Quay lạiQuay lại

Cảnh báo 05 triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn

13/1/2023

Share

Nội dung chính

I. Sốt xuất huyết ở người lớn là gì?
II. Những triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn
1. Dấu hiệu sốt xuất huyết ở người lớn dạng nhẹ
2. Dấu hiệu sốt xuất huyết gây xuất huyết nội tạng
3. Dấu hiệu sốt xuất huyết Dengue (hội chứng sốc Dengue)
III. Ba giai đoạn của sốt xuất huyết ở người lớn
1. Giai đoạn bị sốt
2. Giai đoạn ở mức nguy hiểm
3. Giai đoạn hồi phục
IV. Cách ngăn ngừa sốt xuất huyết ở người lớn là gì?

Thời tiết nắng nóng xen kẽ những đợt mưa lớn sẽ là thời điểm thuận lợi cho các căn dịch bệnh truyền nhiễm bùng phát. Một trong những dịch bệnh nguy hiểm nhất là sốt xuất huyết. Bên cạnh đó, những triệu chứng của sốt xuất huyết ở người lớn và trẻ nhỏ khá giống nhau. Vậy nên triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn là gì? Trong bài viết này, Papaya sẽ giải đáp đến các bạn và gia đình một cách chi tiết nhất!

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do muỗi vằn gây ra hằng năm - Nguồn ảnh: Canva

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do muỗi vằn gây ra hằng năm - Nguồn ảnh: Canva

I. Sốt xuất huyết ở người lớn là gì?

Sốt xuất huyết ở người lớn là bệnh dịch truyền nhiễm cấp tính do một loại virus có tên là Dengue gây ra. Sốt xuất huyết có thể từ người này sang người kia nếu nguyên do là bị muỗi vằn đốt. So với người lớn, trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị mắc bệnh hơn.

Sốt xuất huyết thường khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, đau nhức ở các khớp và các cơ. Sốt xuất huyết nhẹ thì có thể gây sốt và bị phát ban ngoài da. Còn đối với trường hợp nặng thì có thể chảy máu, đột ngột giảm huyết áp và thậm chí là bị tử vong. Bệnh khởi phát và diễn biến rất nhanh nên các bạn cần chú ý theo dõi để phát hiện và điều trị kịp thời.

II. Những triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn

Hầu như những triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn khá tương đồng với sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ. Khi không may mắc phải, người bệnh có thể sẽ phải gặp 1 trong 2 trường hợp là sốt xuất huyết thể hiện ra bên ngoài hoặc xuất huyết nội tạng.

1. Dấu hiệu sốt xuất huyết ở người lớn dạng nhẹ

Đối với trường hợp này, người lớn sẽ có những triệu chứng rầm rộ hơn trẻ em. Bắt đầu bằng dấu hiệu sốt trong vòng 4 đến 7 ngày kể từ khi bị mắc bệnh do muỗi và kèm theo một số biểu hiện như:

  • Cơ thể phát ban.
  • Buồn nôn hoặc ói mửa.
  • Đau nhức xương khớp và cơ.
  • Sốt cao và có thể lên đến 40,5 độ C.
  • Đau nhức đầu nghiêm trọng và đau phía sau mắt.
 Triệu chứng nhẹ của sốt xuất huyết ở người lớn - Nguồn ảnh: Freepik

 Triệu chứng nhẹ của sốt xuất huyết ở người lớn - Nguồn ảnh: Freepik

2. Dấu hiệu sốt xuất huyết gây xuất huyết nội tạng

Khi nhiễm vào loại virus gây bệnh, người mắc phải có thể bị xuất huyết nội tạng (đường tiêu hoá và xuất huyết não). Kèm theo đó, triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn do xuất huyết đường tiêu hoá sẽ có những biểu hiện như sốt nhẹ, không phát ban. Sau đó khoảng 2 ngày, người bệnh sẽ đi ngoài ra máu và trên da bắt đầu xuất hiện những chấm xuất huyết và da xanh tái.

Trong trường hợp xuất huyết não sẽ rất khó để nhận biết bởi triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn sẽ không rõ ràng. Một số biểu hiện trên người bệnh chỉ có thể là sốt, đau đầu, liệt tay hoặc chân và sau đó có thể bị hôn mê. Nếu kéo dài thời gian phát hiện bệnh có thể dẫn tới tử vong.

3. Dấu hiệu sốt xuất huyết Dengue (hội chứng sốc Dengue)

Đây có thể là dạng nặng nhất của bệnh sốt xuất huyết. Những triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn bao gồm những dấu hiệu của thể nhẹ kèm theo biểu hiện chảy máu, huyết tương mạch thoát khỏi mạch máu, bị hạ huyết áp và chảy máu ồ ạt.

Trường hợp này thường xảy ra ở người bệnh bị mắc phải ở lần tiếp sau đó. Khi cơ thể đã có miễn dịch chủ động hoặc thụ động với một loại virus, sau khoảng 2 đến 5 ngày thì bệnh sẽ có khả năng tiến triển nặng và gây tử vong nhanh chóng. Tình trạng này thường xuyên xảy ra ở trẻ nhỏ.

III. Ba giai đoạn của sốt xuất huyết ở người lớn

Thông thường, thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết sẽ diễn ra khoảng 4 đến 10 ngày. Tuy nhiên, tuỳ vào mức độ và triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn sẽ chia thành 3 giai đoạn chính:

1. Giai đoạn bị sốt

Virus Dengue sau khi truyền bệnh qua cơ thể người bằng vết muỗi đốt, thời gian ủ bệnh sẽ bắt đầu diễn ra trong khoảng 4 đến 7 ngày, thậm chí là 14 ngày. Sau đó, cơ thể người bệnh dần xuất hiện những biểu hiện bị sốt.

Khi bước vào giai đoạn này, người bệnh có thể bị sốt cao và đột ngột tăng tới 39 - 40 độ C. Mặc dù đã dùng thuốc hạ sốt nhưng vẫn không có tác dụng và sốt sẽ đi kèm với những triệu chứng như: đau họng, đau đầu, tiêu chảy, chảy máu chân răng hoặc chảy máu mũi,....

2. Giai đoạn ở mức nguy hiểm

Giai đoạn này diễn ra từ 3 đến 7 ngày kể từ khi bị sốt ngày đầu tiên. Tình trạng này đặc trưng bởi lượng tiểu cầu giảm và máu bị đông đặc. Các biểu hiện có thể xuất hiện hoặc không. 

Ngoài ra, những biến chứng nặng cũng có nguy cơ xảy ra như tràn dịch màng bụng, xuất huyết dưới da hoặc ở những vị trí mặt trước 2 chân, 2 cánh tay, đùi, bụng,... Nguy hiểm hơn, người bệnh có thể bị xuất huyết nội tạng đường tiêu hoá và phổi. Thậm chí, nguy cơ viêm gan nặng, viêm cơ tim, suy thận hoặc viêm não cũng có thể xảy ra.

Do đó, trong giai đoạn này, người bệnh cần được theo dõi một cách chặt chẽ các triệu chứng nhằm cấp cứu kịp thời, tránh những điều đáng tiếc xảy ra.

Mức độ và triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn chia thành 3 giai đoạn  - Nguồn ảnh: Freepik

Mức độ và triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn chia thành 3 giai đoạn - Nguồn ảnh: Freepik

3. Giai đoạn hồi phục

Đây là thời gian cơ thể cần được bổ sung nhiều dưỡng chất, nghỉ ngơi để đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khoẻ của người bệnh. Trong giai đoạn này, người bệnh đã hết sốt, huyết áp ổn định, đi tiểu nhiều hơn bình thường và cảm thấy thèm ăn.

Tuy nhiên, không nên chủ quan mà lúc này vẫn nên theo dõi sát sao tình hình sức khoẻ của người bệnh. Chú ý những biểu hiện bất thường bởi nguy cơ phù phổi hoặc suy tim vẫn có thể xảy ra.

IV. Cách ngăn ngừa sốt xuất huyết ở người lớn là gì?

Sốt xuất huyết là căn bệnh có thể truyền nhiễm từ người này sang người khác. Bởi thế, sau khi nhận biết rõ ràng những triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn, các bạn nên lưu tâm một số biện pháp ngăn ngừa dưới đây cho cả người lớn và trẻ nhỏ nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình:

  • Không nên trữ nước lâu ngày trong những chai, lọ, lu,...
  • Vệ sinh nơi ở, môi trường sống sạch sẽ để tránh muỗi có cơ hội phát triển.
  • Phát quang bụi rậm quanh nhà và ngủ trong màn để tránh bị muỗi đốt.
  • Tiêu diệt muỗi bằng cách đốt nhang muỗi, phun thuốc diệt muỗi hoặc lấy vợt bắt muỗi.
  • Mặc quần áo dài khi đi ra ngoài, hạn chế tiếp xúc với những người bị sốt xuất huyết do muỗi vằn gây ra.

Mỗi năm có hàng triệu trường hợp bị nhiễm sốt xuất huyết ở trên toàn thế giới. Sốt xuất huyết còn là căn bệnh nguy hiểm đi kèm những nguy cơ biến chứng nghiêm trọng. Do vậy, để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình, hãy chủ động tìm hiểu về sốt xuất huyết, những triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn và trẻ nhỏ, biện pháp phòng ngừa chúng để từ đó có cách phòng bệnh hơn chữa bệnh. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn và gia đình hiểu hơn về sốt xuất huyết. 

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan