Quay lạiQuay lại

Hiểu đúng bệnh tay chân miệng nếu không muốn tái nhiễm

31/0/2023

Share

Nội dung chính

1. Bệnh tay chân miệng là gì?
2. Dấu hiệu nhận biết bị tay chân miệng
3. Nguyên nhân bị tay chân miệng 
4. Phòng tránh bệnh tay chân miệng đúng cách
5. Giải đáp câu hỏi về bệnh tay chân miệng
5.1 Phân biệt bệnh tay chân miệng với các bệnh lý viêm da khác
5.2 Bệnh tay chân miệng kiêng gì?
5.3 Người lớn có bị tay chân miệng không?

Bệnh tay chân miệng với những dấu hiệu đặc trưng bởi các vết loét đỏ xuất hiện ở miệng hay phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, mông,... Bệnh lý này thường gặp nhiều ở trẻ em  và nhiều hơn ở trẻ dưới 3 tuổi. Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm, vậy nên bạn hãy trang bị cho mình những kiến thức quan trọng để có thể biết cách xử lý đúng khi gặp phải bệnh lý này. 

1. Bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng là một bệnh lý nhiễm trùng cấp tính bởi các virus đường ruột gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi. Bệnh lý này gặp rải rác quanh năm, tuy nhiên có hai thời điểm tăng cao, dễ bùng phát dịch nhất là từ tháng 3 - tháng 5 và từ tháng 9 - tháng 12. 

Bệnh chân tay miệng điều trị đơn giản, nhưng lại dễ lây lan và khả năng bị tái nhiễm cao. Con đường lây lan của bệnh sẽ thông qua đường tiêu hóa với nguồn lây là từ nước bọt, phân, phỏng nước của trẻ bị nhiễm bệnh. Trường hợp những trẻ đã khỏi vài tuần vẫn tiềm ẩn khả năng lây truyền bệnh cho người khác.

Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ nhỏ (Nguồn: Canva)

Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ nhỏ (Nguồn: Canva)

2. Dấu hiệu nhận biết bị tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng chuyển biến qua 4 giai đoạn cụ thể. Trong đó giai đoạn ủ bệnh không có dấu hiệu nhận biết rõ rệt và thường diễn ra từ 3 - 7 ngày. Các giai đoạn tiếp theo sẽ đi kèm với những triệu chứng tay chân miệng như sau: 

Giai đoạn khởi phát

Thời gian từ 1 - 2 ngày, người mắc bệnh có thể bị sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi, bị tiêu chảy vài lần trong ngày, biếng ăn và có đau họng.

Giai đoạn toàn phát

Thời gian diễn biến từ 3 - 10 ngày với nhiều triệu chứng điển hình giúp bạn dễ dàng nhận biết bệnh lý. Trong đó, các triệu chứng rõ rệt nhất gồm có:

  • Loét miệng: Các vết loét đỏ hoặc phỏng nước với đường kính 2 - 3mm, xuất hiện tại những vị trí niêm mạc miệng, lưỡi, lợi. Các vết ban diễn tiến nhanh trở thành vết loét khiến trẻ khi ăn hay bú bị đau, gây quấy khóc, nuốt nước bọt khó hoặc chảy nhiều nước bọt. 
  • Phát ban dạng phỏng nước: Các bóng nước nổi trên vết ban hồng, xuất hiện ở lòng bàn chân, lòng bàn tay, mông, đầu gối, một số trường hợp có thể thấy ở mông và cơ quan sinh dục. Các nốt phỏng nước có kích thước nhỏ, đường kính từ 2 - 10mm, màu dịch bên trong hơi đục. Sau khi lành, phỏng nước sẽ không để lại sẹo, không gây cảm giác ngứa, đau rát, tồn tại dưới 7 ngày.
  • Cơ thể mệt mỏi, có thể bị sốt trên 37,5 độ C, nôn. Nếu tình trạng này nặng có nguy cơ biến chứng cao.
Hình ảnh loét đỏ quanh miệng trẻ bị tay chân miệng (Nguồn: Canva)

Hình ảnh loét đỏ quanh miệng trẻ bị tay chân miệng (Nguồn: Canva)

3. Nguyên nhân bị tay chân miệng 

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là do nhiễm vi rút đường ruột. Cụ thể các tác nhân chính là Coxsackie virus A (thường gặp là A16), Coxsackievirrus B, Enterovirus (thường gặp là E71, E68), Echovirus, các virus thuộc họ Picornavirildae. 

Vi rút đường khuẩn có thể tồn tại trong môi trường bên ngoài khi bị đào thải ra ngoài từ phân, dịch sổ mũi, hắt hơi. Chính vì vậy mà trẻ bị tay chân miệng rất dễ lây lan bệnh lý sang những trẻ xung quanh. 

4. Phòng tránh bệnh tay chân miệng đúng cách

Mặc dù bệnh tay chân miệng trẻ em dễ lây lan, lại có thể sống ở môi trường với độ pH phổ rộng từ 3 - 6. Tuy nhiên, virus gây bệnh lại bị bất hoạt bởi nhiệt 560 độ C trong vòng 30 phút và 2% Sodium hyproclorite (nước Javen), Chlorine tự do. Từ đây, bạn sẽ có những phương án phòng tránh và khắc phục việc lay lan khi trong gia đình có trẻ tay chân miệng. Cụ thể như sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ đồ dùng học tập, đồ chơi, các dụng cụ khác bằng Chloramin B 2%.
  • Vệ sinh bát đũa, cốc sử dụng hàng ngày bằng cách tráng, ngâm trong nước sôi trước khi dùng.
  • Vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, đặc biệt là mỗi lần thay tã, bỉm cho trẻ.
  • Thực hiện ăn chín, uống sôi.
  • Vệ sinh răng miệng. 
Vệ sinh tay trẻ sạch sẽ thường xuyên (Nguồn: Canva)

Vệ sinh tay trẻ sạch sẽ thường xuyên (Nguồn: Canva)

Hiện nay, chưa có vacxin đặc hiệu bệnh tay chân miệng. Do đó ngoài những cách phòng bệnh ở trên, bạn cũng cần biết cách chăm sóc và cách xử lý đúng khi trong gia đình có trẻ bị tay chân miệng:

  • Nếu phát hiện trẻ xuất hiện các triệu chứng tay chân miệng, cần cách ly, đeo khẩu trang để tránh tiếp xúc với người khác.
  • Phân và chất thải của người bệnh phải được khử khuẩn kỵ bằng Chloramin B. Đối với quần áo, đồ dùng cá nhân cần sử dụng và vệ sinh riêng bằng nước ấm hoặc ngân trong dung dịch Chloramin B 2%. 
  • Sát khuẩn sạch sẽ sau khi tiếp xúc với bệnh nhân hay các chất tiết, bài tiết của bệnh nhân.

5. Giải đáp câu hỏi về bệnh tay chân miệng

Dấu hiệu tay chân miệng nhẹ lại có nhiều điểm tương đồng với các bệnh lý khác như đậu mùa, dị ứng zona,... Chính vì vậy mà không ít người nhầm lẫn, dẫn đến có những phương án xử lý không chính xác, không kịp thời. Vậy dưới đây Papaya sẽ giúp bạn nhận thấy điểm khác nhau giữa các bệnh lý này với nhau. Đồng thời, giải đáp một số vấn đề liên quan khác của tay chân miệng trẻ em.

5.1 Phân biệt bệnh tay chân miệng với các bệnh lý viêm da khác

Tay chân miệngThủy đậuZona
Độ tuổi mắc bệnhDưới 10 tuổi5 - 11 tuổi và người lớnTất cả
Dạng phát banBan đỏ hoặc mụn nước, kích thước từ 2 - 10mm, mụn nước thường xuất hiện trên vết ban đỏ.Mụn nước lõm ở giữa khi mới mọc, có màu trong lẫn mủ, mụn nước cũ và mụn nước mới xen lẫn nhau.Chùm phỏng nước to nhỏ không đều, có hạch ở vùng bẹn, cổ.
Vị trí phát banPhát ban quanh niêm mạc miệng, nổi mụn nước ở lòng bàn tay, chân, đầu gối,...Rải rác toàn cơ thể, lan bắt đầu từ thân mình đến các vị trí khác như lòng bàn tay, miệng,...Chỉ xuất hiện 1 bên cơ thể

5.2 Bệnh tay chân miệng kiêng gì?

Nhiều bậc phụ huynh có quan niệm phải kiêng gió, kiêng nước cho con khi bị tay chân miệng. Thế nhưng, việc tránh lau rửa và mặc đồ quá kín lại còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây viêm nhiễm, thêm các biến chứng khác. 

Thay vào đó, bạn nên đảm bảo môi trường xung quanh con đường sạch sẽ, kín đáo, vệ sinh nhẹ nhàng cơ thể người bệnh. Tránh cọ xát mạnh vào các khu vực có vết phát ban, loét, mọng nước. Đồng thời, tránh để trẻ gãi hay chọc vào gây vỡ bọng nước trên da và tránh sử dụng muối, chanh chà lên trên da. 

5.3 Người lớn có bị tay chân miệng không?

Nhắc đến thắc mắc bệnh tay chân miệng có lây không, tay chân miệng lây qua đường nào thì đã có câu trả lời ở trên. Tuy nhiên, vấn đề mà nhiều người đặt ra là người lớn có nguy cơ bị nhiễm hay bị lây hay không?

Thực tế, tuy bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ, nhưng người lớn vẫn hoàn toàn có thể bị mắc bệnh. Trong đó, phụ nữ đang mang thai sẽ là đối tượng người trưởng thành dễ bị tổn thương bởi bệnh tay chân miệng nhất.

Như vậy, khi nhận thấy có những dấu hiệu ban đầu của bệnh tay chân miệng, bạn hãy nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế uy tín thăm khám kịp thời. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh tay chân miệngđể biết phương pháp phòng tránh và xử lý nhanh chóng.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan