Quay lạiQuay lại

Sơ cứu đột quỵ đúng cách tránh sai lầm chết người

4/4/2023

Share

Nội dung chính

1. Đột quỵ: Biểu hiện - Di chứng để lại
1.1 Biểu hiện của người bị đột quỵ
1.2 Đột quỵ để lại di chứng gì?
2. Hướng dẫn cách sơ cứu người bị đột quỵ đúng 
3. 3 sai lầm khi sơ cứu đột quỵ tại nhà
3.1 Sơ cứu đột quỵ bằng kim
3.2 Cách xử lý khi người thân bị đột quỵ bằng thuốc hạ huyết áp
3.3 Sử dụng thuốc cấp cứu đột quỵ bừa bãi

Đừng vội sơ cứu đột quỵ cho ai khi bạn chưa nắm vững nguyên tắc. Bởi chỉ với một hành động vô tình, cũng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, khiến người bệnh đối mặt với di chứng nặng nề hay dẫn đến tử vong. Vậy nên, việc quan trọng bạn cần lúc này là bổ sung kiến thức, học cách sơ cứu chuẩn xác. Bài viết dưới đây, Papaya sẽ giúp bạn biết cách xử lý khi rơi vào trường hợp gặp người bị đột quỵ. 

1. Đột quỵ: Biểu hiện - Di chứng để lại

Đột quỵ hay tai biến mạch máu não là tình trạng một phần não bị tổn thương một cách đột ngột. Nguyên nhân chính là bởi mạch máu nuôi não bị vỡ hoặc bị tắc nghẽn. Theo đó mà sẽ có hai trường hợp xảy ra phổ biến là: đột quỵ xuất huyết não và đột quỵ thiếu máu não.

Đột quỵ do xuất huyết hoặc tắc nghẽn mạch máu não (Nguồn: Canva)

Đột quỵ do xuất huyết hoặc tắc nghẽn mạch máu não (Nguồn: Canva)

1.1 Biểu hiện của người bị đột quỵ

Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà ( PGĐ- Chuyên khoa Trung Tâm Đột quỵ Phú Thọ) đã chia sẻ: Mất thời gian là mất não, 1 phút trôi qua là khoảng 2 triệu tế bào não chết đi. Khi nghi ngờ một người bị đột quỵ, bạn hãy nhanh chóng đánh giá tổng thể dựa trên những 4 vị trí được biết tắt bằng chữ F.A.S.T:

  • F - Face: Bạn hãy quan sát mặt của người bệnh, phát hiện có tình trạng méo miệng, lệch nhân trung, bị liệt mặt hay không. Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo hãy yêu cầu cười hoặc nhe răng.
  • A - Arm: Biểu hiện yếu liệt tay chân một bên bằng cách yêu cầu bệnh nhân đưa hai tay/ hai chân lên cao. 
  • S - Speech: Biểu hiện ngôn ngữ có dấu hiệu bất thường, khó khăn trong việc phát âm, điều chỉnh câu chữ.
  • T - Time: Một số trường hợp bị “đột quỵ thoáng qua” khi người bệnh xuất hiện đầy đủ 3 biệt hiện F.A.S nhưng hồi phục trong 24h. Tuy nhiên, đấy có thể là dấu hiệu báo trước đợt đột quỵ sắp xảy ra. 

1.2 Đột quỵ để lại di chứng gì?

Khi bị đột quỵ, người bệnh có khả năng đối mặt với nguy cơ tử vong rất cao nếu không được sơ cứu đột quỵ đúng cách và kịp thời. Trường hợp sơ cứu chậm trễ sẽ dẫn đến nhiều di chứng. Mức độ nhẹ thì bệnh nhân có thể bị tê, liệt một phần, méo mồm, điếc, rối loạn ngôn ngữ. Trường hợp nặng có thẻ bị tê liệt nửa người hoặc toàn thân. 

Trong đó, với những ai bị đột quỵ tại động mạch não giữa, động mạch cảnh trông thì khả năng tử vong sẽ nhanh hơn cả. Lúc này cơ hội để cứu sống người bị đột quỵ phụ thuộc rất nhiều vào các xử trí, cấp cứu khi phát hiện. 

Đột quỵ nếu phát hiện chậm trễ dễ dẫn đến tử vong (Nguồn: Canva)

Đột quỵ nếu phát hiện chậm trễ dễ dẫn đến tử vong (Nguồn: Canva)

2. Hướng dẫn cách sơ cứu người bị đột quỵ đúng 

Mỗi giây phút trôi qua đối với người bị đột quỵ đều gắn liền với sinh mạng. Vậy nên đừng lãng phí thời gian với những cách sơ cứu đột quỵ vô ích từ những biện pháp truyền miệng. Thay vào đó, bạn cần bĩnh tình, đánh giá nhanh chóng tình trạng bệnh nhân và thực hiện theo hướng dẫn sau đây:

  • Lập tức gọi điện cấp cứu đến 115: Bạn hãy thông báo tình trạng nhanh chóng người bệnh để bệnh viện đưa ra hướng dẫn.
  • Thực hiện phòng tránh sặc đường thở: Trong thời gian đợi xe cấp cứu, bạn hãy dùng khăn tay, quấn vào ngón tay trỏ để móc sạch đờm, dãi trong miệng người bệnh. Đồng thời kê phần đầu và lưng của bệnh nhân nằm nghiêng một góc 30 - 45 độ so với cơ thể.
  • Kiểm tra hô hấp của người bệnh: Bạn hãy mở phần cổ áo để dễ dàng quan sát nhịp thở hơn. Trường hợp phát hiện người bệnh ngừng tim, bạn hãy tiến hành kỹ thuật xoa bóp tim ngoài lồng ngực.
  • Phòng nguy cơ cắn lưỡi: Nếu người bệnh xuất hiện cơn co giật, bạn hãy sử dụng một chiếc đũa được quấn vải và để ngáng ngang miệng.
  • Ghi lại thời điểm người bệnh khởi phát: Ngay tại thời điểm phát hiện dấu hiệu đột quỵ của người bệnh, bạn hãy ghi nhớ thời gian và khai báo cho cơ sở y tế cấp cứu. 
  • Ghi chú loại thuốc người bệnh đang sử dụng: Trường hợp bạn biết rõ người bệnh đang sử dụng loại thuốc gì, hãy ghi chú lại vào báo cho cơ sở y tế cấp cứu.
Nhanh chóng gọi cấp cứu khi phát hiện người bị đột quỵ (Nguồn: Canva)

Nhanh chóng gọi cấp cứu khi phát hiện người bị đột quỵ (Nguồn: Canva)

3. 3 sai lầm khi sơ cứu đột quỵ tại nhà

Không ít cách cấp cứu đột quỵ tim, sơ cứu đột tử bằng phương pháp truyền miệng vẫn được nhiều người tin và thực hiện theo. Đây chính là những sai lầm tai hại từ việc tìm hiểu kiến thức không đúng, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh. Nếu bạn vẫn còn đang nghĩ 3 cách thoát khỏi đột quỵ dưới đây hiệu quả thì cần tuyệt đối dừng lại ngay. 

3.1 Sơ cứu đột quỵ bằng kim

Sơ cứu đột quỵ bằng cách dùng kim chích máu 10 đầu ngón tay hay dái tai là phương pháp nhiều người truyền tai nhau. Theo PGS.TS Đậu Xuân Cảnh (Giám đốc Học viện Y học cổ truyền TW) cho biết: Việc chích máu 10 đầu ngón tay sẽ làm giảm nguyên khí - tức làm máu kém lưu thông. Phương pháp này thường được áp dụng trong y học cổ truyền cho những trường hợp bị co giật do sốt cao. Do đó, người bình thường không có chuyên môn, không nên thực hiện cách này cho người bị đột quỵ. 

Không chích máu ngón tay cho người bị đột quỵ (Nguồn: Canva)

Không chích máu ngón tay cho người bị đột quỵ (Nguồn: Canva)

3.2 Cách xử lý khi người thân bị đột quỵ bằng thuốc hạ huyết áp

Khi bị đột quỵ, huyết áp người bệnh có thể cao đột ngột nên nhiều người nghĩ đến giải pháp sử dụng thuốc hạ huyết áp. Cách làm này không chỉ khiến huyết áp bệnh nhân tụt xuống, mà còn làm máu lưu thông yếu đi nhanh hơn. Hậu quả là ổ nhồi máu nhũn nào càng lan rộng và bệnh nhân chuyển biến xấu nặng nề hơn.

3.3 Sử dụng thuốc cấp cứu đột quỵ bừa bãi

Với tỷ lệ đột quỵ ngày càng tăng cao, có nhiều loại thuốc được quảng cáo là chống đột quỵ được bày bán tràn lan, không rõ hiệu quả, nguồn gốc. Tuy nhiên, bạn không nên cho người bệnh sử dụng khi chưa báo cáo và có chỉ định của bác sĩ. Cách tốt nhất là nhanh chóng gọi cấp cứu và thực hiện đúng cách sơ cứu đột quỵ đã được hướng dẫn ở trên.

Như vậy, bạn cần sơ cứu đột quỵ đúng cách, theo đúng trình tự, tránh mất bình tĩnh, luống cuống và bế xốc bệnh nhân lên. Hy vọng với những chia sẻ trên đây đã giúp bạn biết cách xử lý đúng khi gặp người bị đột quỵ. 

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan