Quay lạiQuay lại

Cắt viêm amidan có nên hay không? 5 trường hợp chỉ định cắt

10/1/2023

Share

Nội dung chính

I. Vì sao cần phẫu thuật cắt viêm amidan?
II. 05 trường hợp chỉ định cắt viêm amidan
III. Chú ý trước khi cắt viêm amidan
IV. Chú ý sau khi cắt viêm amidan
1. Chế độ ăn uống
2. Chế độ nghỉ ngơi
3. Chăm sóc cơ thể
V. Trường hợp nào chống chỉ định cắt viêm amidan?
Tạm kết

Cắt viêm amidan giúp tránh tình trạng tắc nghẽn, làm giảm tỷ lệ tái phát cũng như đảm bảo hoạt động hệ hô hấp và tiêu hóa tốt hơn. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào khi bị viêm amidan cũng có chỉ định phẫu thuật. Vậy khi nào nên cắt amidan và những biến chứng có thể xảy ra là gì? Hãy cùng Papaya tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này trong bài viết ngày hôm nay.

I. Vì sao cần phẫu thuật cắt viêm amidan?

Amidan là tổ chức lympho lớn nằm ở hai bên thành họng, nơi giao nhau giữa khí quản và thực quản.

Amidan là tổ chức lympho lớn nằm ở hai bên thành họng, nơi giao nhau giữa khí quản và thực quản.

Amidan là tổ chức lympho lớn nằm ở hai bên thành họng, nơi giao nhau giữa khí quản và thực quản. Bạn có thể quan sát được amidan bằng mặt thường khi há to miệng. Trong cơ thể, amidan đóng vai trò như một hàng rào cửa ngõ tránh sự xâm nhập của vi khuẩn và vi rút vào bên trong.

Mặc dù viêm amidan gây ra những ảnh hướng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, tuy nhiên không phải mọi trường hợp đều có thể chỉ định cắt bỏ. Với những trường hợp viêm amidan cấp tính, các triệu chứng nhẹ, bệnh nhân chỉ cần thực hiện điều trị bằng thuốc sẽ khỏi sau khoảng 7 - 10 ngày. 

Chỉ trong những trường hợp amidan bị viêm nhiễm nhiều, không còn mang lại lợi ích cho cơ thể thì lúc này bệnh nhân mới cần phải cắt bỏ. 

II. 05 trường hợp chỉ định cắt viêm amidan

Khi bị viêm amidan, nếu không điều trị tốt có thể hình thành ổ áp xe, ổ mủ, tình trạng nặng nề sẽ dẫn đến amidan to, sưng nề. Điều này không chỉ gây ra cảm giác đau rát, khó chịu, làm ảnh hưởng đến đường thở mà còn tác động đến hệ tiêu hóa. Chính vì vậy, cắt viêm amidan sẽ là một giải pháp để giúp bạn giải quyết tình trạng này.

Quá trình phẫu thuật diễn ra nhanh chóng, với các phương pháp cắt amidan hiện đại. Theo đó, bạn có thể lựa chọn phương pháp loại bỏ amidan bằng dao điện, laser, plasma và coblator hoặc bằng dao ligasure. 

Cụ thể có 5 trường hợp được chỉ định cắt amidan như sau:

  • Viêm amidan mạn tính, tái phát lại nhiều lần, thường là 5 - 6 lần/năm hoặc trường hợp viêm amidan gây ra biến chứng cho người bệnh như: viêm xoang, viêm tai giữa, nặng hơn là thấp tim, viêm cầu thận, viêm khớp,...
  • Trường hợp viêm amidan gây sưng to, kích thước amidan gây cản trở quá trình hô hấp và việc ăn uống
  • Bệnh nhân bị viêm amidan mạn tính kéo dài, không có chuyển biến tốt khi đã điều trị nội khoa tích cực trong 4 - 6 tuần. 
  • Bệnh nhân bị áp xe quanh amidan và đã ít nhất một lần phải nhập viện điều trị.
  • Chỉ định cắt viêm amidan trong trường hợp có nhiều hốc của amidan chứa mủ, chất tiết gây hôi miệng hay nghi ngờ khối u ác tính.

III. Chú ý trước khi cắt viêm amidan

Cắt viêm amidan khi viêm tái phát lại nhiều lần (Nguồn: Canva)

Cắt viêm amidan khi viêm tái phát lại nhiều lần (Nguồn: Canva)

Thực tế, trong điều trị viêm amidan luôn hạn chế tối đa trường hợp can thiệp sâu, làm phẫu thuật bỏ amidan. Bởi phẫu thuật này tuy đơn giản, nhưng vẫn có thể gây biến chứng tử vong do nguyên nhân phản ứng thuốc gây tê - gây mê, cắt chạm mạch máu lớn, cắt không đúng kỹ thuật...

Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn cho bản thân, bạn cần chú ý những điều sau đây:

  • Lựa chọn độ tuổi thích hợp khi cắt: Cắt amidan có thể thực hiện ở mọi độ tuổi, tuy nhiên tốt nhất nên phẫu thuật cho trẻ từ 4 tuổi trở lên. 
  • Chống chỉ định cắt: Không thực hiện phẫu thuật cho bệnh nhân bị rối loạn đông cầm máu bẩm nhân, người mắc bệnh Hemophilia A, B, C, xuất huyết giảm tiểu cầu, ung thư máu, suy tủy...
  • Nên trì hoãn phẫu thuật khi bệnh đang bị nhiễm khuẩn, mắc bệnh mạn tính, phụ nữ đang hành kinh, mang thai hay vùng có bệnh dịch.
  • Lựa chọn bệnh viện uy tín, bác sĩ giỏi để tiến hành cắt amidan. 

IV. Chú ý sau khi cắt viêm amidan

Sau khi thực hiện cắt viêm amidan thành công, để bệnh nhân mau khỏi bệnh, tránh nhiễm trùng, chảy máu... thì bạn biết cách chăm sóc đúng. Những lưu ý bạn cần phải biết sẽ gồm như sau:

1. Chế độ ăn uống

Bệnh nhân sẽ gặp khó khăn lớn trong việc ăn uống sau phẫu thuật cắt amidan. Vậy nên, hãy ưu tiên cho bệnh nhân ăn thức ăn dạng lỏng, mềm, dễ nuốt, không cần phải nhai, xé nhiều.

Trong 10 ngày đầu sau khi mổ, bệnh nhân nên duy trì ăn các món cháo, súp và nên ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Khi vết mổ có dấu hiệu tốt, hết tình trạng sưng đau thì bệnh nhân có thể ăn thoải mái hơn. 

2. Chế độ nghỉ ngơi

1 - 2 ngày đầu sau khi cắt amidan, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi hoàn toàn trong phòng. say khi cơ thể ổn định hơn, bạn có thể cho bệnh nhân vận động nhẹ nhàng, đi bộ. Đồng thời bệnh nhân nên tránh nói chuyện trong 7 - 10 ngày sau mổ để tránh gây ảnh hưởng đến vết mổ, hạn chế tình trạng chảy máu vết mổ.

3. Chăm sóc cơ thể

Sau khi phẫu thuật cắt viêm amidan, bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng đau họng, sốt, chảy máu, cơ thể mệt mỏi... Lúc này bạn hãy thực hiện các biện pháp như dùng thuốc hoặc chườm lạnh để giảm đau khu vực cổ họng. Nếu bị sốt từ 38,5 độ C, có thể dùng thuốc hạ sốt và theo dõi thường xuyên để phát hiện nếu có nguy cơ nhiễm trùng.

V. Trường hợp nào chống chỉ định cắt viêm amidan?

Ngoài những trường hợp bị viêm amidan thể nhẹ, không cần thiết phải cắt bỏ thì sẽ những bệnh nhân bị viêm amidan nặng nhưng lại nằm trong nhóm chống chỉ định phẫu thuật.

Cụ thể, cần chống chỉ định phẫu thuật amidan khi:

  • Bệnh nhân có các hội chứng chảy máu, rối loạn đông máu, bệnh ưa chảy máu.
  • Bệnh nhân nội khoa bệnh lý suy thận, suy tim, suy gan, cao huyết áp,...
  • Cân nhắc phẫu thuật  với trường hợp đang bị viêm họng cấp tính, viêm họng, viêm xoang, viêm mũi.
  • Chống chỉ định phẫu thuật cắt amidan cho phụ nữ đang mang thai, đang nuôi con bú, đang thời kỳ hành kinh. 

Tạm kết

Cắt viêm amidan là phẫu thuật loại bỏ amidan bị viêm nhiễm nặng, nhằm giúp lưu thông đường thở, khắc phục những ảnh hưởng của bệnh lý đến cơ thể. Để được chỉ định chính xác, bạn hãy đến thăm khám tại các cơ sở uy tín và thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. 

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan