Quay lạiQuay lại

Bảo hiểm tai nạn học sinh có bắt buộc không?

20/10/2022

Share

Nội dung chính

1. Tìm hiểu về bảo hiểm tai nạn học sinh
1.1 Phạm vi bảo hiểm
1.2 Đối tượng tham gia
1.3 Bảo hiểm tai nạn hoc sinh có bắt buộc không?
1.4 Tiền phí bảo hiểm
2. Điều cần chú ý khi mua bảo hiểm tai nạn học sinh, sinh viên
2.1 Mức bồi thường bảo hiểm tai nạn học sinh
2.2 Các trường hợp không thuộc phạm vi bảo hiểm
3. Thủ tục yêu cầu bồi thường bảo hiểm tai nạn học sinh
Tạm kết

Khi đóng tiền học phí đầu năm học, nhiều phụ huynh cùng chung thắc mắc liệu rằng “Bảo hiểm tai nạn học sinh có bắt buộc không?”. Để giải đáp cho câu hỏi trên, mời bạn cùng Papaya Insurtech tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Bảo hiểm tai nạn học sinh có bắt buộc không?

Bảo hiểm tai nạn học sinh có bắt buộc không?

1. Tìm hiểu về bảo hiểm tai nạn học sinh

Bảo hiểm tai nạn học sinh được khuyến khích tham gia nhằm mục đích bù đắp kịp thời các tổn thất do rủi ro ngoài ý muốn như ốm đau, tai nạn cho học sinh, sinh viên và hỗ trợ gia đình khắc phục khó khăn tài chính.

1.1 Phạm vi bảo hiểm

Phạm vi bảo hiểm của bảo hiểm tai nạn học sinh là những sự cố bất ngờ xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam, tác động trực tiếp lên thân thể và gây nên những thương tổn, thương tật hoặc tử vong đối với người được bảo hiểm.

Ngoài ra, trong một số trường hợp phạm vi bảo hiểm cũng có thể được mở rộng ra cho hành động tham gia cứu người, cứu tài sản của Nhà nước hoặc chống lại các hành động vi phạm pháp luật.

1.2 Đối tượng tham gia

Đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn học sinh tương đối rộng, dành cho nhiều độ tuổi khác nhau.

Đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn học sinh tương đối rộng, dành cho nhiều độ tuổi khác nhau.

Đối tượng tham gia bảo hiểm là học sinh, sinh viên ở nhiều độ tuổi như: học sinh mầm non, tiểu học, cấp hai, cấp ba, sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng, trung tâm dạy nghề. 

Các đối tượng này phải là công dân mang quốc tịch Việt Nam, không bị các bệnh liên quan đến thần kinh hoặc bị tàn phế, thương tật vĩnh viễn trên 50% và những quy định khác tùy thuộc vào từng công ty bảo hiểm.

1.3 Bảo hiểm tai nạn hoc sinh có bắt buộc không?

Trên thực tế, bảo hiểm tai nạn học sinh mang tính tự nguyện, không bắt buộc, phụ huynh có thể lựa chọn tham gia nhằm phòng ngừa thiệt hại về thân thể đổi với học sinh, sinh viên.

1.4 Tiền phí bảo hiểm

Với đa số các gói bảo hiểm tai nạn học sinh hiện có trên thị trường, phụ huynh có thể lựa chọn tham gia mệnh giá bảo hiểm trong khoảng từ 1 triệu đến 100 triệu đồng với thời hạn bảo hiểm là 1 năm.

Số tiền bảo hiểm phải trả có thể được tính theo cách sau:

Tiền phí bảo hiểm = tỷ lệ phí bảo hiểm x mệnh giá bảo hiểm

Ví dụ: Một công ty bảo hiểm có sản phẩm bảo hiểm tai nạn học sinh được chia theo các phạm vi bảo hiểm với tỷ lệ tham gia cụ thể như sau:

A: Chết do bệnh tật hoặc tai nạn - tỷ lệ phí bảo hiểm: 0,2%

B: Thương tật do tai nạn - tỷ lệ phí bảo hiểm 0,15%

C: Nằm viện do bệnh tật, tai nạn - tỷ lệ phí bảo hiểm 0,3%

D: Phẫu thuật do bệnh tật, tai nạn - tỷ lệ phí bảo hiểm 0,1%

Mệnh giá bảo hiểm mà bạn muốn mua là 50 triệu cho các phạm vi A, C, D thì số tiền cần phải trả là: 50 triệu x (0,2% + 0,3% + 0,1%) = 300.000 đồng/năm.

2. Điều cần chú ý khi mua bảo hiểm tai nạn học sinh, sinh viên

2.1 Mức bồi thường bảo hiểm tai nạn học sinh

Số tiền bồi thường bảo hiểm tai nạn giúp gia đình dễ dàng vượt qua gánh nặng tài chính khi rủi ro xảy ra.

Số tiền bồi thường bảo hiểm tai nạn giúp gia đình dễ dàng vượt qua gánh nặng tài chính khi rủi ro xảy ra.

Bảo hiểm tai nạn học sinh là loại bảo hiểm đem lại lợi ích thiết thực trong việc hỗ trợ khắc phục hậu quả xảy ra cho con em, giảm nhẹ gánh nặng tài chính cho gia đình. Khi tham gia loại bảo hiểm này, đối với từng trường hợp cụ thể sẽ có mức bồi thường khác nhau, cụ thể:

  • Đối với thương tích tạm thời, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chi trả các chi phí điều trị gồm tiền cấp cứu, viện phí, phẫu thuật, thuốc men… Ngoài ra các em còn được hỗ trợ phụ cấp điều trị, tối đa không quá 60 - 80 ngày/năm theo quy định.
  • Đối với những thương tật vĩnh viễn, công ty bảo hiểm sẽ bồi thường chi phí điều trị cùng số tiền theo tỷ lệ được quy định cho từng loại thương tật cụ thể được cam kết trong hợp đồng.
  • Trường hợp thương tật toàn bộ vĩnh viễn hoặc tử vong thì sẽ chi trả toàn bộ số tiền bằng mệnh giá của bảo hiểm trừ cho những khoản chi phí điều trị trước đó (nếu có) cho gia đình hoặc người thừa kế hợp pháp của người mua bảo hiểm. Lưu ý rằng tổng số tiền cần chi trả cho một hợp đồng bảo hiểm tai nạn học sinh không vượt quá mệnh giá hợp đồng bảo hiểm đó.

Hiện nay, trên thị trường đã có nhiều đơn vị cung cấp loại hình bảo hiểm tai nạn học sinh như Bảo Việt, PVI, MIC, PJICO… giúp cho cha mẹ có thêm nhiều lựa chọn. Với mỗi công ty bảo hiểm khác nhau đều sẽ có những quy định chính sách và điều khoản khác nhau đối với mức bồi thường bảo hiểm tai nạn học sinh.

2.2 Các trường hợp không thuộc phạm vi bảo hiểm

Bảo hiểm tai nạn học sinh giúp chi trả cho những rủi ro liên quan đến bệnh tật, tai nạn nhưng không phải tất cả các trường hợp đều được chi trả. Tùy vào công ty bảo hiểm sẽ có quy định cụ thể cho các trường hợp này, chẳng hạn như sau:

  • Công ty bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường cho những hành vi người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng cố ý gây thương tích, tai nạn để được nhận khoản tiền bồi thường (trừ trường hợp trẻ em dưới 14 tuổi).
  • Người được bảo hiểm vi phạm các quy định của nhà trường, chính quyền địa phương, luật lệ an toàn giao thông, pháp luật hoặc chơi những trò chơi có độ nguy hiểm cao như leo trèo cột điện, mái nhà, pháo nổ…
  • Trong quá trình điều trị bệnh tật người được bảo hiểm bị ngộ độc thức ăn và đồ uống, trúng gió, tai biến… hoặc sử dụng thuốc không đúng chỉ dẫn từ bác sĩ.
  • Một số trường hợp rủi ro do người được bảo hiểm sử dụng rượu bia, ma túy, chất kích thích…

3. Thủ tục yêu cầu bồi thường bảo hiểm tai nạn học sinh

Khi có sự cố không may bất ngờ xảy ra đối với con em, phụ huynh, học sinh, sinh viên có thể hoàn tất bộ hồ sơ sau để gửi đến công ty bảo hiểm để giải quyết chi trả bồi thường bảo hiểm:

  • Mẫu yêu cầu chi trả bảo hiểm tai nạn học sinh (Theo mẫu của từng công ty)
  • Bản sao giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc hợp đồng bảo hiểm
  • Biên bản chứng minh tai nạn có xác nhận từ nhà trường, chính quyền địa phương hoặc công an nơi người được bảo hiểm bị tai nạn.
  • Giấy xác nhận điều trị như giấy xuất viện, phiếu điều trị nội trú, phiếu mổ - phẫu thuật và các hóa đơn liên quan khác.
  • Trong trường hợp tử vong còn cần thêm giấy chứng tử.
  • Một số giấy tờ khác theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm.

Tạm kết

Bảo hiểm tai nạn học sinh có bắt buộc không? Đây là loại bảo hiểm tuy có sự khuyến khích của Nhà nước nhưng không bắt buộc tham gia. Bảo hiểm tai nạn học sinh có chi phí rất nhỏ nhưng đem lại ý nghĩa thiết thực giúp bảo vệ con em mình trước những tai nạn bất ngờ, đồng thời còn giúp gia đình khắc phục hậu quả, giảm bớt gánh nặng tài chính thông qua mức bồi thường bảo hiểm tai nạn học sinh. Do vậy, phụ huynh có thể cân nhắc cho con em mình mua loại bảo hiểm này vào đầu năm học nhé!

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan