Quay lạiQuay lại

Viêm amidan cấp là gì? 4 dấu hiệu cảnh báo không nên bỏ qua

30/0/2023

Share

Nội dung chính

1. Viêm amidan là gì?
2. 4 dấu hiệu cảnh báo viêm amidan cấp
Triệu chứng toàn thân
Biểu hiện cơ năng
Sốt
Amidan sưng đỏ
3. Viêm amidan cấp tính nguyên nhân do đâu?
4. Cách phòng tránh bị viêm amidan 
5. Giải đáp các câu hỏi về bệnh viêm amidan cấp tính
5.1 Viêm amidan có lây không?
5.2 Viêm amidan có tự khỏi không?

Bệnh lý viêm amidan cấp tính xảy ra phổ biến ở lứa tuổi học sinh với những nguyên nhân trực tiếp từ các loại vi khuẩn, virus. Dấu hiệu của bệnh lú mày thường mờ nhạt, không rõ ràng nên dễ dẫn đến việc chủ quan và xuất hiện những biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, bài viết dưới đây Papaya sẽ cung cấp thông tin chính xác về cách nhận biết các dấu hiệu, nguyên nhân cũng như cách phòng bệnh viêm amidan cấp cho bạn tham khảo. 

1. Viêm amidan là gì?

Amidan là một tổ chức lympho lớn nằm tập trung thành đám tại khu vực dưới niêm mạc hầu ở hai bên thành họng. Amidan gồm các khối tạo thành vòng bạch huyết quanh hầu (vòng Waldeyer). Chức năng chính của amidan và VA là ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn vào trong cơ thể qua đường hô hấp trên. 

Viêm amidan chính là tình trạng tổ chức amidan khẩu cái bị viêm nhiễm do một nguyên nhân nào đó, có thể là vi khuẩn hoặc virus,... Viêm amidan được chia thành hai dạng là: viêm amidan cấp tính và viêm amidan mạn tính.

Đối với tình trạng viêm amidan cấp tính, các triệu chứng thường gặp như đau rát họng, ho nhiều, khó nuốt, sốt,... sẽ diễn biến trong thời gian ngắn khoảng 3 - 5 ngày. Nếu tình trạng sưng viêm, sung huyết của amidan khẩu cái kéo dài trong 10 - 15 ngày và tái phát lại nhiều lần trong năm thì bệnh đã chuyển giai đoạn mãn tính. 

Viêm amidan cấp tính gây sưng viêm (Nguồn: Canva)

Viêm amidan cấp tính gây sưng viêm (Nguồn: Canva)

2. 4 dấu hiệu cảnh báo viêm amidan cấp

Viêm amidan cấp tính có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên phổ biến nhất ở lứa tuổi học đường từ 5 - 15 tuổi. Viêm amidan triệu chứng thường không rõ rệt, dễ bị nhầm lẫn với bệnh lý viêm họng. 

Tuy nhiên, viêm amidan có xuất phát điểm và tiến triển nhanh, nên nếu không phát hiện nhanh chóng và kịp thời rất dễ xảy ra biến chứng nguy hiểm. Cụ thể, bạn hãy chú ý những biểu hiện viêm amidan dưới đây để xử lý kịp thời:

Triệu chứng toàn thân

Da xanh xao, gầy yếu, chán ăn, thay đổi giọng nói,...là các dấu hiệu khi bệnh bắt đầu khởi phát, tuy nhiên các biểu hiện thường không rõ rệt.

Biểu hiện cơ năng

  • Viêm họng: Đây là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh viêm amidan. Virus và vi khuẩn tấn công khu vực amidan sẽ khiến cho cổ họng người bệnh sưng tấy và đau rát. Hiện tượng tắc nghẽn cuống họng do viêm amidan sẽ khiến cho giọng nói của người bệnh bị khàn và tắc nghẽn hoàn toàn. Bệnh nhân có dấu hiệu mất giọng, biến đổi giọng nói, gặp khó khăn khi nuốt thức ăn.
  • Đau tai: Đau tai là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh viêm amidan. Người bệnh thường xuyên có bị ù tai, thính lực bị suy giảm, tai bị tê buốt khi nhai nuốt.
  • Hơi thở có mùi: Dù vệ sinh răng miệng thường xuyên trong ngày thì hơi thở của người bệnh vẫn có mùi do khoang miệng và cuống họng có một lượng vi khuẩn đang tồn tại.

Sốt

Đây là dấu hiệu khởi phát của bệnh viêm amidan, tình trạng sốt cao trên 38 độ C diễn ra đột ngột, có thể lên đến trên 40 độ C có kèm theo cơn rét run, ớn lạnh. Tình trạng sốt có thể kéo dài từ 3 - 5 liên tiếp, tuỳ theo thể trạng của từng người.

Amidan sưng đỏ

Tình trạng amidan quá phát ở trẻ nhỏ hoặc xơ chìm ở người lớn. Bề mặt amidan có thể thấy những chấm, hốc mủ hay các nang như hạt gạo là các kén chứa mủ. Nmảng giả mạc trắng hay đốm trắng này được gọi là viêm amidan hốc mủ là nguyên nhân khiến cho hơi thở của người bệnh có mùi hôi.

Xuất hiện hốc mủ trên bề mặt amidan khi bị viêm (Nguồn: Canva)

Xuất hiện hốc mủ trên bề mặt amidan khi bị viêm (Nguồn: Canva)

3. Viêm amidan cấp tính nguyên nhân do đâu?

Viêm amidan cấp tính là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở tổ chức amidan khẩu cái, dẫn đến viêm amidan. Nguyên nhân gây bệnh viêm amidan có thể do sự tấn công của vi khuẩn hoặc một số loại virus, cụ thể như sau:

Viêm amidan do virus

Virus là nguyên nhân thường gặp nhất và chủ yếu là do virus Espstein Barr, virus cúm, ho gà, virus viêm gan A, Rhinovirus, HIV,... Nếu nguyên nhân gây ra bệnh là do virus thì việc sử dụng kháng sinh sẽ không có tác dụng. 

Viêm amidan do vi khuẩn

Trường hợp bị viêm amidan do vi khuẩn chiếm khoảng 30% và phổ biến hơn ở trẻ em. Vi khuẩn gây ra bệnh thường là phế cầu, tụ cầu, H.influenzae, liên cầu tan huyết nhóm A, các loại vi khuẩn kị khí, ái khí, xoắn khuẩn. Lúc này, bác sĩ có thể kê đơn kháng sinh điều trị hoặc sử dụng các biện pháp tự điều trị tại nhà nếu các triệu chứng ở mức độ nhẹ.

Các yếu tố thuận lợi gây bệnh lý viêm amidan cấp

  • Do thời tiết thay đổi đột ngột.
  • Môi trường sinh sống bị ô nhiễm bởi hóa chất, khói bụi, nấm mốc,...
  • Do cơ thể đang mắc các bệnh lý đường hô hấp như viêm xoang, viêm họng, viêm lợi, sâu răng,...
  • Sức đề kháng yếu.
  • Cấu trúc amidan có nhiều khe kẽ, tạo điều kiện cho vi khuẩn ẩn trú.

4. Cách phòng tránh bị viêm amidan 

Viêm amidan cấp tính không có nhiều biểu hiện rõ rệt, nhưng lại tiến triển bệnh nhanh. Nếu không xử lý đúng cách và kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng. Trong khi các biến chứng của viêm amidan lại không xảy ra trực tiếp mà sẽ gián tiếp thông qua viêm amidan hốc mủ, amidan quá phát, amidan xơ teo. 

Vậy nên cách tốt nhất là áp dụng những phương pháp phòng tránh bệnh để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh. 

Thực hiện lối sống sạch, lành mạnh

  • Vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, đảm bảo trong nhà không có tình trạng ẩm mốc, bụi bẩn.
  • Thực hiện các biện pháp phòng tránh khi có những tác nhân gây ảnh hưởng đến đường hô hấp như: đeo khẩu trang, vệ sinh mũi - họng, giữ ấm cơ thể đặc biệt vùng tai - mũi - họng.
  • Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe.
  • Ăn uống đủ chất, bổ sung các thực phẩm bổ dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Vệ sinh mũi họng bằng nước muối để phòng viêm amidan (Nguồn: Canva)

Vệ sinh mũi họng bằng nước muối để phòng viêm amidan (Nguồn: Canva)

Tiêm phòng 

Một trong những cách hiệu quả để giúp bạn phòng tránh được việc mắc bệnh viêm amidan hay các bệnh về đường hô hấp nói chung chính là tiêm phòng đầy đủ. Vì viêm amidan xảy ra phổ biến nhất ở lứa tuổi trẻ em, vậy nên phụ huynh nên tìm hiểu các mũi tiêm phòng để thực hiện tiêm đúng thời điểm. Hiện nay, tại Việt Nam bạn có thể tham khảo một số mũi tiêm phòng như sau:

  • Vacxin phòng phế cầu.
  • Vacxin cúm. 

Điều trị các bệnh lý liên quan

Khi cơ thể bị mắc các bệnh lý mũi họng, bệnh nhân nếu không điều trị dứt điểm rất dễ có nguy cơ bị viêm amidan. Chính vì vậy, bạn cần thực hiện các phương pháp điều trị dứt điểm khi bị những bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như viêm xoang mãn tính, viêm mũi, viêm răng miệng,... 

5. Giải đáp các câu hỏi về bệnh viêm amidan cấp tính

5.1 Viêm amidan có lây không?

Việc lo lắng khi mắc amidan có lây không là điều dễ hiểu khi các bệnh lý về tai - mũi - họng nhất là do vi khuẩn, virus thường rất dễ lây. Tuy nhiên, đối với viêm amidan thì bệnh lý lại không có tính lây lan nên nếu trong gia đình có người bị hay bạn lỡ tiếp xúc với người bệnh thì không cần quá lo lắng. 

5.2 Viêm amidan có tự khỏi không?

Viêm amidan gây ra tình trạng ngứa ngáy cổ họng, khó chịu, đau rát, cơ thể mệt mỏi,... Tùy vào từng mức độ, nguyên nhân gây bệnh mà có các phương án điều trị viêm amidan khác nhau. 

Trường hợp viêm do vi khuẩn và các triệu chứng nhẹ, bệnh nhân không cần dùng kháng sinh. Lúc này có thể điều trị các triệu chứng, nâng cao thể trạng bằng cách nghỉ ngơi, vệ sinh mũi họng bằng nước muối ấm. Trường hợp viêm do virus có thể dùng kháng sinh và cần uống đúng và đủ liều. 

Kết luận

Như vậy, viêm amidan cấp là bệnh lý viêm nhiễm sung huyết amidan khẩu cái do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Bệnh có thể dễ dàng điều trị khỏi khi phát hiện và điều trị đúng cách. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn trang bị thêm nhiều kiến thức hữu ích để có những cách xử lý kịp thời.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan