Quay lạiQuay lại

03 loại vắc-xin tiêm phòng cho phụ nữ mang thai lần 2

30/0/2023

Share

Nội dung chính

1. Phụ nữ mang thai lần 2 có cần tiêm phòng không?
2. Mang thai lần 2 cần tiêm phòng gì?
Vắc-xin phòng cúm
Vắc-xin phòng uốn ván
Vắc-xin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván
3. Lịch tiêm trước và trong thai kỳ dành cho các chị em phụ nữ
07 lưu ý về việc tiêm phòng khi mang thai lần 2

Tiêm phòng trước khi mang thai là biện pháp hữu hiệu giúp bảo vệ sức khỏe mẹ và bé trước các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, nhiều chị em phụ nữ băn khoăn không biết khi mang thai lần 2 cần tiêm phòng gì nữa hay không. Bài viết dưới đây của Papaya sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.

Mang thai lần 2 cần tiêm phòng gì? (Nguồn: Canva)

Mang thai lần 2 cần tiêm phòng gì? (Nguồn: Canva)

1. Phụ nữ mang thai lần 2 có cần tiêm phòng không?

Trước khi mang thai lần đầu, hầu hết các bà mẹ đều được khuyến khích tiêm vắc-xin phòng một số bệnh truyền nhiễm như sởi, quai bị, rubella, viêm gan B,... Đây là những bệnh lý mà người mẹ dễ mắc phải trong thời gian mang thai và thường gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bé. Tuy nhiên, ở lần mang thai tiếp theo, nhiều chị em phụ nữ thường băn khoăn không biết mình có cần tiêm phòng lại hay không. Câu trả lời là có, nhưng tùy thuộc vào từng loại vắc-xin. 

Những loại vắc-xin có hiệu lực bảo vệ trong thời gian dài như: vắc-xin phòng viêm gan B, vắc-xin phòng sởi - quai bị -rubella,... thì người mẹ không cần tiêm nhắc lại nếu như đã thực hiện mũi tiêm phòng ở lần mang thai trước. Tuy nhiên những vắc-xin có hiệu lực ngắn như vắc-xin phòng cúm thì các chị em phụ nữ cần tiêm nhắc lại hàng năm để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh. 

Cách tốt nhất là nên thực hiện xét nghiệm kiểm tra kháng thể trước khi tiêm phòng. Loại kháng thể nào chưa có hoặc có với nồng độ thấp thì tiến hành tiêm nhắc lại để duy trì hiệu quả phòng bệnh ở mức tối đa.

Nên xét nghiệm kiểm tra kháng thể trước khi tiêm phòng mang thai lần 2 (Nguồn: Canva)

Nên xét nghiệm kiểm tra kháng thể trước khi tiêm phòng mang thai lần 2 (Nguồn: Canva)

2. Mang thai lần 2 cần tiêm phòng gì?

Khi có kế hoạch mang thai lần 2, chị em phụ nữ nên chú ý thực hiện tiêm nhắc lại một số mũi tiêm phòng có hiệu lực ngắn như sau:

Vắc-xin phòng cúm

Cần tiêm nhắc lại hàng năm, có thể tiêm trước hoặc ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ.

Vắc-xin phòng uốn ván

  • Nếu chị em phụ nữ chưa từng tiêm hoặc tiêm chưa đủ 3 mũi uốn ván trước đó: cần thực hiện tiêm 2 mũi vắc-xin phòng uốn ván trong thai kỳ và các mũi nhắc lại.
  • Nếu chị em phụ nữ đã tiêm đủ 3 mũi uốn ván trước đó: cần thực hiện thêm 2 mũi vắc-xin phòng uốn ván trong thai kỳ và 1 mũi nhắc lại.
  • Nếu chị em phụ nữ đã tiêm đủ 3 mũi uốn ván và 1 mũi nhắc lại trước đó: cần thực hiện thêm 1 mũi vắc-xin phòng uốn ván trong thai kỳ và 1 mũi nhắc lại.

Vắc-xin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván

Nếu thai phụ đã tiêm loại vắc-xin này từ khi còn nhỏ thì cần tiêm 1 mũi nhắc lại mỗi 10 năm. Nếu tiêm khi đang mang thai thì tốt nhất nên tiêm vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kỳ.

3. Lịch tiêm trước và trong thai kỳ dành cho các chị em phụ nữ

Trong trường hợp các chị em phụ nữ chưa thực hiện tiêm phòng khi mang thai lần đầu thì nên bổ sung đầy đủ tất cả các mũi vắc-xin trước khi có kế hoạch mang thai lần 2. Lịch tiêm vắc-xin tham khảo như sau:

Lịch tiêm vắc-xin tham khảo

Lịch tiêm vắc-xin tham khảo

07 lưu ý về việc tiêm phòng khi mang thai lần 2

Khi đi tiêm phòng chuẩn bị mang thai lần 2, các chị em phụ nữ nên lưu ý một số điều sau:

  • Nên thực hiện xét nghiệm xác định kháng thể và nhận sự tư vấn từ bác sĩ để biết được loại vắc-xin nào cần tiêm nhắc lại, loại nào không.
  • Cần nắm rõ thời điểm thích hợp để tiêm phòng và tuân thủ lịch tiêm của từng loại vắc-xin.
  • Giữ một sức khỏe tốt, nếu đang mắc bệnh hoặc có các biểu hiện như sốt, mệt mỏi, đau đầu,... thì không nên tiêm phòng.
  • Cần thông báo với bác sĩ nếu bạn có tiền sử dị ứng/phản ứng với bất kỳ mũi tiêm phòng nào trước đó.
  • Cần tiếp tục theo dõi sức khỏe trong vòng 24 giờ sau khi tiêm để đề phòng trường hợp phản ứng với vắc-xin. 
  • Các biểu hiện tại chỗ như sưng, nóng, đỏ ở vị trí tiêm hoặc sốt nhẹ có thể xảy ra. Nếu tình trạng này trở nên nghiêm trọng, hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám và theo dõi kịp thời.
  • Nên lựa chọn các trung tâm tiêm chủng có uy tín để thực hiện tiêm vắc-xin trước khi mang thai.
Nên lựa chọn cơ sở tiêm chủng uy tín để tiêm phòng trước khi mang thai (Nguồn: Canva)

Nên lựa chọn cơ sở tiêm chủng uy tín để tiêm phòng trước khi mang thai (Nguồn: Canva)

Hy vọng rằng, bài chia sẻ của Papaya đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc “Mang thai lần 2 cần tiêm phòng gì?”. Việc nhắc lại các mũi tiêm phòng có hiệu lực bảo vệ ngắn giúp chị em phụ nữ hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh và phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe thai kỳ. Điều này góp phần tạo nên một nền tảng sức khỏe tốt để bạn an tâm chào đón sinh linh tiếp theo đến với mình.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan