Quay lạiQuay lại

5 triệu chứng viêm phổi nhất định phải phát hiện sớm

29/0/2023

Share

Nội dung chính

1. Bệnh viêm phổi là gì?
2. Triệu chứng viêm phổi
2.1 Sốt
2.2 Ho
2.3 Thở khò khè
2.4 Buồn nôn và nôn ói
2.5 Nhịp hô hấp tăng
3. Chẩn đoán viêm phổi
4. Khi bị viêm phổi cần làm gì để nhanh khỏi?

Viêm phổi có nhiều biến chứng nguy hiểm, gây tử vong nếu không điều trị nhanh chóng, đúng cách. Thế nhưng, bệnh lý này lại có những dấu hiệu rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý cảm cúm, viêm phế quản cấp,... Điều này khiến nhiều người có tâm lý chủ quan, không phát hiện bệnh để chữa trị kịp thời. Chính vì vậy, bài viết dưới đây Papaya sẽ đề cập đến 5 triệu chứng viêm phổi điển hình mà bạn có thể dễ dàng nhận biết. 

1. Bệnh viêm phổi là gì?

Viêm phổi là bệnh nhiễm khuẩn mô phổi hay tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp dưới. Khi bị viêm phổi, phế nang của bệnh nhân sẽ chứa rất nhiều vi sinh vật, các tế bào viêm nhiễm, chất lỏng khiến phổi không thể hoạt động bình thường. 

Bệnh lý này dẫn đến tình trạng nhiễm trùng cơ quan nội tại, nguyên nhân thường gặp là do nhiễm trùng vi khuẩn hoặc sau một đợt nhiễm virus đường hô hấp trên. Sau khi tán công cơ thể, các tác nhân gây bệnh tiếp tục làm tổn thương phế nang (túi khí), nhu mô phổi, gây ra tình trạng tích tụ dịch lỏng.

Chính dịch lỏng và các sản phẩm phân hủy của phản ứng viêm đã làm tắc nghẽn túi khí, gây cản trở quá trình trao đổi oxy của phế nang, gây tình trạng cung cấp thiếu oxy cho các hoạt động bình thường. 

Bệnh viêm phổi có thể xảy ra riêng lẻ ở thùy phải, thùy trái hoặc đồng thời cả hai bên thùy. Mức độ ảnh hưởng của bệnh chuyển biến từ nhẹ đến nghiêm trọng và nguy hiểm nhất là gây tử vong. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ ai, tuy nhiên trẻ nhỏ, người già, người mắc bệnh lý nền là đối tượng nguy cơ mắc phải cao hơn. 

Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp dưới (Nguồn: Canva)

Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp dưới (Nguồn: Canva)

2. Triệu chứng viêm phổi

Theo thống kê hàng năm có đến khoảng 8 - 15 triệu người bị viêm phổi. Trong đó, nhóm trẻ dưới 5 tuổi có tỷ lệ mắc và tử vong cao nhất. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, vào năm 2020 tỷ lệ tử vong chung viêm phổi ở trẻ em đã giảm từ 16% xuống 2,3%. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong sơ sinh do viêm phổi nhập viện trong 24 giờ vẫn không thấy có dấu hiệu giảm. 

Chính vì vậy mà việc nhận biết các triệu chứng viêm phổi là cực kỳ quan trọng. Bạn cần phải nắm rõ được cách nhận biết chính xác các triệu chứng để phát hiện bệnh lý kịp thời. Theo đó, các dấu hiệu sẽ rõ ràng khi bệnh nhân ở tình trạng cấp tính. Tùy vào nguyên nhân và mức độ tổn thương ở phổi mà diễn biến bệnh lý từng người sẽ khác nhau. Cụ thể, có 5 biểu hiện viêm phổi xảy ra chủ yếu khi bị viêm phổi cấp như sau:

2.1 Sốt

Thực tế thì tùy vào từng đối tượng mà sẽ xuất hiện triệu chứng sốt hay không. Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ thường có những cơn sốt kéo dài, sốt theo đợt kèm theo các triệu chứng ớn lạnh. Trường hợp sốt kéo dài trên 38,5 độ, đổ mồ hôi lạnh bạn nên cân nhắc gặp bác sĩ sớm để thăm khám và được chẩn đoán.

Ngoài ra, một số bệnh nhân có thể không xuất hiện triệu chứng sốt hoặc dấu hiệu trẻ bị viêm phổi chỉ có duy nhất một triệu chứng sốt mà thôi. 

2.2 Ho

Ho là một triệu chứng không đặc hiệu, thể hiện tình trạng đường hô hấp đang bị viêm ở vị trí nào đó. Triệu chứng ho có thể kèm theo đờm hoặc ho khan. Nếu có dịch đờm thì đờm có thể trong, xanh, vàng hoặc có máu. Sự xuất hiện của máu là dấu hiệu cảnh báo bạn có thể đã bị viêm phổi và bị nhiễm trùng nặng. 

Trong khám lâm sàng, các bác sĩ nhiều kinh nghiệm, có thể dựa vào nghe tiếng ho để phán đoán bệnh nhân đang bị viêm tại phần nào của đường hô hấp. Đây cũng là một dấu hiệu giúp bác sĩ phân biệt bệnh nhân bị viêm đường hô hấp trên (viêm phế quản) hay viêm đường hô hấp dưới (viêm phổi).

Bệnh nhân bị viêm phổi thường ho có đờm (Nguồn: Canva)

Bệnh nhân bị viêm phổi thường ho có đờm (Nguồn: Canva)

2.3 Thở khò khè

Tình trạng thở khò khè là dấu hiệu viêm phổi khi bị viêm phổi do virus. Những tiếng khò khè phát ra là do lòng phế quản bị thu hẹp lại bởi tình trạng phù nề thành phế quản. Khi không khí đi qua khe hẹp này sẽ phát ra tiếng khò khè mà bạn sẽ thấy khác với tiếng khụt khịt từ mũi do viêm mũi phát ra. 

2.4 Buồn nôn và nôn ói

Khi bị viêm phổi, người bệnh có thể sẽ cảm thấy chướng bụng, bụng căng tức, khó tiêu, bị đau quanh khu vực trên rốn. Ở trẻ em, dễ gặp thêm tình trạng nôn ói do việc khó khăn trong khi thở bởi đường thở chứa nhiều đờm, dịch. 

2.5 Nhịp hô hấp tăng

Triệu chứng viêm phổi gặp phải khi diễn biến bệnh lý chuyển nặng là nhịp hô hấp tăng, khó thở, luôn có cảm giác không đủ không khí để hít vào dù đã cố gắng. 

3. Chẩn đoán viêm phổi

Từ những triệu chứng viêm phổi nói trên, bạn có thể thấy bệnh lý có nhiều điểm tương đồng với các bệnh cảm cúm, viêm phế quản cấp tính. Điều này gây tâm lý chủ quan, bệnh nhân lựa chọn tự điều trị tại nhà khiến bệnh chuyển biến nặng, khiến việc điều trị sau này kéo dài. 

Vậy nên, ngay khi xuất hiện những triệu chứng viêm phổi bạn cần đến cơ sở y tế để kiểm tra, thăm khám. Tùy thuộc vào tình trạng lâm sàng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định cụ thể nhằm hỗ trợ việc chẩn đoán được chính xác nhất. Một số xét nghiệm thông thường để xác định viêm phổi như sau:

  • Chụp X-quang ngực.
  • Xét nghiệm đờm.
  • Nội soi phế quản.
  • Khám thực thể.
Đến cơ sở y tế thăm khám khi xuất hiện triệu chứng viêm phổi (Nguồn: Canva)

Đến cơ sở y tế thăm khám khi xuất hiện triệu chứng viêm phổi (Nguồn: Canva)

4. Khi bị viêm phổi cần làm gì để nhanh khỏi?

Viêm phổi có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như áp xe phổi, tràn dịch màng phổi, rối loạn nhịp tim ngoại tâm thu,... Tùy vào nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng cũng như thể trạng của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị thích hợp. 

Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị, bệnh nhân cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt để hỗ trợ quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn. Cụ thể, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Bổ sung nước và điện giải: Viêm phổi thường kèm theo sốt, nôn ói gây mất nước nên cần bổ sung oresol, nước hoa quả thường xuyên cho bệnh nhân.
  • Làm loãng đờm: Bệnh nhân nên uống nhiều nước sẽ giúp làm loãng đờm, hỗ trợ quá trình tống đờm ra ngoài khi ho dễ dàng hơn.
  • Làm lưu thông đường thở: Bệnh nhân cần ngủ ở tư thế thích hợp khạc đờm, hút đờm, vỗ rung để giúp tống đờm ra bên ngoài.
  • Cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể: Bệnh nhân cần nghỉ ngơi nhiều và bổ sung các thực phẩm dễ tiêu hóa để tránh tiêu hao năng lượng, giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục. 

Như vậy, bạn có thể nhận biết bệnh lý tại nhà qua những triệu chứng viêm phổi được nêu trên đây. Tuy nhiên để đảm bảo chính xác, giúp bạn nhanh chóng phát hiện bệnh thì nên đến các sơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám trực tiếp. Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý viêm phổi cũng như các dấu hiệu nhận biết khi mắc bệnh.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan