Quay lạiQuay lại

Trẻ bị viêm amidan: Nguyên nhân và cách điều trị khi

31/2/2023

Share

Nội dung chính

I. Nguyên nhân và triệu chứng khi trẻ bị viêm amidan
1. Nguyên nhân
2. Triệu chứng khi trẻ bị viêm amidan
Amidan bị sưng to, tấy đỏ
Sốt
Trẻ thấy đau và vướng khi nuốt nước bọt
Hơi thở có mùi hôi
Trẻ ho nhiều
II. Phụ huynh cần làm gì khi trẻ bị viêm amidan?
1. Trẻ bị viêm amidan nhẹ
2. Trẻ bị viêm amidan nặng
III. Cách đề phòng viêm amidan ở trẻ
1. Cho trẻ ăn một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tăng sức đề kháng 
2. Uống nhiều nước ấm 
3. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách

Viêm amidan là bệnh thường gặp ở tất cả mọi người nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ, đặc biệt là ở trẻ từ 3 tuổi trở lên. Trẻ bị viêm amidan nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến bệnh mãn tính và làm tăng nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm khác. Do vậy, phụ huynh cần trang bị cho mình những kiến thức về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách đề phòng và điều trị bệnh cho con mình. Nội dung bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn một cách rõ ràng.

Amidan ở trẻ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm - Nguồn: Canva

Amidan ở trẻ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm - Nguồn: Canva

I. Nguyên nhân và triệu chứng khi trẻ bị viêm amidan

1. Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị viêm amidan trong đó sẽ bao gồm 6 nhóm chính sau:

  • Virus: Cúm, ho gà, sởi,...
  • Môi trường bị ô nhiễm, khói bụi
  • Khí hậu thay đổi đột ngột, đang trong thời gian giao mùa (độ ẩm cao, lạnh đột ngột)
  • Cơ địa của trẻ thuộc nhóm có địa dị ứng, tình trạng hệ miễn dịch yếu kém
  • Họng, miệng hình thành ổ viêm như viêm lợi, sâu răng, viêm xoang, viêm lợi
  • Vi khuẩn: liên cầu tan huyết nhóm A, S.pneu haemophilus, Streptococcus, tụ cầu, yếm khí,...

Đối với các trường hợp amidan bị viêm tái phát nhiều lần, khả năng chống lại vi khuẩn bị yếu đi, thì chính các ổ viêm nằm trong amidan lại là nơi khởi phát cho những đợt bị viêm vùng họng.

2. Triệu chứng khi trẻ bị viêm amidan

Nhận biết sớm các triệu chứng viêm amidan ở trẻ để điều trị sớm là rất quan trọng. Vì đây là tuyến miễn dịch có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ sức khỏe hệ hô hấp nói riêng và cơ thể nói chung. Cụ thể, khi trẻ bị viêm amidan sẽ có những triệu chứng đặc trưng như sau:

Amidan bị sưng to, tấy đỏ

Phụ huynh có thể kiểm tra bằng cách sử dụng đèn pin nhỏ cùng dụng cụ để ấn lưỡi của trẻ xuống rồi kiểm tra vùng họng của trẻ. Vị trí amidan có xuất hiện các đốm trắng nhỏ ở bề mặt, đỏ và sưng hơn bình thường thì nghĩa là trẻ đang bị viêm sưng amidan.

Kiểm tra amidan tại nhà - Nguồn: Canva

Kiểm tra amidan tại nhà - Nguồn: Canva

Sốt

Viêm amidan thường không gây sốt cao nếu phát hiện sớm, tuy nhiên trẻ vẫn sẽ bị sốt nhẹ và kéo dài.

Trẻ thấy đau và vướng khi nuốt nước bọt

Triệu chứng này khá giống với trường hợp bị viêm họng, khiến trẻ bị khó chịu khi nuốt thức ăn.

Hơi thở có mùi hôi

Mặc dù đánh răng, vệ sinh răng miệng thường xuyên nhưng khi trẻ bị viêm amidan thì hơi thở vẫn sẽ có mùi hôi rõ rệt. Chính dịch mủ cùng với sự tích tụ của vi khuẩn là nguyên nhân tạo ra mùi hôi khó chịu cho khoang miệng.

Trẻ ho nhiều

Amidan còn ảnh hưởng đến các vùng niêm mạc họng xung quanh, từ đó khiến trẻ cảm giác ngứa, khó chịu ở cổ họng dẫn đến ho, có đờm, khàn giọng.

Phần lớn khi trẻ bị viêm amidan, triệu chứng khá rõ ràng để nhận biết. Tuy nhiên, nếu cha mẹ chủ quan làm triệu chứng bệnh kéo dài thì việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn.

II. Phụ huynh cần làm gì khi trẻ bị viêm amidan?

Khi trẻ bị viêm amidan, điều phụ huynh cần làm là theo dõi các triệu chứng của trẻ và đưa trẻ đến các cơ sở y tế khám bệnh. Không nên tự ý mua thuốc cho trẻ dẫn đến tình trạng sai thuốc khiến cho bệnh trở nên trầm trọng hơn. Việc chăm sóc cho trẻ bị viêm amidan còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh và triệu chứng, cụ thể như sau:

1. Trẻ bị viêm amidan nhẹ

Nếu trẻ chỉ bị viêm amidan nhẹ, triệu chứng thoáng qua, thì không nhất thiết phải điều trị với thuốc kê đơn mà bác sĩ sẽ hướng dẫn phụ huynh cách điều trị và chăm sóc tại nhà. Cụ thể:

  • Cho trẻ ăn uống đủ bữa, đủ chất, tăng cường bổ sung thêm Vitamin C để tăng sức đề kháng
  • Dùng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng cho trẻ súc miệng hằng ngày
  • Không cho trẻ ăn uống các thực phẩm lạnh vì có thể gây viêm amidan nặng hơn

2. Trẻ bị viêm amidan nặng

Trẻ vẫn có nguy cơ bị viêm amidan nặng hoặc mãn tính, nhất là trường hợp bệnh tái phát nhiều lần. Khi đó, bác sĩ sẽ xem xét và gợi ý cho trẻ cắt bỏ amidan khi cơ quan này đã bị viêm nặng, mất đi chức năng để ngăn ngừa biến chứng xảy ra.

III. Cách đề phòng viêm amidan ở trẻ

Nguyên tắc phòng ngừa viêm amidan tái phát là phải giữ ấm cho phần cổ họng ấm đồng thời tăng cường sức đề kháng cho amidan và các bộ phận xung quanh. Dưới đây là những cách đề phòng cho trẻ giúp bảo vệ và ngăn ngừa amidan tái phát hiệu quả:

1. Cho trẻ ăn một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tăng sức đề kháng 

Trong mỗi bữa ăn hàng ngày, hãy đảm bảo cung cấp cho trẻ đầy đủ các nhóm chất cần thiết. Đặc biệt là protein, vitamin và khoáng chất. Các vitamin tốt cho hệ miễn dịch không thể bỏ qua như: Vitamin C, Vitamin A,...

Ngoài ra, phụ huynh hãy đảm bảo an toàn thực phẩm cho trẻ, tránh nạp vào cơ thể thực phẩm mang theo vi trùng gây bệnh bằng việc: Ăn chín, uống sôi, hạn chế đồ ăn sống,...Rau củ quả nếu ăn trực tiếp cần rửa sạch và ưu tiên các nguồn thực phẩm sạch, không có dư lượng chất bảo vệ thực vật.

2. Uống nhiều nước ấm 

Uống nhiều nước ấm sẽ giúp làm dịu vùng cổ họng, đồng thời ngăn ngừa viêm amidan tái phát rất hiệu quả. Uống nước nóng cũng sẽ là một phương thuốc tuyệt vời nếu trẻ đang bị cảm lạnh, ho và đau họng. Nó giúp hòa tan đờm và loại bỏ đờm từ đường hô hấp của trẻ.

3. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp hạn chế sự sinh sôi và gây bệnh của vi khuẩn vòm họng, vì thế đây cũng là một biện pháp để ngăn ngừa amidan tái phát. Cần vệ sinh răng miệng cho trẻ bằng cách đánh răng thường xuyên, súc miệng bằng nước muối và dung dịch sát khuẩn.

Vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ hạn chế được vi khuẩn - Nguồn: Canva

Vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ hạn chế được vi khuẩn - Nguồn: Canva

Bên cạnh những cách phòng ngừa trên, đừng quên đưa trẻ tới khám kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện và điều trị viêm amidan khi có dấu hiệu bệnh.

Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh lý viêm amidan ở trẻ mà các bậc phụ huynh nên nắm rõ để đề phòng và chữa trị. Khi trẻ có những dấu hiệu bất thường kể trên thì phụ huynh nên đưa bé đến cơ sở y tế uy tín để khắc phục kịp thời.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan