Quay lạiQuay lại

4 nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, dễ áp dụng

21/1/2023

Share

Nội dung chính

Quản lý tài chính cá nhân là gì?
4 nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả
Xác định nguồn ngân sách
Ghi chép và lập kế hoạch tài chính rõ ràng
Trích 10 - 15% thu nhập hàng tháng để tiết kiệm
Đầu tư để tăng thu nhập
02 mô hình quản lý tài chính cá nhân phổ biến
Mô hình 50 - 30 -20
Quy tắc 6 lọ tài chính

Tài chính là một yếu tố quan trọng, có vai trò quyết định đến chất lượng cuộc sống của con người. Việc quản lý tài chính tốt không chỉ giúp bạn làm chủ dòng tiền của mình, tránh tình trạng thâm hụt mỗi tháng mà còn giúp tạo nguồn tích lũy đề phòng rủi ro có thể xảy ra. Hãy cùng Papaya tìm hiểu những nguyên tắc quản lý tài chính hiệu quả trong bài viết dưới đây.

Quản lý tài chính cá nhân là gì?

Quản lý tài chính cá nhân là hoạt động kiểm soát dòng tiền, lập kế hoạch và quản lý hoạt động chi tiêu, tiết kiệm sao cho hiệu quả nhất. Quản lý tài chính cá nhân giúp bạn hiểu rõ về nguồn tiền của mình, đảm bảo sự ổn định tài chính do cân bằng thu chi hợp lý, tránh tình trạng thâm hụt tiền bạc. Bên cạnh đó, việc quản lý tài chính cá nhân tốt giúp bạn tạo lập được quỹ tiết kiệm ứng phó với những biến cố bất ngờ xảy ra trong cuộc sống. Số tiền nhàn rỗi này cũng có thể được dùng để đầu tư nhằm gia tăng thu nhập, tiến tới sự tự do tài chính sau này.

Quản lý tài chính cá nhân giúp bạn làm chủ dòng tiền của mình (Nguồn: Canva)

Quản lý tài chính cá nhân giúp bạn làm chủ dòng tiền của mình (Nguồn: Canva)

4 nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Xác định nguồn ngân sách

Việc đầu tiên khi bắt tay vào quản lý tài chính cá nhân là bạn cần xác định hiện trạng tài chính của mình. Tốt nhất bạn hãy liệt kê ra tất cả các nguồn thu nhập, các khoản nợ, danh sách hạng mục chi tiêu cố định hàng tháng,... Điều này giúp bạn nắm được toàn cảnh tình hình tài chính, từ đó mới có thể xây dựng kế hoạch quản lý phù hợp.

Ghi chép và lập kế hoạch tài chính rõ ràng

Bạn nên tạo thói quen ghi chép lại tất cả các khoản thu chi trong tháng của mình. Vào thời điểm tổng kết bạn có thể biết được mình đã chi tiêu những gì, khoản nào cố định và khoản nào là không cần thiết để tiến hành cắt giảm trong những tháng tới. Bên cạnh đó, hãy lập một kế hoạch tài chính thật cụ thể, rõ ràng, sắp xếp các khoản mục theo thứ tự ưu tiên. Lưu ý bạn nên ưu tiên những gì mình cần hơn những gì mình muốn. Điều này giúp bạn tránh tình trạng “vung tay quá trán” khi chi tiêu.

Trích 10 - 15% thu nhập hàng tháng để tiết kiệm

Một trong những nguyên tắc quan trọng của quản lý tài chính cá nhân là trích lập 10 - 15% thu nhập để tạo quỹ tiết kiệm. Điều này giúp bạn có khoản phòng thân trong những trường hợp rủi ro không may xảy ra. Bên cạnh đó, số tiền tích lũy còn giúp bạn thực hiện được những mục tiêu lớn trong cuộc sống như mua nhà, mua xe, đầu tư kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Xem thêm: 06 nguyên tắc chi tiêu tiết kiệm, tích lũy cho tương lai

Đầu tư để tăng thu nhập

Trong quá trình quản lý tài chính cá nhân, bạn hãy tạo lập các kế hoạch nhằm cải thiện nguồn thu nhập của mình. Một trong những cách gia tăng tài sản hiệu quả đó chính là đầu tư. Hiện nay, các hình thức đầu tư được nhiều người lựa chọn gồm đầu tư chứng khoán, chứng chỉ quỹ, bảo hiểm, kinh doanh,... Việc làm này giúp tạo lập nguồn thu nhập thụ động, giúp bạn tiến tới ngưỡng tự do tài chính trong tương lai.

Tạo lập khoản tiết kiệm giúp bạn ứng phó với những rủi ro không may xảy ra (Nguồn: Canva)

Tạo lập khoản tiết kiệm giúp bạn ứng phó với những rủi ro không may xảy ra (Nguồn: Canva)

02 mô hình quản lý tài chính cá nhân phổ biến

Mô hình 50 - 30 -20

Mô hình quản lý tài chính 50 - 30 - 20 được hiểu như sau:

  • Dành 50% thu nhập cho chi tiêu thiết yếu, bắt buộc: đây là các khoản chi cơ bản giúp đảm bảo nhu cầu sống, được trả định kỳ như: tiền thuê nhà, tiền học, tiền ăn uống, chi phí đi lại, tiền điện nước,... Bạn có thể xác định số tiền này thông qua hóa đơn thanh toán từ những tháng trước liền kề.
  • Dành 30% thu nhập cho chi phí linh hoạt: bao gồm các khoản phát sinh, chi phí giải trí, mua sắm cá nhân. Đây là nhóm chi tiêu không thiết yếu, do đó hãy tối giản các khoản chi không cần thiết, ưu tiên lựa chọn thứ mình cần hơn là thứ mình muốn.
  • Dành 20% thu nhập để tích lũy: đây là khoản tiền giúp bạn dự phòng cho những rủi ro ở tương lai. Tỷ lệ này có thể tăng lên khi bạn rút gọn được các khoản chi phí linh hoạt không cần thiết.

Quy tắc 6 lọ tài chính

Quy tắc 6 lọ tài chính được đưa ra bởi Harv Eker - là tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng về việc quản lý tài chính và bí quyết làm giàu trên thế giới. Trong nguyên tắc này, hãy tưởng tượng bạn có 6 chiếc lọ và việc phân bổ ngân sách vào từng chiếc lọ được quy định như sau:

  • Lọ 1: chứa 55% thu nhập được dùng cho các khoản chi tiêu thiết yếu. Đây là lọ chiếm phần trăm lớn nhất nhằm đáp ứng nhu cầu sống cơ bản của mỗi con người. 
  • Lọ 2: chứa 10% thu nhập được dùng để tiết kiệm dài hạn. Các khoản tiết kiệm dài hạn giúp bạn thực hiện các mục tiêu lớn, cần nhiều thời gian như mua nhà, mua xe, cưới sinh, kinh doanh,...
  • Lọ 3: chứa 10% thu nhập được dùng để đầu tư vào giáo dục. Bạn hãy dùng khoản tiền này để tham gia các khóa học chứng chỉ, kỹ năng, đọc sách,... để không ngừng nâng cao trình độ và năng lực của mình. Đây là yếu tố quan trọng giúp bạn hoàn thiện và nâng cấp bản thân, từ đó mở ra cơ hội để thăng tiến trong công việc.
  • Lọ 4: chứa 10% thu nhập được dùng để đầu tư. Việc đầu tư, gửi tiết kiệm sẽ giúp bạn sinh lời, tạo nguồn thu nhập thụ động để gia tăng của cải.
  • Lọ 5: chứa 10% thu nhập được dùng cho các khoản hưởng thụ. Đây là phần thưởng dành cho sự cố gắng, nỗ lực của bạn. Việc sử dụng khoản tiền này để mua những thứ mình thích, đi du lịch, chăm sóc bản thân,... sẽ giúp bạn thư giãn tinh thần, tái tạo nguồn năng lượng để tiếp tục làm việc. 
  • Lọ 6: chứa 5% thu nhập được dùng làm quỹ từ thiện. Đây là khoản tiền mà bạn có thể sử dụng để giúp đỡ bạn bè, người thân hay cộng đồng lúc khó khăn, hoạn nạn. Việc cảm thông, sẻ chia giúp bạn nhận ra giá trị cuộc sống, giữ kết nối và tình thương yêu với mọi người xung quanh.
Quy tắc 6 lọ tài chính là cách quản lý tài chính cá nhân được nhiều người áp dụng (Nguồn: Canva)

Quy tắc 6 lọ tài chính là cách quản lý tài chính cá nhân được nhiều người áp dụng (Nguồn: Canva)

Trên đây là những nguyên tắc và mô hình quản lý tài chính cá nhân hiệu quả mà Papaya muốn chia sẻ đến các bạn đọc. Việc áp dụng các kỹ năng này giúp bạn làm chủ nguồn tài chính cá nhân, tránh tình trạng thiếu hụt tiền bạc, từ đó tạo sự an tâm dài hạn cho cuộc sống của mình.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan