Quay lạiQuay lại

Sinh non ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của bé?

1/10/2022

Share

Nội dung chính

1. Sinh non là gì?
1.1 Nguyên nhân dẫn đến sinh non
1.2 Dấu hiệu sinh non
1.3 Phòng ngừa sinh non
2. Các biến chứng sinh non có thể xảy ra ở trẻ
Hệ hô hấp
Tim mạch
Rối loạn máu
Hệ miễn dịch yếu
Hệ tiêu hóa
Bại não
Thị lực và thính giác
Rối loạn hành vi

Sinh non là tình trạng không hiếm gặp trong thai sản. Để quá trình mang thai và sinh con được diễn ra một cách thuận lợi nhất, việc trang bị những kiến thức về nguyên nhân, dấu hiệu và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, sự phát triển của bé là điều cần thiết.

Sinh non ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của bé

Sinh non ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của bé

1. Sinh non là gì?

Sinh non là tình trạng chuyển dạ sớm và sinh em bé trước tuần thứ 37 của thai kỳ, cụ thể là từ tuần 20 đến tuần tuần 37. Trẻ sinh non, đặc biệt là sinh càng sớm thì càng có nguy cơ bị ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển. Một số biến chứng khi sinh non trẻ có thể gặp phải là suy tim, vàng da, bại não, chậm phát triển…

Thời gian sinh non được phân loại như sau:

Cực non: dưới tuần thứ 28 của thai kỳ

Rất non: từ 28 – 31 tuần 6 ngày.

Non trung bình: từ 32 – 33 tuần 6 ngày.

Non muộn: từ 34 – 36 tuần 6 ngày.

1.1 Nguyên nhân dẫn đến sinh non

Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây sinh non, nhưng những yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ sinh non có thể kể đến là do các bệnh lý tiền sử sản khoa, yếu tố tác động từ môi trường xung quanh, cụ thể:

  • Đã có tiền sử sinh non, sảy thai.
  • Mang thai song sinh, đa thai.
  • Thời gian giữa các lần mang thai gần nhau
  • Mắc các bệnh liên quan đến tử cung, cổ tử cung, nhau thai
  • Tâm lý không ổn định, trầm cảm, căng thẳng khi mang thai
  • Thiếu dinh dưỡng, làm việc nặng nhọc, quá sức khi đang mang thai

1.2 Dấu hiệu sinh non

Một số dấu hiệu dễ nhận biết cho việc chuyển dạ sinh non là dịch âm đạo thay đổi, có thể là nhiều hơn, đặc hơn hoặc kèm theo máu.

Đau vùng thắt lưng âm ỉ và đau quặn phần bụng dưới giống như đau bụng kinh kèm theo chuột rút nhẹ vùng bụng.

Màng ối bị vỡ, không nhất thiết là tình trạng nước ối vỡ và tuôn ra ngoài, đôi khi chỉ vài giọt nước trắng đục cũng cần phải chú ý.

Nếu gặp phải một trong những biểu hiện trên, sản phụ cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và hỗ trợ kịp thời.

Đau bụng, thắt lưng và xuất hiện chuột rút vùng bụng là dấu hiệu nguy hiểm

Đau bụng, thắt lưng và xuất hiện chuột rút vùng bụng là dấu hiệu nguy hiểm

1.3 Phòng ngừa sinh non

Tuy nguyên nhân cụ thể chưa được xác định nhưng chị em phụ nữ vẫn có thể phòng ngừa sinh non từ những thay đổi nhỏ ở lối sống, chế độ ăn uống và sinh hoạt thường ngày.

Khi đang có kế hoạch mang thai, cần trang bị những kiến thức về biến chứng thai sản, kiểm tra sức khỏe sinh sản của bản thân đặc biệt là hạn chế can thiệp nhiều vào tử cung, nạo phá thai và chế độ dinh dưỡng đầy đủ.

Khi đang trong quá trình mang thai, cần đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung canxi, vitamin cho mẹ và bé, hạn chế làm việc nặng nhọc. Giữ cho tinh thần ổn định, thoải mái, không sử dụng chất kích thích, rượu bia và thuốc lá.

Đối với phụ nữ đã có tiền sử sinh non thì nên kiểm tra và chăm sóc sức khỏe càng sớm càng tốt. Các bác sĩ sẽ kiểm tra và cân nhắc dựa trên tình trạng cá nhân của mỗi người để có thể phác đồ các phương pháp phòng tránh sinh non lặp lại như bổ sung progesterone.

Các sản phụ đang mang thai thường xuyên gặp triệu chứng đau lưng, chuột rút, đau bụng, tăng áp lực vùng chậu, co bóp tử cung. có thể làm xét nghiệm sàng lọc nguy cơ sinh non Fibronectin. Xét nghiệm fibronectin diễn ra từ tuần 22 đến tuần 35 của thai kỳ và có thể lặp lại mỗi 2 tuần nếu kết quả lần trước là âm tính nhưng vẫn xuất hiện các triệu chứng.

2. Các biến chứng sinh non có thể xảy ra ở trẻ

Không phải tất cả các ca sinh non đều gặp phải các biến chứng nhưng những em bé sinh non càng sớm thì nguy cơ biến chứng càng cao do các cơ quan, bộ phận cơ thể chưa phát triển hoàn toàn ảnh hưởng đến sức khỏe ngắn hay dài hạn. Một số vấn đề trẻ sinh thiếu tháng thường gặp phải là:

Hệ hô hấp

Trẻ có thể gặp hội chứng suy hô hấp vì phổi chưa trưởng thành, không thể mở rộng và co bóp bình thường dẫn đến việc khó thở, thậm chí ngừng thở kéo dài. Ngoài ra, trẻ cũng dễ mắc các bệnh về hệ hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản…

Tim mạch

Mạch máu của trẻ sinh non chưa được phát triển hoàn toàn, do đó không đủ khả năng duy trì và lưu thông lượng máu ảnh hưởng đến hoạt động tim mạch dẫn đến các bệnh như suy tim.

Rối loạn máu

Do các tế bào máu chưa được phát triển đầy đủ từ việc thiếu hồng cầu dẫn đến các bệnh như vàng da, nhiễm trùng máu

Hệ miễn dịch yếu

Là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ hay bị bệnh vặt, khó hồi phục và dễ mắc nhiều bệnh lây từ môi trường xung quanh.

Hệ tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là vấn đề thường gặp ở trẻ sinh thiếu tháng. Hệ tiêu hóa chưa được hoàn tiền nên dễ dẫn đến các vấn đề như rối loạn tiêu hóa, viêm ruột và đặc biệt trẻ sinh non không tiêu hóa được sữa mẹ.

Bại não

Trẻ sinh non đặc biệt là trước tuần 28 thì nguy cơ bại não càng cao. Nguyên nhân là do quá trình lưu thông máu bất thường, hệ thần kinh phát triển kém.

Thị lực và thính giác

Trẻ sinh dưới 30 tuần hoặc có cân nặng dưới 1,5kg thường có nguy cơ mắc các bệnh lý về võng mạc, ảnh hưởng đến thị lực và có thể gây mù lòa.

Tất cả các trẻ sinh non đều sẽ được kiểm tra thị lực, thính giác trước khi ra viện do các cơ quan chưa được phát triển hoàn thiện.

Rối loạn hành vi

Hệ thần kinh chưa được hoàn thiện cũng có thể ảnh hưởng đến tâm lý và hành vi của trẻ như chậm phát triển, tăng động…

Để quá trình mang thai được diễn ra thuận lợi, chị em phụ nữa cần phải chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh kể cả thời điểm trước khi mang thai. Cần theo dõi và cảm nhận những thay đổi khác thường của bản thân khi mang thai để có thể kịp thời phát hiện và khắc phục nhé!

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan