Quay lạiQuay lại

Giải đáp chi tiết về hiện tượng nhau tiền đạo bám thấp

20/11/2022

Share

Nội dung chính

1. Nhau tiền đạo bám thấp là hiện tượng gì?
2. Dấu hiệu nhận biết nhau tiền đạo bám thấp
3. Nhau tiền đạo bám thấp có ảnh hưởng tới thai kỳ như thế nào?
Đối với mẹ bầu
Đối với thai nhi
4. Cách điều trị nhau tiền đạo bám thấp
5. Một số lưu ý khi mắc phải nhau tiền đạo bám thấp.

Nhau tiền đạo bám thấp là hiện tượng bất thường về vị trí bám của nhau thai. Nếu mẹ bầu gặp phải tình trạng này sẽ có nguy cơ sinh non hoặc sảy thai. Có thể thấy rằng, nhau tiền đạo là một trong những biến chứng thai kỳ gây nguy hiểm cho cả thai phụ và thai nhi. Vậy dấu hiệu của nhau bám thấp là gì? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất.

 Nhau tiền đạo là biến chứng thai kỳ gây nguy hiểm cho cả thai phụ và thai nhi

 Nhau tiền đạo là biến chứng thai kỳ gây nguy hiểm cho cả thai phụ và thai nhi

1. Nhau tiền đạo bám thấp là hiện tượng gì?

Nhau thai có vai trò cung cấp chất dinh dưỡng giúp cho thai nhi phát triển trong bụng mẹ. Thông thường, nhau thai sẽ bám ở mặt trước, mặt sau hoặc là ở đáy của tử cung. Tuy nhiên, có những trường hợp nhau thai bám thấp và sát với lỗ trong cổ tử cung. Điều này gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi. 

Nhau tiền đạo bám thấp là vị trí bánh nhau không bám ở đáy tử cung mà bám vào vị trí khác. Tình trạng này xảy ra là khi một phần bánh nhau bám ở đoạn dưới của tử cung. Khi thai càng lớn dần lên, tử cung sẽ phát triển về phía đáy, kéo theo bánh nhau lên cao. 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến mẹ bầu mắc phải nhau tiền đạo bám thấp. Sau đây là một số nguyên do phổ biến: 

  • Phụ nữ khi mang bầu ở tuổi quá lớn (ngoài 35 tuổi).
  • Sản phụ  từng phẫu thuật sinh mổ cắt bỏ u xơ tử cung. 
  • Sử dụng chất kích thích như hút thuốc lá, uống bia rượu khi mang thai.
  • Phụ nữ đang mang đa thai hoặc từng sảy thai quá 2 lần trở lên. Phá thai quá nhiều cũng là nguyên nhân khiến nhau thai bám thấp.
  • Chế độ ăn của mẹ bầu không đủ chất dinh dưỡng. Dẫn tới tuần hoàn không tốt, nhau thai sẽ trải rộng và tràn xuống dưới lỗ của tử cung.
Nhau tiền đạo bám thấp là hiện tượng bất thường về vị trí bám của nhau thai

Nhau tiền đạo bám thấp là hiện tượng bất thường về vị trí bám của nhau thai

2. Dấu hiệu nhận biết nhau tiền đạo bám thấp

Trong quá trình mang thai, để nhận ra dấu hiệu  nhau tiền đạo bám thấp rất dễ dàng. Đặc biệt ở 3 tháng cuối, khi thai phụ gặp phải những biểu hiện bất thường không rõ nguyên nhân. Một số triệu chứng phổ biến như:

  • Đột ngột ra huyết không kèm theo đau bụng. 
  • Đau nhói, co thắt tử cung, chảy máu khi giao hợp.
  • Chảy máu khi mẹ bầu đi lại nhiều và làm việc nặng.
  • Máu màu đỏ tươi sau khi ra ngoài thì đông lại thành cục.

Khi gặp những dấu hiệu trên thì sản phụ nên đến gặp bác sĩ ngay. Sau đó, thăm khám để có biện pháp xử lý phù hợp đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Hiện nay khi siêu âm, bác sĩ có thể xác định được vị trí bánh nhau ở tử cung. Vì vậy những tháng cuối kỳ, mẹ bầu nên theo dõi sức khoẻ và đến khám thai theo định kỳ.

Chảy máu khi mẹ bầu đi lại nhiều có thể là dấu hiệu nhận biết nhau tiền đạo bám thấp

Chảy máu khi mẹ bầu đi lại nhiều có thể là dấu hiệu nhận biết nhau tiền đạo bám thấp

3. Nhau tiền đạo bám thấp có ảnh hưởng tới thai kỳ như thế nào?

Nhiều mẹ bầu hay nhầm lẫn nhau tiền đạo và nhau bám thấp. Tuy nhiên, nhau bám thấp chỉ là một dạng của nhau tiền đạo mà thôi. Nhưng tất cả những hiện tượng này đều nguy hiểm và ảnh hưởng tới thai kỳ. 

Khi phát hiện nhau tiền đạo bám thấp, nếu không được điều trị sẽ gây ảnh hưởng xấu tới mẹ và bé. Cụ thể:

Đối với mẹ bầu

Khi nhau thai bám thấp sẽ khiến sản phụ bị mất máu thường xuyên. Dẫn đến thai nhi rất dễ bị suy dinh dưỡng hoặc suy thai. Trong trường hợp nhau bám gần cổ tử cung, khi sinh sẽ bị bóc tách khiến tử cung bị hở. Điều này khiến cho vi khuẩn dễ xâm nhập và gây nhiễm trùng. Trường hợp quá nặng sẽ phải cắt bỏ tử cung.

Ngoài ra, nhau bám thấp làm gia tăng nguy cơ sinh mổ của mẹ bầu. Nhiều sản phụ được bác sĩ yêu cầu nhập viện sớm để theo dõi và điều trị. Từ đó, nhằm hạn chế nhất các tai biến sản khoa có thể xảy ra.

Đối với thai nhi

Mẹ khi mang thai bị ra huyết quá nhiều dễ gặp phải tình trạng sinh non. Nếu thai nhi chưa đủ tháng thì cơ thể sẽ yếu và trẻ bị suy hô hấp. Bên cạnh đó, khi nhau bám thấp sẽ khiến cho trẻ khó quay đầu. Dẫn đến ngôi thai bất thường khiến mẹ khó khăn trong việc chuyển dạ.

Trường hợp mẹ bị thiếu máu do nhau bám thấp, thai sẽ có nguy cơ phát triển chậm. Tình huống xấu nhất là có thể bị suy thai.

4. Cách điều trị nhau tiền đạo bám thấp

Bất kỳ mẹ bầu nào khi thấy xuất hiện những dấu hiệu bất thường trên cần đến bác sĩ ngay. Đặc biệt, khi ra huyết âm đạo cần được điều trị và xác định kịp thời. Tuỳ thuộc vào lượng máu chảy, độ tuổi và vị trí bám của nhau thai để đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Đối với các trường hợp nhau bám thấp không gây chảy máu hoặc chảy ít. Mẹ bầu nên nghỉ ngơi tại nhà, hạn chế đi lại, chỉ đứng và ngồi khi cần thiết. Bên cạnh đó, cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp, ăn nhiều hoa quả an toàn.

Còn những tình trạng chảy máu nhiều, mẹ bầu cần nhập viện để theo dõi chặt chẽ. Trong một số tình huống, bác sĩ sẽ cho dùng thuốc để ngăn ngừa chuyển dạ sớm.

Triệu chứng nhau bám thấp, chảy máu nhiều và thai nhi được 36 tuần tuổi. Bác sĩ sẽ chỉ định mổ để đảm bảo sức khoẻ và sự an toàn cho cả mẹ lẫn em bé.

Khi thấy xuất hiện những dấu hiệu bất thường trên cần đến bác sĩ ngay

Khi thấy xuất hiện những dấu hiệu bất thường trên cần đến bác sĩ ngay

5. Một số lưu ý khi mắc phải nhau tiền đạo bám thấp.

Khi các mẹ bầu được chẩn đoán nhau tiền đạo bám thấp và gặp một số biểu hiện bất thường. Để cải thiện và tránh tình huống xấu thì các sản phụ cần lưu ý:

  • Tránh quan hệ vợ chồng để ngăn ngừa xuất huyết gây mất máu.
  • Đến bác sĩ định kỳ để kiểm soát tốt tránh những biến chứng có hại cho mẹ và bé.
  • Hạn chế vận động nhiều, không nên đi xe máy khi mang thai vào những tháng cuối.
  • Dành nhiều thời gian để thư giãn và nghỉ ngơi. Hạn chế suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng tới thai nhi.
  • Chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất. Chú ý nên ăn đồ ăn dễ tiêu, các loại hoa quả nhiều Vitamin. Bên cạnh đó, cần bổ sung sắt và canxi dạng hữu cơ để tránh gây táo bón và đầy bụng.

Tóm lại, nhau tiền đạo bám thấp có ảnh hưởng tới thai kỳ và thậm chí gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Tuy nhiên, có thể cải thiện nếu được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời. Ngoài ra, khi xuất hiện các biểu hiện trên, mẹ bầu cần đi đến bác sĩ ngay. Ưu tiên các cơ sở y tế uy tín, đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao để có sự chẩn đoán chính xác. Cuối cùng, các mẹ hãy luôn theo dõi sức khỏe thường xuyên để có một thai kỳ trọn vẹn nhé!

Quay lạiQuay lại
Share