Quay lạiQuay lại

Bảo hiểm thất nghiệp là gì? Cách tính & thủ tục nhận

22/2/2023

Share

Nội dung chính

I. Bảo hiểm thất nghiệp là gì? Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp?
Thời gian nộp hồ sơ để hưởng trợ cấp thất nghiệp
Khi nào người lao động không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp?
II. Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Cách 1: Tra cứu bằng VssID 
Cách 2: Tra cứu bảo hiểm thất nghiệp trên website Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Cách 3: Tra cứu bảo hiểm thất nghiệp bằng tin nhắn điện thoại
Cách 4: Gọi điện đến tổng đài bảo hiểm
Tạm kết

Trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, bảo hiểm thất nghiệp là một giải pháp “cứu cánh” hỗ trợ người lao động bị mất việc làm vượt qua giai đoạn khó khăn. Theo đó, bảo hiểm thất nghiệp là gì? Ai đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp? Tính tiền trợ cấp thất nghiệp như thế nào? Lãnh bảo hiểm thất nghiệp cần những giấy tờ gì? Đây là những thắc mắc thường gặp từ người lao động mà trong bài viết dưới đây Papaya sẽ chia sẻ đến bạn.

Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

I. Bảo hiểm thất nghiệp là gì? Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp?

Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp là một loại bảo hiểm xã hội hỗ trợ người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc với người sử dụng lao động nhằm bù đắp một phần thu nhập bị mất đi, hỗ trợ tìm việc, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm trên cơ sở đóng Quỹ bảo hiểm xã hội.

Để hưởng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động cần đáp ứng các yêu cầu sau theo quy định tại Điều 49 Luật việc làm 2013:

  • (1) Người lao động đã chấm dứt hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động.
  • (2) Thời gian đóng bảo hiểm xã hội của người lao động từ đủ:

+ 12 tháng trở lên trong khoảng 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động với những trường hợp hợp đồng lao động có xác định thời hạn và hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

+ 12 tháng trở lên trong 36 tháng đối với người lao động thuộc các trường hợp đã ký kết hợp đồng lao động lao động theo mùa vụ hoặc hợp đồng lao động theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

  • (3) Sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động chưa tìm được việc làm.
  • (4) Đã nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm  trong vòng 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.

Thời gian nộp hồ sơ để hưởng trợ cấp thất nghiệp

Theo Khoản 1 Điều 46 Luật Việc làm 2013: 

”Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.”

Theo quy định trên, kể từ ngày chấp dứt hợp đồng lầm việc/hợp đồng lao động, trong 03 tháng sau đó người lao đồng cần nộp hồ sơ tại Trung tâm dịch vụ việc làm.

Trường hợp người lao động không thể nộp trực tiếp tại trung tâm dịch vụ việc làm có thể ủy quyền cho người khác nếu thuộc các trường hợp sau (Khoản 2 Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP):

  • Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền
  • Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền
  • Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn

Nếu quá thời hạn trên mà bạn không nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp thì được được xác định là không có nhu cầu hưởng. Thời gian chưa hưởng bảo hiểm thất nghiệp sẽ được bảo lưu để cộng dồn tính vào lần hưởng tiếp theo.

Khi nào người lao động không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp?

Một số trường hợp người lao động không nhận được bảo hiểm thất nghiệp gồm:

  • Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật.
  • Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.
  • Người thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an.
  • Người đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên.
  • Người buộc phải chấp hành các quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
  • Bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù.
  • Người ra nước ngoài định cư, đi lao động nước ngoài theo hợp đồng.
  • Chết
  • Người lao động không nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trong vòng 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.

II. Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp với những quyền lợi thiết thực cho người lao động lúc khó khăn.

Bảo hiểm thất nghiệp với những quyền lợi thiết thực cho người lao động lúc khó khăn.

Thời gian tính trợ cấp thất nghiệp phụ thuộc vào thời gian đóng bảo hiểm xã hội của người lao động. Theo đó, thời gian để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp căn cứ trên tổng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không lên tục được cộng dồn từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi kết thúc hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Theo đó, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động được tính theo công thức sau:

Trợ cấp thất nghiệp = 60% x mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi mất việc.

Trong đó, mức trợ cấp thất nghiệp tối đa bạn nhận được là:

  • Không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động được nhận tiền lương do Nhà nước quy định.
  • Không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ lao động đối với người lao động theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động chi trả.

III. Cách tính bảo hiểm thất nghiệp

Hướng dẫn tính bảo hiểm thất nghiệp theo thời gian tham gia bảo hiểm xã hội chưa hưởng BHTN.

Hướng dẫn tính bảo hiểm thất nghiệp theo thời gian tham gia bảo hiểm xã hội chưa hưởng BHTN.

Căn cứ trên điều 50 Luật Việc làm 2013 ta có quy tắc tính bảo hiểm thất nghiệp dựa trên số tháng đóng BHXH chưa hưởng bảo hiểm thất nghiệp:

“Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.”

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởngSố tháng hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Dưới 12 thángChưa được nhận trợ cấp
Từ 12 - 36 tháng3 tháng trợ cấp
Trên 36 thángCứ mỗi 12 tháng được thêm 1 tháng hưởng BHTN

→ Có thể bạn cũng quan tâm đến: Bảo hiểm thất nghiệp được hưởng mấy lần?

IV. Làm bảo hiểm thất nghiệp cần những giấy tờ gì?

Trên cơ sở quy định tại Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP khi làm hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động cần chuẩn bị những giấy tờ sau, cả bản gốc và bản photo:

  • Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp
  • Quyết định thôi việc hoặc những giấy tờ khác chứng minh người lao động và người sử dụng lao động đã chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc.
  • CCCD/CMND
  • 2 ảnh chụp 3x4 trong 6 tháng gần đây
  • Sổ bảo hiểm xã hội

V. Tra cứu bảo hiểm thất nghiệp

Cách 1: Tra cứu bằng VssID 

  • Bước 1: Nhập mã số bảo hiểm, mật khẩu để đăng nhập vào tài khoản VssID
  • Bước 2: Trên màn hình chính chọn mục quá trình tham gia 
  • Bước 3: Chọn mục BHTN và ấn vào biểu tượng hình con mắt để xem thông tin các đợt đóng BHTN

Cách 2: Tra cứu bảo hiểm thất nghiệp trên website Bảo hiểm xã hội Việt Nam

  • Bước 1: Truy cập vào Mục tra cứu bảo hiểm thất nghiệp tại Đây
  • Bước 2: Nhập mã số BHXH của bạn vào ô trống và nhấp tôi không phải người máy → Chọn lấy mã tra cứu
  • Bước 3: Nhập mã OTP vừa nhận được → kích hoạt nút đăng nhập để tra cứu
  • Bước 4: Khi hoàn tất các bước trên bạn sẽ nhận được một bảng tra cứu tương tự bước 2 → tiếp tục nhập mã số BHXH cần tra cứu → Tích chọn tôi không phải người máy
  • Bước 5: Nhấp nút tra cứu sau khi hoàn tất, bạn sẽ nhận được bảng kết quả thông tin tra cứu BHTN tương ứng.

Cách 3: Tra cứu bảo hiểm thất nghiệp bằng tin nhắn điện thoại

Để tra cứu bảo hiểm thông qua tin nhắn điện thoại, bạn có thể thực hiện các cú pháp sau, gửi đến 8079 (1000 đồng/tin nhắn):

Nội dung tra cứuCú phápGửi đến
Tra cứu về tình trạng xử lý hồ sơ đã nộpBH HS [mã hồ BHXH]8079
Tra cứu thời gian tham gia bảo hiểm xã hộiBH QT [mã số BHXH]8079
Tra cứu quá trình tham gia BHXH theo nămBH QT [mã số BHXH] [từ năm] [đến năm]8079
Tra cứu quá trình tham gia BHXH theo khoảng thời gianBH QT [mã số BHXH] [từ tháng năm] [đến tháng năm]8079
Thời hạn sử dụng thẻ BHYTBH THE [mã thẻ BHYT]8079

Cách 4: Gọi điện đến tổng đài bảo hiểm

Ngoài ra, một cách khác giúp bạn tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm thất nghiệp bằng cách gọi lên Tổng đài tư vấn và chăm sóc khách hàng của Bảo hiểm xã hội Việt Nam qua số 19009068.

Tạm kết

Trên đây là những thông tin Bảo hiểm thất nghiệp mà Papaya thông tin đến bạn. Hy vọng qua những nội dung mà chúng tôi chia sẻ, bạn đọc đã “bỏ túi” được những điều hữu ích cho quá trình hưởng bảo hiểm thất nghiệp của mình.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan