Quay lạiQuay lại

Bệnh chân tay miệng và 03 điều quan trọng cha mẹ cần biết

10/1/2023

Share

Nội dung chính

I. Bệnh chân tay miệng có lây không?
II. Các triệu chứng tay chân miệng
1. Giai đoạn diễn biến của bệnh chân tay miệng 
2. Ba dấu hiệu cảnh báo bệnh diễn biến nặng
Giật mình thường xuyên
Sốt cao không hạ
Quấy khóc nhiều và kéo dài
III. Biện pháp phòng bệnh chân tay miệng

Bệnh chân tay miệng là một căn bệnh truyền nhiễm thường xuất hiện ở bé nhỏ. Mặc dù bệnh chân tay miệng trẻ em lành tính nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy cha mẹ cần chủ động tìm hiểu và phát hiện sớm những triệu chứng tay chân miệng để phòng ngừa và tránh lây lan trên diện rộng. 

Chân tay miệng là một bệnh truyền nhiễm thường xuất hiện ở bé nhỏ - Nguồn ảnh: Mediplus

Chân tay miệng là một bệnh truyền nhiễm thường xuất hiện ở bé nhỏ - Nguồn ảnh: Mediplus

I. Bệnh chân tay miệng có lây không?

Hiện nay có rất nhiều phụ huynh vẫn chưa biết chân tay miệng là gì, bệnh chân tay miệng có lây không? Thì chân tay miệng là một bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người do virus đường ruột gây ra. Bệnh tay chân miệng ở trẻ lây chủ yếu theo đường tiêu hóa từ nước bọt hoặc phân của trẻ bị nhiễm bệnh. Các con đường lây nhiễm khiến trẻ bị tay chân miệng có thể kể đến như:

  • Trẻ con tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh
  • Cầm nắm đồ chơi, các vật dụng của trẻ đang bị nhiễm bệnh
  • Trẻ tiếp xúc với dịch mũi, nước bọt hoặc phân của người nhiễm bệnh
  • Con của bạn bị nhiễm virus qua bàn tay của những người chăm sóc trẻ (cô giáo ở trường học)

Bệnh dịch này có thể gặp quanh năm tuy nhiên sẽ tăng cao vào từ khoảng tháng 3 đến tháng 5 và tháng 9 đến tháng 12. Một số biến chứng của trẻ bị tay chân miệng có thể mắc phải như viêm phổi, viêm cơ tim, suy hô hấp, viêm não,... thậm chí đe dọa tính mạng.

Xem thêm: Hiểu đúng bệnh tay chân miệng nếu không muốn tái nhiễm

II. Các triệu chứng tay chân miệng

Đa phần trẻ đều có diễn biến và dấu hiệu tay chân miệng nhẹ. Tuy nhiên bệnh này có thể phát triển rất nhanh chỉ trong vòng vài giờ. Các dấu hiệu bệnh chân tay miệng bao gồm: sốt, tổn thương ở da như dát đỏ, mụn ở các vị trí như họng, miệng, lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông,.. Cha mẹ cần tinh ý để phát hiện kịp thời vì các triệu chứng này rất khó thấy. 

1. Giai đoạn diễn biến của bệnh chân tay miệng 

Theo các bác sĩ bệnh tay chân miệng trẻ em sẽ có những triệu chứng tùy vào giai đoạn cụ thể:

- Giai đoạn ủ bệnh khoảng 3 đến 6 ngày.

- Giai đoạn khởi phát sẽ bắt đầu với các dấu hiệu dễ nhận thấy như trẻ bị sốt (sốt nhẹ 37,5- 38 độ C), trẻ mệt mỏi, đau họng, đau rát ở miệng, chảy nhiều nước bọt, biếng ăn và có thể bị tiêu chảy vài ngày trong ngày.

- Tiếp đến là giai đoạn toàn phát: Thường sẽ bắt đầu sau khoảng 1 đến 2 ngày khởi phát bệnh. Trẻ bắt đầu với các triệu chứng bệnh tay chân miệng như:

  • Phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông. Các bóng này có đường kính khoảng 2-10mm, màu xám và hình bầu dục. Chúng có thể mọc ẩn dưới da hoặc lồi lên cảm giác cộm, không đau, không ngứa.
  • Trẻ bị loét miệng: Ở niêm mạc má, lưỡi và lợi trẻ xuất hiện các bóng nước nhỏ (2-3mm) và rất dễ vỡ. Sau khi chúng vỡ tạo thành vết loét miệng (giống nhiệt miệng) khiến con của bạn rất đau và dễ quấy khóc.
  • Dấu hiệu xuất hiện ở toàn thân: Đây là tình trạng rất nặng ở trẻ. Bé sẽ có dấu hiệu mê sảng, rối loạn tri giác, nôn, tay chân run lẩy bẩy, khó thở, tím tái,... Gia đình cần đưa trẻ đến nhập viện gần nhất ngay lập tức.
 Triệu chứng tay chân miệng ở trẻ em - Nguồn ảnh: Mediplus

 Triệu chứng tay chân miệng ở trẻ em - Nguồn ảnh: Mediplus

2. Ba dấu hiệu cảnh báo bệnh diễn biến nặng

Như đã đề cập mặc dù đây không phải hiếm gặp nhưng  bệnh chân tay miệng cũng rất nguy hiểm nếu không được thăm khám kịp thời. Theo các chuyên gia của bệnh viện Nhi sẽ có 3 triệu chứng tay chân miệng rất sớm cảnh báo diễn biến nặng mà cha mẹ cần chú ý:

Giật mình thường xuyên

Đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Cha mẹ hãy chú ý khi trẻ đang chơi hoặc đang vận động. Đặc biệt chú ý xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.

Sốt cao không hạ

Sốt trên 38,5 độ C và kéo dài hơn 48 tiếng (2 ngày). Lúc này có thể đang bị đáp ứng viêm rất mạnh gây nên tình trạng nhiễm độc thần kinh. Trường hợp này chúng ta không thể sử dụng thuốc giảm sốt thông thường.

Quấy khóc nhiều và kéo dài

Nhiều cha mẹ nghĩ vì con mệt mỏi hay đau miệng nên mới quấy khóc nhưng thực tế không phải như vậy. Bé khóc đêm không ngủ hoặc cứ 15-20 phút lại dậy khóc là tình trạng nhiễm độc thần kinh giai đoạn sớm.

Nếu trẻ có một trong ba triệu chứng trên hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được xử lý kịp thời. Ngoài ra để chẩn đoán chính xác bệnh gia đình cần cho bé thực hiện xét nghiệm RT- PCR hoặc phân lập virus để chẩn đoán xác định nguyên nhân.

Xem thêm: 03 dấu hiệu khỏi bệnh tay chân miệng

III. Biện pháp phòng bệnh chân tay miệng

Chúng ta đã biết chân tay miệng là bệnh lây nhiễm và tay chân miệng lây qua đường nào rồi, thì hãy chủ động nắm rõ các biện pháp để phòng dịch. Bên cạnh đó cũng có rất bạn thắc mắc người lớn có bị tay chân miệng không? Mặc dù đây là bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ nhưng người lớn vẫn hoàn toàn có thể mắc vì hệ miễn dịch của cơ thể không thể chống lại virus này. Do vậy tất cả mọi người hãy nên thực hiện các biện pháp hữu hiệu sau đây:

  • Hạn chế tiếp xúc với người nhiễm bệnh nếu không thực sự cần thiết.
  • Thực hiện tốt ăn uống vệ sinh an toàn thực phẩm: ăn chín, uống chín,...
  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng trước khi chuẩn bị ăn uống và sử dụng nhà vệ sinh.
  • Sử dụng xà phòng để làm sạch các vật dụng, khử trùng không gian nhà thường xuyên.
  • Hướng dẫn con của bạn che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bất cứ lúc nào và ở đâu.
  • Lựa chọn các phòng khám uy tín và chuyên nghiệp khi phải đi tới cơ sở y tế để khám chữa bệnh.
Trẻ bị chân tay miệng nên được ở phòng riêng sạch sẽ - Nguồn ảnh: Mediplus

Trẻ bị chân tay miệng nên được ở phòng riêng sạch sẽ - Nguồn ảnh: Mediplus

Bên cạnh đó nếu không may bị bệnh thì vấn đề tay chân miệng kiêng gì cũng cần được cha mẹ đặc biệt chú ý. Đầu tiên hãy cách ly trẻ ở phòng riêng, môi trường sạch sẽ và có chế độ chăm sóc phù hợp. Ngoài ra không có bé ăn thực phẩm cay, nóng hoặc thức ăn đặc. Nếu trẻ không muốn ăn thì không nên cưỡng ép, thay vào đó có thể cho con uống sữa hoặc sữa chua, trái cây nhiều vitamin,... Đặc biệt hãy để bé nghỉ ngơi đầy đủ, lau rửa nhẹ nhàng để không làm vỡ các bọng nước.

Trẻ con rất dễ gặp phải các bệnh về hô hấp và nhiễm trùng nên cha mẹ cần đặc biệt chú ý. Bệnh chân tay miệng nếu được phát hiện phát và điều trị phù hợp sẽ không để lại nhiều biến chứng. Các bậc phụ huynh hãy quan tâm chăm sóc và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ để chúng có thể phát triển cách tốt nhất nhé!

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan