Quay lạiQuay lại

Viêm amidan hốc mủ sẽ rất nguy hiểm nếu không biết 3 điều này

13/1/2023

Share

Nội dung chính

I. Viêm amidan hốc mủ là gì? Chúng có nguy hiểm không?
II. Dấu hiệu nhận biết viêm amidan có mủ
III. Cách điều trị bệnh amidan hốc mủ
1. Bị viêm amidan hốc mủ có nên cắt không?
2. Cách chữa amidan hốc có mủ
a. Mẹo chữa viêm amidan hốc mủ - thuốc Đông y
b. Điều trị bằng thuốc Tây Y do bác sĩ chỉ định

Viêm amidan hốc mủ là biến chứng của viêm amidan mãn tính do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Nếu không được điều trị đúng cách sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Đây là một tình trạng gây khó chịu và đau đớn, thậm chí góp phần gia tăng ung thư. Vì vậy bệnh viêm amidan hốc mủ cần được phát hiện sớm và cứu chữa đúng cách, kịp thời. 

Viêm amidan hốc mủ là biến chứng của viêm amidan mãn tính - Nguồn ảnh: Canva

Viêm amidan hốc mủ là biến chứng của viêm amidan mãn tính - Nguồn ảnh: Canva

I. Viêm amidan hốc mủ là gì? Chúng có nguy hiểm không?

Khi bạn nhai nuốt cùng với sự cọ xát thức ăn đi qua thành họng, các kén mủ trong hốc amidan nổi ra có hình dạng hạt màu trắng xanh như mủ và có mùi hôi. Hiện tượng này được gọi là viêm amidan hốc mủ. Khi bệnh viêm amidan không được điều trị đúng cách thì có thể biến thành viêm amidan mạn tính. Và viêm amidan hốc mủ chính là biến chứng của viêm amidan mạn tính, hay một số người gọi là viêm amidan mãn tính.

Bệnh viêm amidan hốc mủ có thể đe dọa đến tính mạng bệnh nhân nếu không được chữa trị đúng cách và dứt điểm. Một số biến chứng của viêm amidan có mủ là: 

- Gây đau rát họng, hôi miệng, khó nói, khó nuốt nước bọt và đồ ăn. Bệnh viêm amidan có mủ có thể lan sang các vùng khác của hệ tai mũi họng. Tình trạng này gây ra nhiều vấn đề về răng, viêm xoang, viêm mũi, viêm tai giữa, viêm phế quản,... 

- Bên cạnh đó căn bệnh này có thể làm tắc nghẽn đường thở và hoạt động của phổi khi mủ amidan to. Người bệnh sẽ bị khó nuốt, khó phát âm, khó thở. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, chúng có thể mắc thêm hội chứng ngưng thở khi ngủ.

- Về lâu dài, người viêm amidan có mủ còn có thể mắc các bệnh như viêm khớp, viêm cơ tim, viêm cầu thận, suy tim, phù mặt, phù chân và nhiễm khuẩn huyết.

II. Dấu hiệu nhận biết viêm amidan có mủ

Dấu hiệu của viêm amidan hốc mủ được các bác sĩ cho rằng sẽ phụ thuộc vào cơ địa và nguyên nhân từng người. Một số triệu chứng có thể kể đến như:

- Hơi thở có mùi hôi, khó chịu: Các hạt mủ trên lưỡi và vòm họng trong quá trình va chạm, cọ xát có thể bị bong ra. Hiện tượng này dẫn đến miệng có mùi hôi.

- Ổ mủ quanh amidan: Các hạt mủ này thường có màu trắng hoặc xanh lấm tấm trong miệng. Lúc này phần amidan sẽ phình to và có dịch màu trắng bên bề mặt.

- Đau rát cổ họng, ho khan: Người bệnh amidan hay cảm thấy vướng víu và ngứa ngáy trong cổ họng. Thông thường để giảm bớt sự khó chịu này, mọi người hay khạc nhổ. Tuy nhiên càng làm như này thì amidan càng tổn thương và gây đau đớn hơn.

- Ngoài ra viêm amidan hốc mủ cấp tính còn có thể có triệu chứng nhiệt độ cơ thể cao từ 38.5 độ C và cảm thấy khó thở, đau ngực. 

Dấu hiệu nhận biết viêm amidan hốc mủ - Nguồn ảnh: Canva

Dấu hiệu nhận biết viêm amidan hốc mủ - Nguồn ảnh: Canva

III. Cách điều trị bệnh amidan hốc mủ

1. Bị viêm amidan hốc mủ có nên cắt không?

Amidan có vai trò bảo vệ vòm họng chúng ta trước những tác nhân gây bệnh. Vì thế không phải cứ bị viêm amidan hốc mủ là đi cắt amidan. Nếu bệnh nhẹ bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc, chỉ những trường hợp bắt buộc thì mới nên cắt bỏ. 

Nếu bạn tùy tiện cắt bỏ chúng thì không những tốn kém chi phí điều trị mà còn để lại nhiều hậu quả như mất sức đề kháng, suy giảm hệ thống miễn dịch. Bên cạnh đó người trên 45 tuổi khi cắt sẽ dễ bị chảy máu dẫn đến tử vong. Nhiều người nghĩ cắt bỏ sẽ không bao giờ bị viêm lại nữa, đây là quan niệm rất sai lầm. Nếu hết viêm Amidan có mủ thì vẫn có thể bị viêm họng mạn tính, viêm thanh quản,...

2. Cách chữa amidan hốc có mủ

a. Mẹo chữa viêm amidan hốc mủ - thuốc Đông y

Với giai đoạn bệnh viêm nhẹ việc dùng thuốc Đông Y hoặc mẹo chữa viêm amidan hốc mủ dân gian sẽ mang lại hiệu quả về giảm thiểu triệu chứng. Bởi vì từ ngày xa xưa ông bà ta đã biết cách sử dụng những bài thuốc để chữa trị nhiều bệnh. 

Mẹo dân gian điều trị trong trường hợp bệnh chưa tiến triển nặng như là súc miệng bằng nước muối. Bạn có thể súc miệng bằng nước muối mỗi ngày để tiêu diệt vi khuẩn có hại. Bên cạnh đó người bệnh còn có thể chưng mật ong và gừng để uống sẽ giảm bớt tình trạng viêm nhiễm.

Ngoài ra viêm amidan hốc mủ còn có thể chữa bằng những bài thuốc Đông Y dưới đây (thông tin từ BS CKII - Khoa Tai Mũi Họng và Phẫu thuật đầu cổ):

- Bài thuốc: ngân hoa, ngưu bàng tử, cam thảo, bạc hà, hoàng cầm, mã thầy sắc với 1 lít nước uống trong ngày. Mỗi ngày sử dụng 1 thang thuốc, bài thuốc này có thể áp dụng điều trị cho cả trẻ em và người lớn.

- Bài thuốc sử dụng thổ phục linh, dã cúc hoa, sinh cam thảo, kim ngân hoa, bắc sa sâm, bạc hà sắc cùng 600ml nước. Hãy chia ra thành 4-6 lần để ngậm và súc miệng trong ngày. Mỗi ngày dùng 1 thang sử dụng liệu trình 15 thang thuốc thì sẽ có hiệu quả tích cực.

- Bài thuốc: huyền sâm, kinh giới, liên kiều, bạc hà, xích thược, bạch cương tàm, tang bì. Thực hiện bằng cách sắc cùng 1 lít nước đến khi nước chỉ còn một nửa. Sau đó thì chia thành 4 phần uống hết trong ngày. Hãy sử dụng đều đặn trong 15 ngày nhé!

Điều trị amidan cần tuân theo chỉ định của bác sĩ - Nguồn ảnh: Canva

Điều trị amidan cần tuân theo chỉ định của bác sĩ - Nguồn ảnh: Canva

b. Điều trị bằng thuốc Tây Y do bác sĩ chỉ định

Với những người mới bắt đầu xuất hiện các triệu chứng của amidan bác sĩ có thể cho bạn uống thuốc tây đặc trị. Thuốc kháng sinh có tác dụng ức chế quá trình phát triển của vi khuẩn. Ngoài ra thuốc giảm đau, giảm viên sẽ giúp người bệnh giảm các cơn đau rát và giảm tình trạng viêm, sưng. Đối với bệnh nhân sốt, phù nề chân tay, ho,... thì bác sĩ có thể kê thêm thuốc hạ sốt, ho, thuốc giảm phù nề. 

Đặc biệt chú ý, bất kể các loại thuốc kể trên đều cần có sự chỉ định của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ đáng tiếc. Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc hoặc đơn thuốc của người khác. Nếu tình trạng này xảy ra có thể không chữa dứt điểm mà còn gây nguy hiểm cho cơ thể của chính bạn. 

Ngoài ra như đề cập bên trên còn có biện pháp cắt amidan. Tuy nhiên đây là phương pháp áp dụng cho trường hợp bắt buộc và là phương pháp điều trị cuối cùng nếu các loại thuốc không hiệu quả. Người mắc bệnh viêm amidan hốc mủ hãy nên đến các cơ sở uy tín để được thăm khám và điều trị hiệu quả nhé!

Xem thêm: 5 cách chữa viêm amidan nhẹ tại nhà hiệu quả bạn nên biết

Not Supported Content

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan