Quay lạiQuay lại

Cách hiểu đúng nhất về thực phẩm sạch theo tiêu chuẩn quốc tế

10/1/2023

Share

Nội dung chính

I. Thực phẩm sạch là gì?
II. Thực phẩm sạch ở mức độ như thế nào?
1. Theo tiêu chuẩn GAP
2. Tiêu chuẩn hữu cơ và hữu cơ organic
III. Vai trò của thực phẩm sạch đối với sức khỏe con người
1. Vai trò của thực phẩm sạch trong đời sống hàng ngày
2. Vai trò của thực phẩm sạch đối với sức khỏe con người

Theo nhiều nghiên cứu và khảo sát của những chuyên gia trong lĩnh vực y tế cho rằng thực phẩm sạch đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống con người. Nhưng đa phần mọi người đều nghĩ thực phẩm tươi ngon đều là những thực phẩm sạch. Nhận định này có hoàn toàn đúng không? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ và đúng về thực phẩm sạch.

Không phải thực phẩm tươi và bóng loáng đều là sạch - Nguồn ảnh: shutterstock

Không phải thực phẩm tươi và bóng loáng đều là sạch - Nguồn ảnh: shutterstock

I. Thực phẩm sạch là gì?

Theo nghĩa đen thì thực phẩm sạch được hiểu là những nguyên liệu không chứa chất bẩn. Chất bẩn ở đây là những tác nhân gây hại cho sức khoẻ như thuốc trừ sâu, ion kim loại nặng, các nguồn ô nhiễm cơ học như phân, nước bẩn,...

Ngoài ra, thực phẩm sạch còn được biết là thực phẩm được trồng theo đúng quy định nhất định. Khi chăm sóc cây, người nông dân có thể sử dụng thuốc trừ sâu hoặc những thuốc hoá học khác nhưng phải trong mức độ cho phép. Đồng thời, thực phẩm khi thu hoạch phải đảm bảo những yếu tố sau đây:

  • Có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng.
  • Không chứa những tạp chất như thuỷ tinh, kim loại,...
  • Được kiểm tra và đánh giá chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Không chứa những tác nhân sinh học gây bệnh như ký sinh trùng hoặc vi sinh vật.
  • Không chứa các loại thuốc bảo vệ thực vật, hoá chất và những chất kháng sinh không được vượt quá giới hạn cho phép.

Thông thường, người ta chia thực phẩm sạch thành 3 loại chính, cụ thể là:

  • Thực phẩm không ô nhiễm: Đây là loại thực phẩm sơ cấp nhất. Đa phần các loại này được trồng trong môi trường khép kín, tuân theo những quy trình nghiêm ngặt và đảm bảo quy định cho phép.
  • Thực phẩm sinh thái: Đây là loại thực phẩm được xem là thực phẩm xanh. Sản phẩm được nuôi trồng trong điều kiện sinh thái, tuân theo những tiêu chuẩn của thực phẩm và không gây ô nhiễm, an toàn và vệ sinh.
  • Thực phẩm hữu cơ: Là sản phẩm được sản xuất theo nguyên lý nông nghiệp hữu cơ và được cơ quan thẩm quyền xác nhận và trao chứng chỉ. Nguyên liệu nuôi trồng bắt buộc phải sử dụng những sản phẩm tự nhiên, vùng sản xuất phải đảm bảo trong 3 năm liền không sử dụng chất hoá học.

II. Thực phẩm sạch ở mức độ như thế nào?

Những người bán thực phẩm sạch hầu hết sẽ không đo lường được mức độ sạch của thực phẩm. Vì thế, dưới đây là những tiêu chuẩn đánh giá một thực phẩm như thế nào là sạch:

1. Theo tiêu chuẩn GAP

GAP là một trong những tiêu chuẩn do tổ chức nông nghiệp và lương thực Liên Hiệp Quốc sử dụng để đánh giá thực phẩm. Tại Việt Nam, GAP được chia làm 2 loại là VietGAP và GlobalGAP:

  • Với VietGAP: Đạt chuẩn nếu thực phẩm đảm bảo kỹ thuật sản xuất khoa học, không được chứa các chất hoá học và chất độc hại. Bên cạnh đó, môi trường sản xuất không được lạm dụng sức lao động, nguồn gốc sản phẩm phải rõ ràng. Khi đáp ứng đủ 4 tiêu chuẩn này thì được gọi là thực phẩm sạch.
  • Với GlobalGAP: Thực phẩm được đánh giá sạch theo tiêu chuẩn này phải ở trong môi trường sản xuất sạch sẽ, không sử dụng chất độc hại, bao bì phải rõ ràng và quá trình giám sát phải thực hiện đúng quy định.
Những tiêu chuẩn đánh giá một thực phẩm tại Việt Nam - Nguồn ảnh: Canva

Những tiêu chuẩn đánh giá một thực phẩm tại Việt Nam - Nguồn ảnh: Canva

2. Tiêu chuẩn hữu cơ và hữu cơ organic

Đối với tiêu chuẩn hữu cơ, yếu tố đánh giá thực phẩm sạch bao gồm 4 chữ không: không hoá chất, không sử dụng phân bón hoá học, không chất kích thích và không dùng các chất biến đổi gen.

Thêm vào đó, tiêu chuẩn hữu organic sẽ giúp tổ chức kiểm soát được nguyên liệu trong quá trình sản xuất. Với cơ sở đó sẽ biết được thực phẩm có bị biến đổi gen hay không, có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hay chất hoá học hay không.

III. Vai trò của thực phẩm sạch đối với sức khỏe con người

1. Vai trò của thực phẩm sạch trong đời sống hàng ngày

Mỗi một loại thực phẩm sạch đều có một mức độ an toàn khác nhau. Hơn nữa, thực phẩm sạch sẽ giúp tạo cảm giác ngon miệng cho người ăn hơn là những thực phẩm thông thường. Bên cạnh đó, sản phẩm từ thực phẩm sạch luôn được sản xuất với quy trình nghiêm ngặt, từ đó giúp giữ được độ tươi ngon và hương vị tự nhiên cho sản phẩm.

Chính vì những lợi ích của thực phẩm sạch mang lại, ngày này thực phẩm sạch lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đối với cuộc sống con người. Hơn ai hết, mỗi chúng ta đều hiểu rằng có sức khoẻ thì mới có thể làm được những điều mình mong muốn.

2. Vai trò của thực phẩm sạch đối với sức khỏe con người

Thực phẩm sạch sẽ giúp cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể con người. Bên cạnh đó, còn đảm bảo sự an toàn cho hệ tiêu hoá của con người. So với những thực phẩm thông thường, thực phẩm sạch có thể giúp chúng ta sống khỏe khoắn và lành mạnh hơn. Và cuối cùng là hạn chế được tỷ lệ mắc phải những căn bệnh nguy hiểm khi sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc.

Mặt khác, nếu như chúng ta ăn phải thực phẩm bẩn, chất độc trong thực phẩm sẽ ngấm vào cơ thể khiến cơ thể gặp phải nhiều bệnh tật, nhẹ thì đau bụng hoặc ngộ độc thực phẩm, nặng thì có thể bị ung thư và thậm chí gây tử vong. Vì thế, ăn uống lành mạnh và hãy sử dụng thực phẩm sạch, đó chính là điều quan trọng nhất mà vai trò của thực phẩm sạch mang lại.

Thực phẩm sạch ngày càng quan trọng với cuộc sống con người - Nguồn ảnh:  Canva

Thực phẩm sạch ngày càng quan trọng với cuộc sống con người - Nguồn ảnh: Canva

Trên đây là những thông tin về thực phẩm sạch cũng như vai trò của chúng trong đời sống của chúng ta. Trong cuộc sống hiện nay, thực phẩm bẩn luôn len lỏi trong mọi ngóc ngách và người tiêu dùng cần tỉnh táo để có những lựa chọn thông minh nhất. Chính vì vậy, hy vọng nội dung bài viết này đã giúp các bạn và gia đình hiểu rõ và đúng hơn về thực phẩm sạch nhằm bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình nhé!

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan