Quay lạiQuay lại

5 sai lầm khiến viêm phế quản ở trẻ em mãi không khỏi

23/1/2023

Share

Nội dung chính

1. Tổng quan về bệnh viêm phế quản ở trẻ em
2. Triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em
2.1 Giai đoạn khởi phát
2.2 Giai đoạn toàn phát
2.3 Giai đoạn nguy hiểm
3. 5 sai lầm khiến bé bị viêm phế quản mãi không khỏi
3.1 Tự ý điều trị tại nhà cho trẻ
3.2 Sử dụng kháng sinh sai cách
3.3 Cho trẻ dùng thuốc kháng viêm corticoid kéo dài
3.4 Chăm sóc trẻ bị viêm phế quản không đúng cách
3.5 Không thực hiện phòng bệnh viêm phế quản khiến bệnh tái phát

Thời điểm này số ca viêm phế quản ở trẻ em tăng nhiều khiến nhiều bệnh viện bị quá tải. Mặc dù đa phần các ca bệnh đều khỏi nhanh chóng và có thể tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị và chăm sóc nhiều người thường mắc phải những sai lầm khiến trẻ bị bệnh trở nặng hơn. Hãy cùng Papaya đi tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này trong bài viết ngày hôm nay. 

1. Tổng quan về bệnh viêm phế quản ở trẻ em

Viêm phế quản là tình trạng viêm nhiễm cấp tính tại vùng niêm mạc phế quản. Nguyên nhân gây bệnh là do cơ thể bị nhiễm virus, vi khuẩn hoặc cả hai. Bệnh thường được chẩn đoán thông qua các dấu hiệu lâm sàng và có thể tự khỏi không cần điều trị. Tuy nhiên, bệnh thường ít gặp ở thể đơn thuần, mà sẽ kết hợp với tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp trên hoặc kết hợp bệnh nhiễm khuẩn khác như cúm, ho gà, sởi,...

Trẻ em dưới 1 tuổi là đối tượng thường bị viêm phế quản, trong đó thời điểm có số ca mắc nhiều nhất là vào mùa xuân và mùa đông. Bệnh lý này thường là hệ quả của việc trẻ thường xuyên hít phải khói thuốc lá, bụi bẩn, hóa chất,... Cách chăm sóc cho trẻ khiến cơ thể bị nhiễm lạnh cũng là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị viêm phế quản.

Trẻ em dưới 1 tuổi dễ bị viêm phế quản (Nguồn: Canva)

Trẻ em dưới 1 tuổi dễ bị viêm phế quản (Nguồn: Canva)

2. Triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em

Tình trạng viêm nhiễm tại phế quản sẽ gây ra các triệu chứng, giúp bạn dễ dàng hơn trong việc nhận biết sự xuất hiện của bệnh lý. Theo từng giai đoạn diễn biến của viêm phế quản mà sẽ có những triệu chứng tương ứng như sau:

2.1 Giai đoạn khởi phát

Đây là giai đoạn sau thời gian ủ bệnh, bắt đầu xuất hiện các triệu chứng ở mức độ từ nhẹ đến nặng. 

  • Sốt, nhiệt độ từ 37,5 - 38,5 độ C, một số trường hợp sức đề kháng khỏe trẻ có thể không sốt hoặc sốt nhẹ dưới 38 độ C.
  • Ho, ho khan.
  • Hắt hơi, sổ mũi, có thể bị ngạt mũi.
Giai đoạn khởi phát trẻ thường bị chảy nước mũi trắng (Nguồn: Canva)

Giai đoạn khởi phát trẻ thường bị chảy nước mũi trắng (Nguồn: Canva)

2.2 Giai đoạn toàn phát

Ở giai đoạn toàn phát, các triệu chứng xuất hiện rõ rệt hơn, đồng thời cũng ở mức độ nặng hơn gây ra tình trạng mệt mỏi, yếu sức.

  • Sốt cao trên 39 độ C.
  • Xuất hiện cơn khó thở, thở gấp, xanh xao, da tím tái.
  • Tiếng khò khè mỗi khi thở.
  • Biểu hiện rối loạn tiêu hóa ở mức độ nhẹ.

2.3 Giai đoạn nguy hiểm

Sau giai đoạn toàn phát, nếu được chăm sóc tốt và điều trị đúng cách, bệnh nhân có thể khỏi. Tuy nhiên, nếu bệnh vẫn không đỡ, xuất hiện các triệu chứng sau thì trẻ có thể bước sang giai đoạn nguy hiểm:

  • Sốt cao trên 39 độ.
  • Cơ thể mệt mỏi, chân tay rã rời, yếu, môi và da khô.
  • Trẻ ho kéo dài, các cơn ho giống như ho lao, ho gà.
  • Có thể xuất hiện đờm trắng.
  • Trẻ bị nôn, tiêu chảy.
  • Ngủ li bì.
Trẻ bị sốt cao trên 39 độ là dấu hiệu nguy hiểm (Nguồn: Canva)

Trẻ bị sốt cao trên 39 độ là dấu hiệu nguy hiểm (Nguồn: Canva)

3. 5 sai lầm khiến bé bị viêm phế quản mãi không khỏi

Như đã nói, viêm phế quản ở trẻ em thực tế có thể tự khỏi và chăm sóc tại nhà, bệnh sẽ biến chuyển tốt sau 5 - 7 ngày và có thể khỏi sau 10 ngày. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh lại hay mắc phải những sai lầm trong quá trình chăm sóc cho trẻ, khiến bệnh chuyển biến xấu, trở nặng hơn. Vậy dưới đây chính là 5 sai lầm thường gặp nhất mà bạn cần phải biết để tránh mắc phải. 

3.1 Tự ý điều trị tại nhà cho trẻ

Nhiều phụ huynh có tâm lý ngại cho con đi khám, chủ quan khi con có những triệu chứng nhẹ mà tự ý điều trị tại nhà. Không những thế, không ít cha mẹ còn tự ý sử dụng lại đơn thuốc cũ được bác sĩ kê khi thấy con có biểu hiện tương tự lần ốm trước. 

Tuy nhiên, vấn đề ở đây lại là triệu chứng có thể giống nhau nhưng nguyên nhân gây bệnh lại khác nhau. Trong khi viêm phế quản do vi khuẩn và do virus lại có hướng điều trị riêng biệt.

Vậy nên việc tự ý điều trị tại nhà cho trẻ khi chưa đi thăm khám, hay sử dụng lại đơn thuốc cũ sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, khiến bệnh chuyển biến nặng hơn. 

3.2 Sử dụng kháng sinh sai cách

Không phải trường hợp nào viêm phế quản ở trẻ em cũng cần phải sử dụng kháng sinh. Nếu viêm phế quản do virus, kháng sinh sẽ không đem lại hiệu quả mà chỉ cần sử dụng các loại thuốc điều trị triệu chứng. Việc sử dụng kháng sinh bừa bãi sẽ khiến bệnh không khỏi mà còn có thể làm bệnh nặng hơn, góp phần gia tăng trạng trạng nhiễm khuẩn.

Ngoài ra, có một số trường hợp mặc dù được kê đơn sử dụng kháng sinh để điều trị, nhưng lại sử dụng sai cách. Thường gặp nhất sẽ có 2 trường hợp sau:

  • Tự ý tăng liều: Khi thấy con có triệu chứng nặng để mong con nhanh khỏi nhiều phụ huynh thường có cho con tăng số lần uống thuốc trong ngày, hoặc tăng lượng thuốc so với đơn đã kê. Việc này có thể dẫn đến các tác dụng phụ cực nguy hiểm, gây tổn hại các cơ quan trọng cơ thể như gan, thận. Trường hợp nặng hơn sẽ khiến trẻ bị sốc thuốc, suy hô hấp hoặc tử vong. 
  •  Tự ý dừng kháng sinh: Khi thấy con thuyên giảm triệu chứng, nhiều phụ huynh tự cho con dừng thuốc khi chưa uống đủ liều theo đơn đã kê. Trong khi dùng kháng sinh thường phải uống trong khoảng 7 ngày, việc làm này có thể khiến các triệu chứng quay trở lại nhanh chóng, làm bệnh trở nặng và khó khăn trong việc điều trị. 
Tự ý dùng kháng sinh tiềm ẩn nhiều nguy hiểm (Nguồn: Canva)

Tự ý dùng kháng sinh tiềm ẩn nhiều nguy hiểm (Nguồn: Canva)

3.3 Cho trẻ dùng thuốc kháng viêm corticoid kéo dài

Một sai lầm của nhiều phụ huynh khi không biết trẻ bị viêm phế quản uống thuốc gì lại tự ý cho con sử dụng kháng viêm có chứa corticoid dạng siro. Mặc dù đây là một phương pháp giúp giảm cơn ho, chảy mũi của trẻ bị viêm phế quản, nhưng nếu dùng corticoid kéo dài, có thể làm suy giảm hệ miễn dịch hay suy tuyến thượng thận.

3.4 Chăm sóc trẻ bị viêm phế quản không đúng cách

Đa phần trẻ bị viêm phế quản sẽ được thăm khám và cho điều trị tại nhà. Lúc này, phụ huynh cần tìm hiểu cách chăm sóc trẻ bị viêm phế quản tại nhà để thực hiện cho đúng. Trong đó một số vấn đề nhiều phụ huynh thắc mắc và dễ mắc lỗi như: trẻ bị viêm phế quản có được tắm không? Mẹo trị viêm phế quản cho bé? Trẻ bị viêm phế quản nên ăn gì, kiêng gì? 

Vấn đề thứ nhất: vệ sinh cho trẻ.

Nhiều phụ huynh vẫn giữ thói quen tắm cho trẻ quá lâu, hay sử dụng quạt, điều hòa. Đây chính là nguyên nhân chính khiến trẻ bị nhiễm lạnh, dẫn đến tình trạng ho kéo dài, không dứt sốt. Thay vào đó, cha mẹ chỉ nên lau rửa bằng nước ấm tại các vị trí khe kẽ và thực hiện các nguyên tắc giữ ấm cơ thể cho trẻ.

Vấn đề thứ hai: áp dụng mẹo dân gian.

 Việc áp dụng các mẹo dân gian để điều trị viêm phế quản cho trẻ thay vì thăm khám tại cơ sở y tế cũng có thể khiến bệnh tình trẻ trở nặng hơn. Đặc biệt là trường hợp trẻ bị viêm phế quản do vi khuẩn nếu không điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ biến chứng cao.

Vấn đề thứ ba: chế độ dinh dưỡng cho bé. 

Phụ huynh không nên ép trẻ ăn nhiều bởi lúc này cơ thể bé rất mệt mỏi, không muốn ăn. Nên việc dồn ép ăn và bổ sung quá nhiều thực phẩm giàu đạm có thể khiến bé bị rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, ảnh hưởng xấu đến quá trình hồi phục. 

3.5 Không thực hiện phòng bệnh viêm phế quản khiến bệnh tái phát

Cách chữa dứt điểm viêm phế quản ở trẻ em, ngăn tình trạng tái nhiễm là kết hợp điều trị, chăm sóc và phòng bệnh cùng lúc. Nếu phụ huynh không chú ý đến việc thực hiện phương án phòng bệnh, thì trẻ rất dễ bị tái nhiễm lại bệnh lý. Cụ thể, cha mẹ cần chú ý thực hiện những điều sau đây:

  • Rửa tay thường xuyên.
  • Giữ ấm cơ thể cho trẻ,
  • Vệ sinh môi trường sống cho trẻ sạch sẽ, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá,...
  • Cách ly người bị bệnh đường hô hấp tránh tiếp xúc với trẻ.
  • Tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ.

Viêm phế quản ở trẻ em là bệnh lý không quá nguy hiểm và có thể điều trị khỏi nhanh nếu điều trị đúng cách. Hãy luôn chú ý đến sức khỏe của con, phát hiện các triệu chứng bệnh và đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám ngay. Hy vọng những thông tin Papaya mang đến hôm nay đã giúp bạn có nhiều thông tin bổ ích.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan