Quay lạiQuay lại

Tiểu đường thai kỳ nên kiêng gì để tốt cho sức khỏe mẹ bầu?

2/1/2023

Share

Nội dung chính

I. Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào?
1. Tiểu đường thai kỳ là gì?
2. Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng nguy hiểm tới mẹ bà bé
II. Tiểu đường thai kỳ nên kiêng gì, ăn gì?
1. Những thực phẩm bị tiểu đường thai kỳ nên kiêng
a. Hạn chế ăn thực phẩm có đường
b. Hạn chế ăn nhiều tinh bột
c. Tránh ăn các loại đường và carbohydrate tiềm ẩn
d. Tránh ăn chất béo bão hoà
2.  Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Để có một thai kỳ khỏe mạnh thì chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý là điều mẹ bầu không thể bỏ qua. Đặc biệt đối với các sản phụ mắc tiểu đường thai kỳ thì việc này còn đóng vai trò quan trọng hơn cho sức khỏe của mẹ và bé. Vậy tiểu đường thai kỳ nên kiêng gì để tốt cho sức khỏe mẹ bầu? Hãy cùng Papaya tìm hiểu chi tiết thông tin về vấn đề này thông qua bài viết sau đây nhé!

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ - Nguồn ảnh Canva

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ - Nguồn ảnh Canva

I. Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào?

1. Tiểu đường thai kỳ là gì?

Trong thời gian mang thai lượng đường trong máu của sản phụ tăng cao sẽ dẫn đến tiểu đường thai kỳ. Tình trạng này của mẹ bầu thường xảy ra vào tuần 24-28 của thai kỳ, gây ảnh hưởng đến mẹ và bé. 

Bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ thuyên giảm sau khi sinh nhưng nếu sản phụ không kiểm soát được lượng đường phù hợp chúng sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Theo thống kê có khoảng 18% mẹ bầu gặp tình trạng này nên việc quan tâm đến tiểu đường thai kỳ nên kiêng gì là cực kỳ cần thiết. 

Tình trạng này thông thường sẽ không có diệu hiệu cụ thể nào nên khó có thể phát hiện. Một số đối tượng có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ là:

  • Tiền sử sinh em bé to.
  • Sản phụ bị thừa cân, béo phì.
  • Mẹ bầu mặc hội chứng buồng trứng đa nang,...
  • Tiền sử bất thường về việc nạp Glucose.
  • Mẹ bầu tuổi càng cao càng có nguy cơ mắc bệnh cao (Thông thường mẹ bầu trên 35 tuổi).

Bên cạnh đó đối với các sản phụ không được chẩn đoán tiểu đường thì nên xét nghiệm đo tiểu đường thai kỳ. Thời điểm thực hiện phương pháp này nên ở giai đoạn tuần thứ 24 đến 28. Ngoài ra, phụ nữ có tiền sử tiểu đường thai kỳ nên xét nghiệm 3 lần/năm để theo dõi tiến trình bệnh.

2. Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng nguy hiểm tới mẹ bà bé

Mẹ bầu bị tiểu đường sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không phát hiện kịp thời. Ngoài việc quan tâm đến chế nghỉ ngơi hay vấn đề tiểu đường thai kỳ nên kiêng gì thì mẹ bầu cần phải đến thăm khám sức khỏe thường xuyên. Điều này để kiểm soát tốt sức khoẻ cả mẹ và bé. 

Đối với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ gây ra tăng cân nhanh và bị đa ối. Khi này em bé sinh ra sẽ lớn, có cân nặng tới hơn 4kg. Bên cạnh đó trong quá trình mang thai sẽ dễ bị viêm nhiễm và tái phát bệnh nhiều lần. Trường hợp nặng hơn là có nguy cơ sảy thai, băng huyết sau sinh hoặc thai bị chết. 

Tiểu đường thai kỳ nếu không được kiểm soát sẽ gây nguy hiểm cho mẹ và bé -<i> Nguồn ảnh Canva</i>

Tiểu đường thai kỳ nếu không được kiểm soát sẽ gây nguy hiểm cho mẹ và bé - Nguồn ảnh Canva

Ngoài ra chúng sẽ gây ra cho thai nhi những dị tật về cơ, thần kinh hoặc cơ thể bị biến dạng nguy hiểm. Khi em bé bị sinh ra sẽ dễ gãy xương hoặc sang chấn do thai to. Nguy hiểm hơn em bé của bạn có thể bị suy hô hấp, hạ canxi và bị tiểu đường. Bệnh tiểu đường thai kỳ cũng là nguyên nhân gây ra tử vong ở trẻ sơ sinh trong tuần tiên sau khi chào đời. Vì vậy mẹ bầu cần lưu ý để đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con.  

Xem thêm: Bị tiểu đường thai kỳ phải làm sao? 6 cách hỗ trợ điều trị

II. Tiểu đường thai kỳ nên kiêng gì, ăn gì?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nếu có chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp hạn chế bệnh mà không cần dùng đến thuốc. “Tiểu đường thai kỳ nên kiêng gì để tốt cho sức khỏe mẹ bầu?” là câu hỏi hàng đầu khi các thai phụ được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ. Hãy ghi chú nội dung phần này thật kỹ nhé!

1. Những thực phẩm bị tiểu đường thai kỳ nên kiêng

a. Hạn chế ăn thực phẩm có đường

Đường là thực phẩm giải phóng nhiều insulin gây tăng đường huyết và sẽ có tác dụng tức thời đối với cơ thể. Vì vậy thai phụ cần hạn chế tối đa nạp quá nhiều đường.

Thực phẩm có nhiều đường mẹ bầu cần tránh như: các loại nước ngọt, bánh rán, bánh ngọt, kẹo ngọt, nước ép trái cây nhiều đường, sinh tố đóng chai, trái cây ngọt sấy khô,...

b. Hạn chế ăn nhiều tinh bột

Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ nên kiểm soát lượng tinh bột hằng ngày, ăn nhiều tinh bột sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao. Vì vậy mẹ bầu cần lựa chọn nguồn tinh bột phù hợp để vừa đảm bảo nhu cầu năng lượng cơ thể cũng vừa hạn chế nguy cơ tăng đường huyết.

Các loại thực phẩm cần tránh như bánh từ mì trắng, gạo trắng, bột mì tinh chế,... 

Hãy chia khẩu phần ăn thành 4 phần, trong đó chỉ 1 phần tinh bột và 1 phần đạm, 2 phần rau củ trái cây. Lượng tinh bột rơi vào khoảng ⅔ chén cơm (tinh chỉnh để phù hợp với nhu cầu cơ thể). 

c. Tránh ăn các loại đường và carbohydrate tiềm ẩn

Những loại thực phẩm chứa nhiều carbohydrate như: Rượu, các loại thức ăn nhanh, sốt cà chua, sốt bbq, khoai tây chiên, kem, yến mạch,...

Bên cạnh đó nước ép trái cây bạn cũng nên uống một lượng vừa phải. Lượng Carbohydrate ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường trong máu.

d. Tránh ăn chất béo bão hoà

Nếu mẹ bầu không kiêng các loại chất béo như mỡ động vật, dầu dừa, nội tạng động vật,... sẽ rất có hại cho cơ thể đang bị tiểu đường thai kỳ. Bên cạnh đó trứng và sữa cũng có thành phần chất béo bão hoà vì vậy sản phụ cần sử dụng một cách hợp lý, tránh ăn quá nhiều.

Mẹ bầu cần chú ý đặc biệt với chế độ dinh dưỡng khi bị tiểu đường - Nguồn ảnh Canva

Mẹ bầu cần chú ý đặc biệt với chế độ dinh dưỡng khi bị tiểu đường - Nguồn ảnh Canva

Ngoài các thực phẩm kể trên mẹ bầu cũng cần kiêng ăn mặn và lượng natri đưa vào cơ thể nhỏ hơn 6g mỗi ngày. Hạn chế uống đồ uống có ga, cà phê, không lạm dụng uống quá nhiều nước dừa, nước mía. 

2.  Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì chắc hẳn là mối quan tâm hàng đầu của các bà mẹ trong giai đoạn này. Hiện tại không có chế độ dinh dưỡng nào phù hợp cho tất cả mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Cách tốt nhất là cân bằng thực phẩm trong bữa ăn và chú ý đến phản ứng đường huyết của bạn sau khi ăn. Mẹ bầu cũng có thể tham khảo một vài gợi ý trong phần này để căn chỉnh chế độ ăn của mình:

- Ăn nhiều thực phẩm có protein lành mạnh như đậu, cá, thịt đỏ, thịt nạc, thịt gia cầm,... Ngoài ra các loại quả hạch như hạnh nhân, óc chó, mắc ca, lạc,... cũng rất tốt.

- Chọn chất béo không bão hoà như dầu ô liu, trái bơ, cá hồi, dầu lạc, các loại hạt,...

- Lựa chọn ăn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp. Đa số các loại rau có lượng carbohydrate thấp nên không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.

- Các loại đậu (đậu đỏ, đậu hà lan, đậu nành) hoặc trái cây như táo lê, đào, nho, kiwi, mận,... là nhóm thực phẩm ít làm tăng đường huyết. 

- Nên chia nhiều bữa ăn nhỏ ngoài 3 bữa chính. Mẹ bầu có thể ăn thêm từ 2-3 bữa phụ. Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ chú ý hãy tránh ăn quá nhiều ở một bữa. Việc làm này sẽ gây tăng đường huyết sau ăn và hạ đường huyết khi xa bữa ăn.

Hy vọng qua bài viết này bạn nắm được câu trả lời cho câu hỏi tiểu đường thai kỳ nên kiêng gì. Các thông tin này giúp mẹ bầu giảm gánh nặng khi xây dựng một chế độ ăn hợp lý cho riêng mình. Hãy tiếp tục theo dõi website của Papaya để cập nhật thêm nhiều bài viết hay nhé!

Tham khảo thêm: Cách tránh tiểu đường thai kỳ và những việc mẹ bầu cần biết

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan