Quay lạiQuay lại

Thủy đậu có lây không và 02 cách điều trị hiệu quả

31/2/2023

Share

Nội dung chính

I. Bệnh thủy đậu là gì?
II. Bệnh thủy đậu có lây không?
Thông qua đường hô hấp
Thông qua tiếp xúc với vật trung gian
Tiếp xúc với người mắc zona
III. Cách điều trị bệnh thủy đậu hiệu quả
1. Chăm sóc tại nhà
2. Điều trị bằng thuốc
IV. Cách phòng ngừa bệnh thủy đậu

Thủy đậu là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng hoặc để lại di chứng lâu dài cho người bệnh. “Thủy đậu có lây không” là câu hỏi được nhiều người quan tâm đến khi tìm hiểu về bệnh lý này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cho bạn, cùng tìm hiểu nhé.

Thủy đậu là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính - Nguồn: Canva

Thủy đậu là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính - Nguồn: Canva

I. Bệnh thủy đậu là gì?

Thủy đậu (hay còn gọi là cháy rạ, phỏng rạ) là bệnh truyền nhiễm cấp tính. Chúng bị gây ra bởi virus thuộc họ Herpesviridae, có tên khoa học là Varicella Zoster (VZV), virus này còn là nguyên nhân gây ra bệnh zona ở người lớn. 

Biểu hiện rõ rệt của thủy đậu là những cục mụn nước phồng rộp trên khắp cơ thể, ngay cả ở miệng và niêm mạc lưỡi. Ngoài ra còn có các biểu hiện như sốt cao, cơ thể người bệnh nhanh chóng suy nhược, mệt mỏi. Thủy đậu có thể chữa khỏi sau khoảng 2 tuần nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, nếu không được điều trị tốt, thủy đậu có thể sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm não, viêm phổi, nhiễm trùng da,...

Sau khi đã bị thủy đậu, cơ thể sẽ có khả năng tự tạo ra cơ chế miễn dịch với bệnh nên khả năng bị lại rất ít. Nhưng virus gây bệnh sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ tồn tại ở hệ thống thần kinh và gây ra bệnh zona khi cơ thể bị suy yếu.

II. Bệnh thủy đậu có lây không?

Thắc mắc bệnh thủy đậu có lây không được nhiều người đặt ra khi tìm hiểu về bệnh lý này. Bệnh thủy đậu hoàn toàn có khả năng lây lan, thậm chí rất nhanh từ người này sang người khác. Nhiều nghiên cứu cho thấy, có khoảng 90% người chưa mắc bệnh thủy đậu hoặc chưa đi tiêm vacxin sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh cao. Bệnh có thể lây lan theo các con đường trực tiếp hoặc gián tiếp, cụ thể như sau:

Thông qua đường hô hấp

Virus gây ra bệnh thủy đậu có khả năng tồn tại trong các giọt nước bọt bắn ra khi người bệnh ho, hắt hơi. Cách thức lây truyền này được gọi là nhiễm trùng nhỏ giọt.

Thông qua tiếp xúc với vật trung gian

đây là một trong những con đường lây lan nhanh nhất của bệnh thủy đậu. Đây chính là việc tiếp xúc trực tiếp với phần da bị nổi mụn nước của người bệnh hay bị dính chất dịch chảy ra từ các nốt mụn. Ngoài ra, việc tiếp xúc thường xuyên với các vật dụng cá nhân của người bệnh như khăn mặt, bàn chải đánh răng,...cũng có nguy cơ gây lây lan bệnh.

Tiếp xúc với người mắc zona

Con đường lây nhiễm thủy đậu mà nhiều người không hề nghĩ tới đó chính là việc tiếp xúc với những người mắc bệnh zona do sự xuất hiện của virus Varicella Zoster trong hệ thần kinh. 

III. Cách điều trị bệnh thủy đậu hiệu quả

Ngoài những lưu ý về việc bệnh thủy đậu có lây không, người bệnh cần tìm hiểu thêm về cách điều trị bệnh này. Bệnh thủy đậu chưa có thuốc đặc trị, người bệnh có thể tự điều trị tại nhà bằng cách tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ. Để điều trị thủy đậu nhanh khỏi, không để lại sẹo, người bệnh cần kết hợp giữa việc chăm sóc tại nhà và điều trị thuốc như sau:

1. Chăm sóc tại nhà

Người bị thủy đậu cần hạn chế tiếp xúc với nhiều người cũng như tránh đến các khu vực công cộng, thực hiện cách ly tại nhà. Nên lựa chọn quần áo rộng, nhẹ và mỏng, thấm hút mồ hôi tốt để không làm vỡ các mụn nước. Ngoài ra, người bệnh nên tránh ra gió vì cơ thể lúc này rất dễ nhiễm lạnh, khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Trong trường hợp bắt buộc phải đi ra ngoài, người bệnh nên chọn các loại trang phục kín đáo để tránh gió.

Người bệnh nên thực hiện cách ly tại nhà - Nguồn: Canva

Người bệnh nên thực hiện cách ly tại nhà - Nguồn: Canva

Tuyệt đối không được gãi để tránh làm vỡ các mụn nước và dây phần dịch ra các phần da xung quanh. Trong thời gian dưỡng bệnh, nên giữ gìn vệ sinh cơ thể bằng cách sử dụng các dung dịch sát khuẩn hoặc tắm bằng nước ấm. Không sử dụng xà phòng hoặc cọ xát da. Ngoài ra người bệnh cũng nên cắt móng tay và giữ vệ sinh sạch sẽ. Nếu người bệnh là trẻ em, phụ huynh nên sử dụng bao tay vải cho bé để tránh làm tổn thương các mụn nước.

Đồ dùng cá nhân như khăn mặt, ly, chén, muỗng, đũa riêng nên để ở nơi thoáng mát, sạch sẽ, kín gió và để cách ly với người chưa bị nhiễm bệnh. Thời gian cách ly từ 7-10 ngày tính từ ngày phát ban.

Nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng như sốt cao kéo dài, hôn mê, co giật, xuất huyết cần đưa ngay đến bệnh viện để theo dõi và điều trị.

2. Điều trị bằng thuốc

Đối với các nốt mụn đỏ trên cơ thể, bạn có thể sử dụng dung dịch thuốc tím bôi lên để kháng viêm, ngăn ngừa hình thành sẹo về sau. Nếu mụn nước vỡ, bạn nên dùng dung dịch xanh Methylen bôi lên. Khi các nốt mụn đóng vảy, người bệnh có thể sử dụng kem trị dị ứng hoặc các loại thuốc bôi trị ngứa.

Có thể dùng thuốc để điều trị thủy đậu - Nguồn: Canva

Có thể dùng thuốc để điều trị thủy đậu - Nguồn: Canva

Ngoài ra, bạn nên sử dụng Chloramphenicol 0.4% hoặc Argyrol 1% để nhỏ mắt ngày từ 2 đến 3 lần để sát khuẩn. Nếu người bệnh sốt cao có thể sử dụng các loại thuốc hạ sốt thông thường nhưng cần phải tuân theo sự chỉ định của bác sĩ. 

Lưu ý: Không dùng thuốc Aspirin hay các sản phẩm có chứa Aspirin để hạ sốt. Tuyệt đối không sử dụng vôi mỡ Tetaxilin, mỡ Penixilin, thuốc đỏ. Trường hợp trẻ em dưới 6 tháng tuổi, phụ nữ mang thai không được sử dụng các loại kem trị ngứa có chứa Phenol.

IV. Cách phòng ngừa bệnh thủy đậu

Chúng ta đã tìm hiểu được thủy đậu có lây không, vậy cách phòng ngừa thủy đậu là gì? Tiêm vacxin phòng thủy đậu là cách hiệu quả là lâu dài, giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virus gây bệnh thủy đậu. Khoảng 90% người đã tiêm chủng có khả năng miễn dịch với bệnh. Còn 10% còn lại có thể bị thủy đậu sau tiêm chủng nhưng các trường hợp này cũng chỉ bị nhẹ, rất ít nốt mụn và không bị biến chứng. 

Ngoài ra, nên hạn chế tiếp xúc với người bệnh để phòng chống lây lan. Những trường hợp mắc bệnh cần được nghỉ học hoặc nghỉ làm từ 7- 10 ngày để tránh lây lan cho những người xung quanh. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh các đồ dùng cá nhân, vệ sinh mũi họng hằng ngày. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, trường học, vật dụng hằng ngày bằng các chất sát khuẩn thông thường.

Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc thủy đậu có lây không, và trang bị thêm cho mình được những kiến thức quan trọng về bệnh lý này. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị thủy đậu, vì vậy để phòng bệnh thủy đậu, bạn nên chủng ngừa vaccine thủy đậu đúng liều lượng nhé!

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan