Quay lạiQuay lại

02 cách xử lý khi mang thai ngoài tử cung

28/11/2022

Share

Nội dung chính

1. Mang thai ngoài tử cung là gì?
2. Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung
3. Thai ngoài tử cung phải làm sao?
Xét nghiệm máu
Siêu âm
Nội soi ổ bụng
4. 2 cách xử lý khi mang thai ngoài tử cung an toàn
Điều trị bằng thuốc
Điều trị bằng phẫu thuật
Nội soi ổ bụng
Phẫu thuật mở ổ bụng
Kết luận

Mang thai ngoài tử cung là hiện tượng trứng được thụ tinh và làm tổ ở nơi khác trong tử cung, nếu bị vỡ sẽ gây nên hiện tượng chảy máu ồ ạt trong ổ bụng, có thể dẫn đến tử vong. Do đó, nắm bắt được cách xử lý khi mang thai ngoài tử cung sẽ giúp chị em có các biện pháp phòng tránh và điều trị kịp thời.

1. Mang thai ngoài tử cung là gì?

Mang thai ngoài tử cung là một biến chứng thường gặp trong giai đoạn đầu của thai kỳ.

Mang thai ngoài tử cung là một biến chứng thường gặp trong giai đoạn đầu của thai kỳ.

Trong một thai kỳ bình thường, trứng và tinh trùng gặp nhau và bắt đầu thụ thai trong ống dẫn trứng. Sau đó, trứng đã thụ tinh sẽ tiếp tục tiến vào tử cung và làm tổ tại thành tử cung.

Trong trường hợp mang thai ngoài tử cung, trứng sẽ làm tổ ở nơi khác ngoài tử cung - thường là trong ống dẫn trứng. Đây là lý do tại sao thai ngoài tử cung thường được gọi là "thai trong ống dẫn trứng". Trứng cũng có thể làm tổ trong buồng trứng, ổ bụng hoặc cổ tử cung.

Không có khu vực nào trong số này có không gian thích hợp hoặc mô nuôi dưỡng để thai phát triển. Khi bào thai lớn lên, các cơ quan này có thể bị rách hoặc vỡ do bị kéo căng, có thể gây xuất huyết bên trong ổ bụng và nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ.

Tỉ lệ mang thai ngoài tử cung là 1/100. Trong đó, thai làm tổ ở ống dẫn trứng thường xuất hiện ở các trường hợp sau:

  • Phụ nữ sau khi điều trị khả năng sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) hoặc cấy ghép ống dẫn trứng (GIFT)
  • Phụ nữ có tiền sử nhiễm trùng vùng chậu
  • Phụ nữ bị tổn thương ống dẫn trứng
  • Phụ nữ đã từng phẫu thuật trước đó (chẳng hạn như mổ lấy thai, điều trị u nang buồng trứng hoặc cắt bỏ ruột thừa)
  • Phụ nữ có thai khi đang sử dụng vòng tránh thai hoặc thuốc tránh thai chỉ chứa progestin.

Tuy nhiên, phụ nữ vẫn có thể mang thai ngoài tử cung nếu không có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào nêu trên. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo rằng, nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường khi mang thai thì cần liên hệ ngay với cơ sở y tế để được phát hiện sớm và có cách xử lý khi mang thai ngoài tử cung kịp thời.

2. Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung vô cùng nguy hiểm vì ống dẫn trứng có nguy cơ bị vỡ, gây chảy máu trong khoang bụng.

Mang thai ngoài tử cung vô cùng nguy hiểm vì ống dẫn trứng có nguy cơ bị vỡ, gây chảy máu trong khoang bụng.

Mang thai ngoài tử cung cũng có các dấu hiệu và triệu chứng giống như thai kỳ bình thường, chẳng hạn như trễ kinh, căng tức vú, buồn nôn, nôn, mệt mỏi hoặc đi tiểu thường xuyên (buồn tiểu). Do đó, ở giai đoạn đầu khó có thể phân biệt các triệu chứng mang thai điển hình hay mang thai ngoài tử cung.

Tuy nhiên, thai ngoài tử cung không thể tiếp tục phát triển như một bào thai bình thường. Các dấu hiệu cảnh báo mang thai ngoài tử cung đầu tiên là đau hoặc chảy máu âm đạo bất thường. Ngoài ra, có thể bị đau ở xương chậu, bụng, hoặc thậm chí vai hoặc cổ (nếu máu từ thai ngoài tử cung bị vỡ tích tụ và kích thích một số dây thần kinh nhất định). Cơn đau có thể tăng dần, dữ dội, từng cơn hoặc âm ỉ.

Nếu thai tiếp tục phát triển, ống dẫn trứng có thể vỡ ra, gây chảy máu trong ổ bụng. Trong trường hợp này, bà bầu có thể bị đau bụng dữ dội đột ngột kèm theo các triệu chứng như sốc, chóng mặt hoặc ngất xỉu. Đây là tình trạng khẩn cấp, nguy hiểm đến tính mạng nên phải đưa sản phụ đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.

3. Thai ngoài tử cung phải làm sao?

Nếu nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường, chị em cần khẩn trương đến cơ sở y tế để được thăm khám và có hướng điều trị kịp thời.

Nếu nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường, chị em cần khẩn trương đến cơ sở y tế để được thăm khám và có hướng điều trị kịp thời.

Thai ngoài tử cung phải làm sao là nỗi băn khoăn lo lắng của nhiều chị em nếu có các dấu hiệu nghi ngờ thai ngoài tử cung. Do đó, khi có các dấu hiệu bất thường, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám, kiểm tra và xác định vị trí thai. Các bác sĩ có thể yêu cầu thai phụ làm một số xét nghiệm để đảm bảo chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, bao gồm:

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm nồng độ hormone thai kỳ βhCG (beta human chorionic gonadotropin) hoặc xét nghiệm vài ngày một lần để tìm những thay đổi về mức độ hormone để có các chẩn đoán chính xác. Việc này thường được kiểm tra sau mỗi 48 giờ vì khi mang thai trong tử cung, nồng độ hormone tăng 63% sau mỗi 48 giờ (được gọi là 'thời gian nhân đôi') trong khi với thai ngoài tử cung, mức độ này thường thấp và tăng chậm hơn hoặc giữ nguyên.

Siêu âm

Nếu nghi ngờ mang thai ngoài tử cung, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm để xác định chính xác vị trí của thai nhi. Kết quả siêu âm của thai phụ cho thấy tử cung có hoặc không có túi thai hoặc túi thai nằm trong vòi trứng. Ngoài ra, phương pháp này giúp phát hiện và đánh giá tình trạng chảy máu khi thai ngoài tử cung bị vỡ.

Nội soi ổ bụng

Nếu chẩn đoán lâm sàng vẫn chưa rõ ràng, nội soi ổ bụng là phương pháp hiện đại giúp chẩn đoán thai ngoài tử cung nhanh chóng và chính xác. Trường hợp chửa ngoài tử cung, nội soi ổ bụng phát hiện một bên vòi trứng căng, có màu tím đen.

4. 2 cách xử lý khi mang thai ngoài tử cung an toàn

Tuỳ vào tình trạng khối thai mà bác sĩ sẽ có cách xử lý khi mang thai ngoài tử cung phù hợp để đảm bảo chức năng sinh sản và sức khỏe của người mẹ.

Tuỳ vào tình trạng khối thai mà bác sĩ sẽ có cách xử lý khi mang thai ngoài tử cung phù hợp để đảm bảo chức năng sinh sản và sức khỏe của người mẹ.

Mang thai ngoài tử cung có thể được điều trị bằng nhiều cách. Điều này phụ thuộc vào tình trạng ống dẫn trứng có bị vỡ hay không, thời gian mang thai và nồng độ hormone,... mà bác sĩ sẽ có cách xử lý khi mang thai ngoài tử cung phù hợp với thể trạng cơ thể thai phụ. Thai ngoài tử cung phải làm sao? Sau đây là các phương pháp điều trị phổ biến:

Điều trị bằng thuốc

Nếu thai ngoài tử cung được phát hiện sớm, còn nhỏ (đường kính tới 3 cm) và chưa bị vỡ, thì cách xử lý khi mang thai ngoài tử cung sẽ là điều trị bằng thuốc.

Loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất trong trường hợp này là methotrexate. Đây là thuốc có tác dụng ngăn chặn sự phân chia và tăng trưởng của tế bào và giúp khối thai biến mất sau 4 đến 6 tuần điều trị. Methotrexate được dùng dưới dạng tiêm.

Hầu hết phụ nữ chỉ cần tiêm một mũi methotrexate. Tuy nhiên, cứ 100 phụ nữ thì có 15 người (15%) cần tiêm methotrexate lần thứ hai. Nếu thai lớn hoặc nồng độ βhCG cao, thì methotrexate ít có khả năng thành công hơn. Do đó, sau khi tiêm, thai phụ cần được theo dõi và làm xét nghiệm HCG để xác định hiệu quả điều trị. Nếu xét nghiệm HCG không đáp ứng mong đợi, bác sĩ có thể thay đổi liều lượng của thuốc hoặc phẫu thuật tùy từng trường hợp.

Mặc dù người ta biết rằng điều trị lâu dài bằng methotrexate đối với các bệnh khác có thể gây ra tác dụng phụ đáng kể, nhưng trường hợp này hiếm khi xảy ra với một hoặc hai lần tiêm như được sử dụng để điều trị thai ngoài tử cung. Điều trị thai ngoài tử cung bằng methotrexate được cho là không ảnh hưởng đến khả năng sản xuất tế bào trứng của buồng trứng.

Sau khi điều trị, bạn tái khám thường xuyên cho đến khi nồng độ beta hCG trở lại bình thường, đồng thời, không nên thử mang thai quá sớm (ít nhất là 3 tháng) trước khi cơ thể thật sự phục hồi ổn định.

Điều trị bằng phẫu thuật

Nếu mang thai ngoài tử cung khiến ống dẫn trứng bị vỡ hoặc sắp vỡ, các bác sĩ sẽ có cách xử lý khi mang thai ngoài tử cung bằng một trong hai phương pháp phẫu thuật:

Nội soi ổ bụng

Đây là phẫu thuật lỗ khóa liên quan đến các vết mổ nhỏ. Thời gian phục hồi là khoảng hai đến bốn tuần.

Phẫu thuật mở ổ bụng

Đây là phương pháp phẫu thuật mở được áp dụng nếu nghi ngờ xuất huyết nội nghiêm trọng. Thời gian hồi phục khoảng từ bốn đến sáu tuần.

Ngoài ra, tuỳ vào tình trạng ống dẫn trứng mà bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một trong hai loại phẫu thuật:

  • Cắt bỏ toàn bộ vòi trứng: Điều này liên quan đến việc loại bỏ ống chứa thai ngoài tử cung. Loại phẫu thuật này thường được khuyến khích cho những người không muốn có con trong tương lai, những người đã từng mang thai ngoài tử cung khác trong cùng một ống dẫn trứng hoặc những người có ống dẫn trứng đã bị tổn thương nghiêm trọng. Điều này làm giảm nguy cơ mang thai ngoài tử cung trong tương lai. Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ vòi trứng cũng có thể được lựa chọn trong trường hợp chảy máu không kiểm soát và huyết áp bất thường.
  • Cắt bỏ một phần vòi trứng: Đây là loại phẫu thuật nhằm mục đích loại bỏ thai ngoài tử cung mà không cần cắt bỏ ống. Điều này thường được khuyến khích cho những người có thai ngoài tử cung chưa vỡ ở phần ống (giữa) của ống hoặc vẫn còn một ống vẫn bình thường. Tuy vẫn có nguy cơ mang thai ngoài tử cung trong tương lai, nhưng vẫn có khả năng mang thai trong tử cung.

Cần lưu ý rằng phụ nữ vẫn có thể mang thai ngay cả sau khi cắt bỏ ống dẫn trứng. Khi cả hai ống dẫn trứng bị cắt bỏ, thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là lựa chọn tối ưu để phụ nữ mang thai và sinh con.

Kết luận

Mang thai ngoài tử cung là bệnh lý sản phụ khoa gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người mẹ, có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và nguy hiểm đến tính mạng. Hy vọng những thông tin hữu ích trên đây đã giúp các mẹ nắm được cách xử lý khi mang thai ngoài tử cung. Ngoài ra, khi xuất hiện các dấu hiệu có thai, chị em nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn nhằm phát hiện sớm thai bất thường để có biện pháp chữa trị nhanh chóng và kịp thời.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan