. Mời bạn cùng tìm hiểu qua những thông tin Papaya đã tổng hợp dưới đây nhé!

Ngộ độc thực phẩm rất nguy hiểm và có thể gặp ở mọi lứa tuổi - Nguồn ảnh: Canva

Ngộ độc thực phẩm rất nguy hiểm và có thể gặp ở mọi lứa tuổi - Nguồn ảnh: Canva

I. Tìm hiểu chung về ngộ độc thực phẩm

1. Ngộ độc thức ăn là gì?

Ngộ độc thực phẩm hay ngộ độc thức ăn là tình trạng xảy ra sau khi bạn ăn uống thực phẩm bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn hoặc thức ăn ôi thiu,... Các chất hoặc sinh vật có hại trong các loại thực phẩm này có thể khiến cơ thể bạn ngộ độc.

Triệu chứng của ngộ độc thực phẩm cấp tính thường xuất hiện từ sau vài phút, vài giờ hoặc vài ngày sau khi ăn. Tùy vào mức độ ngộ độc mà sẽ có những ảnh hưởng tới cơ thể và biểu hiện khác nhau. Vẫn có các trường hợp nặng, triệu chứng xuất hiện rất nhanh và nặng, có nguy cơ gây tử vong cao nếu không kịp thời cứu chữa. Còn đối với trường hợp ngộ độc thực phẩm nhẹ sẽ gây mệt mỏi cho người bệnh và chủ yếu liên quan đến đường tiêu hóa. Người bệnh sẽ cảm thấy khỏe hơn sau vài ngày.

2. Triệu chứng của ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm nhẹ thường ít nguy hiểm tới tính mạng nhưng cũng cần phát hiện sớm để có biện pháp phù hợp. Bạn cần nắm các triệu chứng sớm sau đây để hạn chế tối đa ảnh hưởng của tình trạng:

Buồn nôn và nôn mửa

Đây là một hiện tượng tự nhiên của cơ thể để dễ dàng đào thải các chất độc ra ngoài. Tuy nhiên khi nôn nhiều khiến cho bạn dễ bị mất nước hãy chú ý bổ sung nước nhé.

Tiêu chảy

Khi bạn đi ngoài ra phân lỏng trên 3 lần trong một ngày. Đây là triệu chứng phổ biến thường xuất hiện khi bị trúng thực. Ngoài ra tiêu chảy cũng là cách cơ thể đào thải chất độc ra nhanh hơn. Trong trường hợp ngộ độc thực phẩm nhẹ tiêu chảy không kéo dài quá 3 ngày và không gây ra mất nước nặng.

Đau bụng

Đau bụng là dấu hiệu phổ biến nhất khi bị ngộ độc thức ăn, nó sẽ xuất hiện rất sớm khi bạn ăn thực phẩm không đảm bảo. Tuy nhiên dấu hiệu đau bụng có thể gặp nhiều trong nhiều bệnh lý khác nhau nên khó xác định có phải do ngộ độc thực phẩm hay không.

Các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm - Nguồn ảnh: Canva

Các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm - Nguồn ảnh: Canva

Ngoài ra ngộ độc thức ăn còn có một số triệu chứng khác như sốt, đau đầu, mệt mỏi và chán ăn. Sốt được coi như một triệu chứng bảo vệ cơ thể giúp hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên trong trường hợp cơ thể bị sốt cao tới 39 độ, lúc này cần đến gặp bác sĩ để có hướng xử lý tốt nhất.

Các triệu chứng này thường xuất hiện trong thời gian ngắn cùng với các biện pháp phù hợp. Tuy nhiên khi có triệu chứng đi ngoài có máu, sốt cao, nôn quá nhiều, chóng mặt, triệu chứng kéo dài,... thì cần tới ngay cơ sở uy tín để thăm khám. 

II. Cách sơ cứu tại nhà khi bị ngộ độc

Sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm là điều cần thiết để giúp giảm nguy cơ trở nặng hơn. Một số biện pháp sơ cứu khi nhận thấy người bệnh bị ngộ độc bao gồm:

1. Gây nôn

Nếu người bệnh không có biểu hiện nôn thì cần tiến hành gây nôn để hạn chế chất độc vào cơ thể. Đây là cách sơ cứu đầu tiên nên làm để người bệnh nôn thức ăn trong dạ dày ra càng nhiều càng tốt.

Cách tiến hành: Dùng tay sạch đặt vào lưỡi người bệnh để kích thích nôn thức ăn ra. Khi gây nôn (đặc biệt với trẻ em) thì cần để người bệnh nằm nghiêng, kê cao phần đầu để khi nôn chất độc không bị trào ngược vào phổi. Với người bị ngộ độc thức ăn nặng đã bị hôn mê thì không được kích thích gây nôn. 

2. Uống nhiều nước

Sau khi người bệnh nôn và bị tiêu chảy sẽ khiến cơ thể dễ mất nước. Vì vậy cần tiến hành bù nước và điện giải cho người bệnh bằng cách uống nhiều nước lọc. Bên cạnh đó có thể cho người bệnh uống oresol hoặc uống nước gạo rang để bù điện. Tuy nhiên nếu dùng oresol một cách an toàn thì cần chú ý: 

- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, pha đúng tỷ lệ. Pha sai tỷ lệ rất dễ khiến người bệnh nguy hiểm, thậm chí có thể tử vong.

- Không chi nhỏ một gói ra nhiều lần vì các thành phần có thể không đồng nhất và gây sai thể tích khi pha. 

- Chỉ sử dụng dung dịch oresol trong vòng 24 giờ, bảo quản kỹ tránh nhiễm bẩn. Khi bị tiêu chảy không nên dùng loại có hương vị, đặc biệt là bị cam.

- Không đun sôi dung dịch oresol đã pha. Không pha với nước khoáng vì thành phần khoáng chất sẽ làm sai lệch nồng độ, chỉ nên pha với nước đun sôi để nguội.

- Khi nhiều người cùng bị ngộ độc thì không được cho các bệnh nhân uống chung vì điều này có thể làm tăng khả năng nhiễm độc của người bị nhẹ.

Trên đây chỉ là những bước sơ cứu cho các trường hợp nhẹ, nếu bệnh nhân trở nặng hãy đưa họ đến cơ sở y tế gần nhất và sớm nhất có thể để được điều trị kịp thời. Đặc biệt đối với trường hợp trẻ nhỏ nguy cơ bị nặng sẽ rất cao so với người lớn. Vì vậy người nhà không được chủ quan chỉ sơ cứu ở nhà. 

Bên cạnh đó không được cho bệnh nhân uống thuốc cầm tiêu chảy, thay vào đó là chú trọng bù nước, ăn uống nhẹ và bổ sung vitamin và khoáng chất đầy đủ.

Sơ cứu tại nhà khi bị ngộ độc - Nguồn ảnh: Canva

Sơ cứu tại nhà khi bị ngộ độc - Nguồn ảnh: Canva

III. Một số món ăn dễ gây ngộ độc cần chú ý

- Khoai tây mọc mầm: Mầm khoai tây có chứa solanine, chất này rất độc.

- Dưa chuột bị đắng: Khi dưa chuột bị đắng có thể chứa thành phần chất cucurbitacins và triterpenoids tetracyclic có khả năng đe dọa đến tính mạng chúng ta.

- Nấm độc: Có rất nhiều người không phân biệt được các loại nấm nên rất dễ bị ăn phải nấm độc. Nếu nhầm lẫn có thể gây ngộ thực phẩm thậm chí là tử vong.

Ngoài ra trên thực tế rất nhiều thực phẩm được chế biến cho ra nhiều món ngon nhưng không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp. Sự kết hợp sau đây có thể gây ra ngộ độc:

- Sữa tươi và nước trái cây cam, quýt

- Gan lợn (gan heo) và giá đỗ

- Dưa leo và trái cà chua

- Các loại hải sản và ổn/hồng

- Cà chua và khoai tây, khoai lang

- Óc heo và trứng gà (người huyết áp cao cần tuyệt đối tránh)

Ngộ độc thực phẩm dù có mức độ nhẹ nhưng vẫn có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Vì vậy điều quan trọng nhất là bạn cần chú ý các biện pháp phòng bệnh như rửa tay sạch, ăn chín nấu sôi, tránh thực phẩm ôi thiu, thực phẩm chứa chất bảo quản,... Hãy bảo vệ sức khỏe của chính mình cũng như gia đình bạn nhé!

Quay lạiQuay lại
Share