Quay lạiQuay lại

Cách giáo dục con cái khi trẻ đến tuổi nổi loạn

25/1/2023

Share

Nội dung chính

1. Tuổi nổi loạn đầu tiên: khi trẻ được 2 tuổi
Để con tự do chọn lựa
Nhẹ nhàng khuyên bảo con
Cho con thời gian chuẩn bị
Trò chuyện và chơi cùng con
2. Tuổi nổi loạn thứ 2: từ 7-9 tuổi
Chủ động tương tác, chia sẻ cùng trẻ
Nuôi dưỡng sở thích của con
Bình tĩnh trao đổi khi có vấn đề
3. Tuổi nổi loạn thứ 3: từ 12 – 15 tuổi
Cho con sự riêng tư
Lắng nghe và khen thưởng
Định hướng và dẫn lối
Kết 

Tuổi nổi loạn thực chất là giai đoạn đánh dấu sự trưởng thành của con. Thế nhưng nhiều bậc cha mẹ vẫn còn bối rối, không biết ứng xử sao cho phù hợp để giúp con vượt qua khoảng thời gian này. Hãy cùng Papaya tìm hiểu về nhu cầu, tâm sinh lý đằng sau những hành vi bất hợp tác của con trong độ tuổi nổi loạn này nhé!

Tuổi nổi loạn là giai đoạn đánh dấu sự trưởng thành của con

Tuổi nổi loạn là giai đoạn đánh dấu sự trưởng thành của con

Trẻ thường có 3 giai đoạn nổi loạn trong đời, bắt nguồn từ những thay đổi trong tâm sinh lý, dẫn đến nhận thức mới mẻ về thế giới, từ đó hành vi của trẻ cũng sẽ thay đổi theo. Chúng ta cùng bước vào giai đoạn đầu tiên của tuổi nổi loạn nhé!

1. Tuổi nổi loạn đầu tiên: khi trẻ được 2 tuổi

Trẻ 2 tuổi bắt đầu có những nhận thức và tư duy riêng, tuy nhiên do vẫn còn non nớt, mà bên cạnh việc thể hiện quan điểm bản thân, trẻ sẽ có xu hướng copy lại hình mẫu từ những người xung quanh. 

Con trẻ giai đoạn này sẵn sàng nói không với những gì mà bé cảm thấy không thích, đồng thời biểu đạt những hành động, cảm xúc quá mức như cào cấu cắn xé mỗi khi cảm thấy không hài lòng. Nguyên nhân không phải do trẻ hư, mà nằm ở việc con chưa biết điều chỉnh hành vi phù hợp. Vậy cha mẹ cần ứng xử như nào với con khi bé bước vào giai đoạn này. 

Để con tự do chọn lựa

Trẻ tuổi này sẽ thường có những hành động ngang bướng khi bị ép buộc theo một lựa chọn nào đó. Vậy nên nếu muốn con làm theo ý mình, bố mẹ hãy luôn đưa ra cho con 2 lựa chọn như: Con muốn đi chơi công viên hay đi chơi nhà bạn Bi, Con muốn đánh răng hay rửa mặt trước. Như vậy trẻ sẽ cảm thấy bản thân mình được tôn trọng và dễ dàng nghe theo những yêu cầu của bố mẹ

Nhẹ nhàng khuyên bảo con

Thời điểm này con trẻ thường sẽ bắt chước những hành vi của người lớn, vì thế cha mẹ nên điều chỉnh lời nói, hành động phù hợp tránh việc trẻ sao chép rồi áp dụng ngước lên bố mẹ. 

Đối với con bố mẹ nên đưa ra những lời khuyên nhẹ nhàng thay vì quát mắng, ra lệnh. Ví dụ như “con đừng vẽ lên tường nhé, con vẽ lên tường mẹ phải lau mẹ sẽ rất là mệt huhu” sẽ tốt hơn là “Đừng vẽ lên tường” với thái độ hằn học. 

Cho con thời gian chuẩn bị

Việc vui chơi có thể là chuyện bình thường với cha, mẹ, nhưng nó lại là công việc riêng và rất quan trọng đối với con. Thế nên cũng như bao người lớn, cha mẹ cần cho con thời gian chuẩn bị và hoàn thành công việc của mình trước khi yêu cầu con dừng lại hoàn toàn. 

Trò chuyện và chơi cùng con

Việc trò chuyện và chơi cùng con một cách đơn giản, không chỉ gắn bó tình cảm giữa cha mẹ và con cái, mà còn là cơ hội để trẻ học tập, bắt chước những hành vi tốt đẹp của cha mẹ. Việc chơi cùng con cũng khiến cha mẹ, và con hiểu nhau hơn, hạn chế những xung đột. 

Tuổi nổi loạn xảy ra khi trẻ bắt đầu có nhận thức mới về thế giới xung quanh

Tuổi nổi loạn xảy ra khi trẻ bắt đầu có nhận thức mới về thế giới xung quanh

2. Tuổi nổi loạn thứ 2: từ 7-9 tuổi

Đây là thời điểm trẻ mới lớn đã vào tiểu học, giai đoạn nổi loạn này con đã lớn hơn và dần dần mở rộng phạm vi tiếp xúc vượt ra ngoài những người thân trong gia đình. Trẻ bắt đầu có tư duy về việc lớn lên, muốn tự quyết định, nên thường xuyên cãi lại người lớn, hoặc nếu không thì cũng có những suy nghĩ ngấm ngầm phản biện. Tuy nhiên các bé tiểu học vẫn chưa thực sự có thể tự lập, mà vẫn cần người lớn đứng ra giải quyết những vấn đề mà mình gặp phải. 

Chủ động tương tác, chia sẻ cùng trẻ

Giai đoạn này cha mẹ nên chủ động bắt chuyện và tương tác với con, hãy lắng nghe với thái độ tôn trọng để nắm bắt được những suy nghĩ của con, từ đó đưa ra những lời khuyên phù hợp. Việc nà sẽ giúp trẻ tin tưởng và thoải mái chia sẻ những vấn đề hay vướng mắc mà trẻ gặp phải. 

Nuôi dưỡng sở thích của con

Cha mẹ cần chú ý việc nuôi dưỡng sở thích của con, cho con tự lập trong khả năng của mình để con cảm thấy được công nhận và tự tin hơn, giúp được thoải mái khi làm những điều mà con thích. Khi bạn quan sát, chú ý đến những sở thích của con, bạn có thể sẽ khai thác được tài năng của con để phát triển và nuôi dưỡng cho con sớm.

Cha mẹ cần chú ý việc nuôi dưỡng sở thích của con

Cha mẹ cần chú ý việc nuôi dưỡng sở thích của con

Bình tĩnh trao đổi khi có vấn đề

Mỗi khi con có thái độ bất hợp tác, thay vì nổi giận và phạt con ngay lập tức. Cha mẹ nên bình tĩnh thương lượng với con, cha mẹ nên thể hiện uy quyền ở mức vừa phải tránh đẩy sự việc thêm căng thẳng. 

3. Tuổi nổi loạn thứ 3: từ 12 – 15 tuổi

Trẻ mới lớn bước vào tuổi dậy thì có những thay đổi kể cả về tâm lý và cơ thể. Đây là giai đoạn khó khăn nhất trong 3 độ tuổi nổi loạn, khi hormone thay đổi trẻ có thể sẽ cảm thấy tự ti, lo âu và dễ bị kích động. 

Tuổi nổi loạn mạnh mẽ hơn khi con bắt đầu tập làm người lớn

Tuổi nổi loạn mạnh mẽ hơn khi con bắt đầu tập làm người lớn

Đây còn là giai đoạn con đang “tập làm người lớn”, khi ấy nhu cầu khẳng định bản thân của trẻ sẽ được thể hiện rất mạnh mẽ. Con thường xuyên có hành động thách thức những quy tắc mà cha mẹ áp đặt, đôi khi trẻ cũng ý thức được việc làm như thế là sai nhưng vẫn làm. Chính vì vậy mà trong giai đoạn này cha mẹ không nên sử dụng thái độ cứng nhắc để áp dụng lên con, vì có thể gây ra phản tác dụng. 

Cho con sự riêng tư

Thời điểm này, trẻ có xu hướng muốn chứng minh bản thân do đó cha mẹ nên để cho con có không gian riêng. Bỏ qua những lỗi nhỏ nhặt và chỉ nên can dự vào những vấn đề lớn của con vì giai đoạn tuổi nổi loạn này trẻ rất dễ tự ái. Ngoài ra, phụ huynh cũng cần duy trì việc trò chuyện để hiểu tâm tư tình cảm của con, việc này nên diễn ra từ 2-3 lần 1 tháng, hoặc mỗi tháng 1 lần tùy từng gia đình. 

Lắng nghe và khen thưởng

Khi cha mẹ và con cái có khoảng thời gian tâm sự, cha mẹ nên lắng nghe con nhiều hơn là nói lên những tâm tư của mình. Tôn trọng và bắt đầu tập làm quen với việc con mình đã lớn, hãy cổ vũ, an ủi khi con gặp khó khăn, và khen thưởng động viên khi con đạt được thành tựu nào đó dù to hay nhỏ. 

Định hướng và dẫn lối

Đây  thời điểm cha mẹ cần từng bước dẫn đường cho con bước ra thế giới. Vẽ ra cho con những mục tiêu về tương lai và dẫn đường cho con để có thể đạt được mục tiêu đó. Đưa con đi những trại hè, lễ hội, hoặc những hội thảo phù hợp lứa tuổi để con được tiếp xúc với môi trường lành mạnh, cải thiện những kỹ năng, trau dồi kiến thức và nhận thức của con. 

Ngoài ra trẻ mới lớn trong giai đoạn này cũng dần có những suy tư về bản thân và gia đình, thế nên cha mẹ cũng cần có thái độ hòa nhã với nhau, nhằm tạo nên không khí gia đình hạnh phúc, để con cái không bị những áp lực về tâm lý. 

Kết 

Không chỉ trẻ mới lớn, trẻ em, mỗi con người luôn có những khủng hoảng riêng trong mỗi khoảng đời của mình. Tuổi nổi loạn sau cùng cũng chỉ là một cách gọi khác của những khủng hoảng thời thơ ấu. Trẻ em vì chưa có đủ nhận thức và kinh nghiệm sẽ tiếp nhận những khủng hoảng này khó khăn hơn, do đó các con luôn cần sự đồng hành của cha mẹ kề bên. Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn có những kiến thức cần thiết để giúp con vượt qua tuổi nổi loạn.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan