Quay lạiQuay lại

Thời gian giải quyết chế độ thai sản mất bao lâu?

31/11/2022

Share

Nội dung chính

Chế độ thai sản là gì?
Những đối tượng nào được hưởng chế độ thai sản?
Thời gian giải quyết chế độ thai sản là bao lâu?
Hồ sơ giải quyết chế độ thai sản gồm những gì?

Chế độ thai sản là một trong những quyền lợi mà người lao động được hưởng khi tham gia bảo hiểm xã hội. Đây là chính sách quan trọng vừa bảo vệ lợi ích của người lao động, vừa góp phần ổn định đời sống xã hội. Vậy chế độ thai sản là gì? Thời gian giải quyết chế độ thai sản mất bao lâu? Hãy cùng tìm hiểu chủ đề này trong bài viết dưới đây.

Thời gian giải quyết chế độ thai sản mất bao lâu?

Thời gian giải quyết chế độ thai sản mất bao lâu?

Chế độ thai sản là gì?

Chế độ thai sản là quyền lợi chính đáng mà người lao động được hưởng khi tham gia bảo hiểm xã hội. Chế độ này giúp đảm bảo thời gian nghỉ ngơi, dưỡng sức và hỗ trợ một phần thu nhập khi người lao động mang thai và có con. Không chỉ áp dụng cho lao động nữ mà lao động nam có vợ sinh con cũng được hưởng chế độ này.

Những đối tượng nào được hưởng chế độ thai sản?

Chế độ thai sản được áp dụng cho người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, thuộc một trong số các đối tượng sau:

  • Lao động nữ mang thai và sinh con
  • Lao động nữ mang thai hộ
  • Lao động nữ đặt vòng tránh thai hoặc thực hiện các biện pháp triệt sản
  • Người lao động (có thể nam hoặc nữ) nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi
  • Lao động nam có vợ sinh con

Tuy nhiên, trong các trường hợp trên người lao động cần phải đáp ứng thêm một số điều kiện về thời gian tham gia bảo hiểm xã hội như sau:

- Đối với lao động nữ sinh con, mang thai hộ hoặc người lao động nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi: Phải đóng đủ từ 06 tháng bảo hiểm xã hội trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi.

- Đối với lao động nữ cần nghỉ dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền: Phải đóng đủ 03 tháng bảo hiểm xã hội trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con

- Đối với những lao động đã thỏa mãn 2 điều kiện kể trên mà thôi việc hay chấm dứt hợp đồng lao động trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng thì vẫn được giải quyết hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Đối tượng được hưởng chế độ thai sản

Đối tượng được hưởng chế độ thai sản

Thời gian giải quyết chế độ thai sản là bao lâu?

Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động cần nộp hồ sơ giải quyết chế độ thai sản cho người sử dụng lao động trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày quay lại làm việc. Trong trường hợp người lao động thôi việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động thì hồ sơ này phải được nộp trực tiếp lên cơ quan bảo hiểm xã hội kèm xuất trình sổ bảo hiểm. 

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, người sử dụng lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ và danh sách người lao động hưởng chế độ thai sản lên cơ quan bảo hiểm có thẩm quyền.

Cơ quan bảo hiểm xã hội có nghĩa vụ thực hiện giải quyết và chi trả chế độ thai sản như sau:

Về thời hạn:

  • Trong vòng 06 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người sử dụng lao động
  • Trong vòng 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động

Về hình thức chi trả tiền:

  • Chuyển tiền thông qua cơ quan/doanh nghiệp nơi người lao động đang làm việc
  • Chuyển tiền qua tài khoản cá nhân của người lao động
  • Người lao động nhận tiền trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội
  • Chuyển qua người được ủy quyền hợp pháp để nhận chế độ thai sản

Trong trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết chi trả cho người lao động thì phải có phản hồi bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thời gian giải quyết chế độ thai sản

Thời gian giải quyết chế độ thai sản

Hồ sơ giải quyết chế độ thai sản gồm những gì?

Để giải quyết chế độ thai sản, người lao động cần chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

Hy vọng rằng từ những thông tin hữu ích mà bài viết chia sẻ các bạn đã hiểu rõ được những quy định về chế độ thai sản nói chung và thời gian giải quyết chế độ thai sản nói riêng. Đây là kiến thức hữu ích mà mỗi người lao động cần trang bị để đảm bảo quyền lợi chính đáng của mình khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan