Quay lạiQuay lại

Có trường hợp nào mẹ bầu sảy thai không ra máu không?

14/0/2023

Share

Nội dung chính

1. Hiện tượng sảy thai là như thế nào?
2. Trường hợp sảy thai không ra máu và những dấu hiệu của sảy thai.
2.1 Chảy máu âm đạo
2.2 Chất nhầy từ âm đạo và đau bụng kèm đau lưng
2.3 Mẹ bầu bị mất triệu chứng thai nghén
3. Lưu ý khi có dấu hiệu sảy thai
4. Ngăn ngừa tình trạng sảy thai

Sảy thai là rủi ro lớn nhất đối với phụ nữ trong quá trình mang thai. Nó không chỉ gây nên những tổn thương nặng nề về mặt tinh thần mà còn làm suy giảm sức khoẻ của các mẹ. Vì thế, mẹ bầu cần hết lưu tâm tới mọi sự thay đổi trên cơ thể vì đó có thể là dấu hiệu của sảy thai. Nếu được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời thì vẫn có thể giữ lại được thai nhi. Nhưng có trường hợp nào sảy thai không ra máu không? Nội dung bài viết này sẽ chia sẻ đến các mẹ bầu một cách rõ ràng nhất.

Có trường hợp nào mẹ bầu sảy thai không ra máu không?

Có trường hợp nào mẹ bầu sảy thai không ra máu không?

1. Hiện tượng sảy thai là như thế nào?

Sảy thai là hiện tượng thai nhi bị mất một cách tự nhiên trước tuần 20 của thai kỳ. Theo thống kê, có khoảng 10% - 20% sản phụ phải kết thúc kỳ thai bởi nguyên do là sảy thai. Trên thực tế, phần trăm còn cao hơn nhiều vì có những trường hợp mẹ bầu bị sảy thai quá sớm, trước khi các mẹ biết mình mang thai.

Nguyên nhân phổ biến dẫn đến sảy thai là do sự bất thường của nhiễm sắc thể. Bất kỳ sản phụ nào cũng có khả năng sảy thai nhưng nguy cơ sẽ cao hơn đối với những đối tượng như sau:

  • Phụ nữ khi mang bầu bị thừa cân hay nhẹ cân đều có thể bị sảy thai.
  • Sản phụ xuất hiện những sự bất thường trong cổ tử cung như mô sẹo,...
  • Thai phụ đã có tiền sử bị sảy thai trước đó (2 - 3 lần) cũng có khả năng cao bị sảy thai.
  • Mẹ bầu bị mắc các bệnh mãn tính hoặc thường xuyên sử dụng thuốc, rượu và chất kích thích.
  • Sản phụ mang thai ở độ tuổi quá lớn. Phụ nữ mang thai khi 45 tuổi có tỷ lệ sảy thai lên tới 50%, còn 35 đến 45 tuổi là 20 - 30%. 

Nhiều phụ nữ sau khi bị sảy thai rất mong muốn nhanh có thai trở lại. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, 3 tháng là thời gian phù hợp để cơ thể các mẹ phục hồi về tâm lý, nội tiết, tử cung và cơ quan sinh sản. Vì vậy, 3 tháng sau khi bị sảy thai là thời gian phù hợp để có thai trở lại.

2. Trường hợp sảy thai không ra máu và những dấu hiệu của sảy thai.

Nhận biết những biểu hiện bất thường trên cơ thể mẹ là điều vô cùng cần thiết khi mang thai. Vì vậy, các sản phụ nên lưu tâm những biểu hiện như:

2.1 Chảy máu âm đạo

Hiện tượng chảy máu từ âm đạo của mẹ bầu khá phổ biến và là tình trạng thường xảy ra ở 3 tháng đầu của thai kỳ. Nếu máu ở dạng đỏ tươi hoặc màu nâu mận thì có khả năng hormon của sản phụ đang giảm và sảy thai đang diễn ra. Một số trường hợp chảy máu rất nặng, vón cục nhưng sau một vài ngày rồi biến mất.

Tuy nhiên, nhiều khi chảy máu sẽ không phải là dấu hiệu của sảy thai. Bên cạnh đó, hiện nay chưa công bố trường hợp nào sảy thai không ra máu. Chính vì vậy, để chắc chắn nhất thì các mẹ nên đến bác sĩ để tìm ra nguyên nhân chính xác gây nên chảy máu.

 Hiện nay chưa công bố trường hợp nào sảy thai không ra máu - Nguồn ảnh: Canva

 Hiện nay chưa công bố trường hợp nào sảy thai không ra máu - Nguồn ảnh: Canva

2.2 Chất nhầy từ âm đạo và đau bụng kèm đau lưng

Trong những tuần đầu mang thai, mẹ bầu có thể xuất hiện những mảng huyết dày và chất nhầy màu hồng hoặc xám, bị chuột rút,... Đây có thể là những biểu hiện của dọa sảy thai đang đến hoặc đã xảy ra.

Bên cạnh đó, khi mẹ bầu cảm thấy đau bụng kèm đau lưng thì nên đến gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra. Các cơn đau thường xuất hiện ở vùng thắt lưng khiến các sản phụ bị đau âm ỉ hoặc đau từng cơn. Đây cũng là những triệu chứng của sảy thai.

Trường hợp bạn này nhiều bạn lầm tưởng đang sảy thai không ra máu kèm những cơn đau. Tuy nhiên đây có thể  chỉ đơn giản là thích nghi với sự phát triển của bào thai.

2.3 Mẹ bầu bị mất triệu chứng thai nghén

Khi các thai phụ bị mất các triệu chứng thai nghén, đây có thể là nguy cơ thai nhi đã ngừng phát triển. Sau đây là một số biểu hiện cho thấy mẹ bầu đã mất thai nghén:

  • Cảm giác buồn nôn ít xuất hiện.
  • Nồng độ hormone trong cơ thể mẹ bầu đã trở thành bình thường.
  • Không còn cảm giác bầu vú sưng và đau trong thời gian mang thai.

Khi các thai phụ xuất hiện tất cả những dấu hiệu trên thì không thể khẳng định đã sảy thai hay chưa. Do vậy, hãy đến gặp bác sĩ để nhận được chẩn đoán một cách chính xác nhất. Tại đây, các mẹ sẽ được chỉ định xét nghiệm máu, siêu âm hoặc kiểm tra vùng chậu để xem khả năng sống sót của bào thai.

3. Lưu ý khi có dấu hiệu sảy thai

Khi có những triệu chứng sảy thai trên thì không phải 100% là sẽ mất đi thai nhi, vẫn có những hy vọng có thể giữ lại thai hoặc chỉ là những thay đổi bất thường của cơ thể. Vì vậy, khi có những biểu hiện trên thì các mẹ cần:

  • Luôn có một tinh thần thật thoải mái và tích cực. Không nên suy nghĩ hay lo lắng nhiều để ảnh hưởng tới sức khỏe bởi việc này chỉ khiến tình trạng thêm tệ hơn.
  • Thai phụ cần được nghỉ ngơi bằng cách nằm yên một chỗ hoặc vận động nhẹ nhàng. Đôi khi kéo dài thời gian nghỉ ngơi sẽ ngăn ngừa sảy thai và chờ đợi bác sĩ đến kiểm tra.
  • Đi khám ngay lập tức và kiểm tra tình hình phát triển của thai nhi. Nếu không thể can thiệp để giữ thai lại thì việc dừng thai kỳ sớm sẽ giúp sức khoẻ của mẹ bầu nhanh chóng hồi phục hơn. Trong trường hợp còn hy vọng, bác sĩ sẽ hướng dẫn và đề ra biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.
Mẹ bầu cần luôn có một tinh thần thật thoải mái - Nguồn ảnh: Canva

Mẹ bầu cần luôn có một tinh thần thật thoải mái - Nguồn ảnh: Canva

4. Ngăn ngừa tình trạng sảy thai

Dấu hiệu sảy thai không hề rõ ràng và đôi khi có những trường hợp làm bạn nghĩ rằng mình sảy thai không ra máu. Do vậy, để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé thì các sản phụ nên lưu tâm một số vấn đề sau để ngăn ngừa sảy thai:

  • Duy trì cân nặng phù hợp trong quá trình mang thai.
  • Các chuyên gia cho rằng bổ sung 400mcg axit folic mỗi ngày sẽ giúp giảm nguy cơ bị dị tật ở trẻ - là tác động dẫn đến sảy thai.
  • Đề phòng những căn bệnh nhiễm trùng bằng cách rửa tay thường xuyên. Điều này sẽ giúp các mẹ tránh được các bệnh về đường hô hấp như cảm cúm, viêm phổi,...
  • Có một chế độ ăn uống và sống lành mạnh, tránh sử dụng những chất kích thích, hút thuốc, uống rượu,... Đồng thời, tập thể dụng thường xuyên và ngủ đủ giấc để có một thai kỳ thật khoẻ mạnh.
  • Kiểm soát các vấn đề về sức khoẻ như tăng huyết áp, đái tháo đường hoặc với những bệnh từng mắc phải thì nên điều trị dứt điểm. Điều này sẽ giúp các mẹ ngăn ngừa hiện tượng sảy thai. Bên cạnh đó, hãy có một đời sống tình dục an toàn để giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm khi mang thai.

Tóm lại, những triệu chứng sảy thai rất khó để nhận biết và trường hợp sảy thai không ra máu không hề phổ biến. Chúng ta cũng không thể ngăn ngừa tình trạng sảy thai một cách tuyệt đối. Vì vậy, khi có bất kỳ sự bất thường nào trên cơ thể của các mẹ thì nên đến ngay cơ sở y tế từ đó có thể tìm ra nguyên nhân một cách chính xác để kịp thời điều trị. Hãy tập những thói quen sinh hoạt lành mạnh để có một thai kỳ thật khoẻ mạnh và thành công nhé!

Quay lạiQuay lại
Share