Quay lạiQuay lại

Nguyên nhân gây viêm amidan là gì? Biết để phòng tránh

8/1/2023

Share

Nội dung chính

I. Nguyên nhân viêm amidan
1. Viêm amidan do vi rút
2. Viêm amidan do vi khuẩn
II. Các yếu tố thuận lợi gây viêm amidan
Do bị lạnh
Do các bệnh viêm đường hô hấp trên
Do cấu trúc và vị trí amidan
Do thói quen sử dụng các chất độc hại, đồ uống có cồn
Do yếu tố môi trường
Do chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng
Do lạm dụng quan hệ tình dục bằng miệng
Do vệ sinh răng miệng kém
III. Biến chứng khi bị viêm amidan
IV. Giải đáp thắc mắc về bệnh viêm amidan
1 Viêm amidan có nên dùng kháng sinh không?
2. Bị viêm amidan nên làm gì?
3. Viêm amidan kiêng gì?
4. Viêm amidan hốc mủ bao lâu thì khỏi?
Tạm kết

Viêm amidan là bệnh khá phổ biến. Việc tìm ra chính xác nguyên nhân viêm amidan sẽ giúp ích rất nhiều đến phương án điều trị và cách thức phòng ngừa bệnh. Để biết chi tiết và chính xác các nguyên nhân gây viêm amidan là gì, Papaya mời bạn đọc tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây nhé.

I. Nguyên nhân viêm amidan

Viêm amidan là một bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp, xảy ra từ sự biến đổi ác tính của tế bào biểu mô phủ amidan.

Nguyên nhân gây viêm amidan (Nguồn: Canva)

Nguyên nhân gây viêm amidan (Nguồn: Canva)

Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh lý này thường do cơ thể bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn, cụ thể như sau:

1. Viêm amidan do vi rút

Nguyên nhân viêm amidan do vi rút chiếm khoảng 60 - 65% số bệnh nhân. Trong đó, vi rút gây bệnh phổ biến nhất là các loại vi rút gây cảm lạnh thông thường như: cúm, virus hợp bào hô hấp, coronavirus, Adenovirus, Rhinovirus.

Một số trường hợp còn phát hiện những loại vi rút gây viêm amidan khác là: vi rút Herpes simplex, Epstein Barr, Cytomegalovirus, HIV.

2. Viêm amidan do vi khuẩn

Có khoảng 30% người bệnh viêm amidan là do vi khuẩn gây ra. Các loại vi khuẩn gây bệnh phổ biến nhất là: liên cầu tan huyết beta nhóm A (GABHS), Staphylococcus aureus, Mycoplasma pneumoniae, Streptococcus pneumoniae, Chlamydia pneumoniae.

Ngoài ra, một số loại vi khuẩn gây bệnh ít gặp như: vi khuẩn fusobacterium, vi khuẩn bệnh lậu, giang mai, bạch hầu.

II. Các yếu tố thuận lợi gây viêm amidan

Ngoài hai nguyên nhân viêm amidan trực tiếp là vi rút và vi khuẩn, thì các yếu tố thuận lợi bên ngoài cũng làm tăng khả năng viêm nhiễm của amidan. Trong đó, có 8 yếu tố phổ biến nhất mà bạn nhất định phải biết để phòng tránh như sau:

Do bị lạnh

Cơ thể nhiễm lạnh tạo điều kiện cho vi khuẩn gây viêm amidan (Nguồn: Canva)

Cơ thể nhiễm lạnh tạo điều kiện cho vi khuẩn gây viêm amidan (Nguồn: Canva)

Khi cơ thể bị lạnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi rút, vi khuẩn có sẵn trong mũi họng sinh sản và phát triển, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm. Chính vì vậy, ở những thời điểm thời tiết chuyển mùa, đặc biệt là mùa xuân, mùa đông, số lượng người bị viêm amidan tăng cao hơn đáng kể so với các mùa khác.

Do các bệnh viêm đường hô hấp trên

Với những ai đã và đang bị mắc các bệnh đường hô hấp trên như: cúm, ho gà sởi... sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn. Theo đó, vi khuẩn bội nhiễm thường là tụ cầu, liên cầu và đặc biệt nguy hiểm là liên cầu tan huyết (nhóm A). Có một số trường hợp hay gặp ở trẻ nhỏ có tổ chức bạch huyết phát triển mạnh. Ngoài ra, những ai có nhiều hạch ở cổ họng, ở cổ quá phát nguy cơ bị viêm nhiễm cũng rất cao, tạo điều kiện cho bệnh viêm amidan phát triển.

Do cấu trúc và vị trí amidan

Những ai có cấu trúc VA và amidan nhiều khe hốc sẽ là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn, vi rút cư trú, sinh sản và phát triển. Trường hợp vị trí amidan nằm trên ngã tư đường thở và đường ăn sẽ là nơi “cửa vào” của vi khuẩn, vi rút. 

Do thói quen sử dụng các chất độc hại, đồ uống có cồn

Người hút thuốc lá thường xuyên nguy cơ viêm amidan cao (Nguồn: Canva)

Người hút thuốc lá thường xuyên nguy cơ viêm amidan cao (Nguồn: Canva)

Thuốc lá, rượu, bia, đồ uống có cồn, thực phẩm đông lạnh chính là những nguyên nhân làm tăng nguy cơ viêm amidan phổ biến ở nam giới.

Nguyên nhân là bởi những yếu tố này sẽ làm giảm khả năng miễn dịch, phá hủy lớp bảo vệ tự nhiên, khiến cơ thể dễ bị nhiễm vi khuẩn, vi rút. 

Do yếu tố môi trường

Khi bạn thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm bởi khói bụi, các chất độc hại... sẽ khiến các độc tố, vi khuẩn, vi rút tích tụ, cư trú trong mũi, họng nhiều.

Không chỉ có thể, những yếu tố liên quan đến tâm lý, cảm xúc như căng thẳng, stress, trầm cảm cũng là tác nhân khiến bạn tăng nguy cơ bị viêm amidan. 

Do chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng

Việc bổ sung thiếu Vitamin A, ăn ít rau xanh, trái cây, củ quả... cũng là yếu tố thuận lợi cho bệnh lý viêm amidan. Nhất là những ai có chế độ ăn quá nhiều thịt, nhất là các loại thịt muối, hun khói thì nguy cơ bị ung thư amidan lại càng cao hơn.

Do lạm dụng quan hệ tình dục bằng miệng

Có rất nhiều loại virus gây viêm amidan có khả năng lây lan qua đường tình dục bằng miệng như Herpes, lậu, giang mai. Vì vậy, bạn nên thực hiện các biện pháp quan hệ tinh dục an toàn, hạn chế quan hệ bằng miệng, sử dụng bao cao su để bảo vệ sức khỏe của mình. 

Do vệ sinh răng miệng kém

Trường hợp những ai gặp các bệnh lý về răng miệng do vệ sinh không đảm bảo như sâu răng, viêm lợi sẽ dễ bị viêm nhiễm amidan. Đặc biệt với những ai bị viêm họng nhiều lần, viêm họng mãn tính thì khả năng ung thư amidan cũng sẽ tăng lên.

III. Biến chứng khi bị viêm amidan

Khi bị viêm amidan, bạn cần thăm khám để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh là gì, từ đó, đưa ra các phương án điều trị phù hợp. Việc điều trị không phù hợp có thể khiến bệnh chuyển biến nặng, gây nguy cơ biến chứng cao.

Cụ thể, tiên lượng và biến chứng bệnh lý viêm amidan như sau:

  • Biến chứng cục bộ: Sỏi amidan, loét khe amidan, viêm tấy thành bên họng, viêm tấy chung quanh amidan, viêm họng mãn tính.
  • Biến chứng gần: Viêm mũi xoang, viêm hạch cổ mãn tính, viêm tai giữa, viêm phế quản, thanh quản, khí quản.
  • Biến chứng xa: Viêm thận, viêm khớp, nhiễm khuẩn huyết, viêm nội tâm mạc...

IV. Giải đáp thắc mắc về bệnh viêm amidan

1 Viêm amidan có nên dùng kháng sinh không?

Sử dụng kháng sinh trong một số trường hợp nhất định (Nguồn: Canva)

Sử dụng kháng sinh trong một số trường hợp nhất định (Nguồn: Canva)

Nguyên tắc trong điều trị viêm amidan chủ yếu là nâng cao thể trạng, điều trị triệu chứng. Do đó, trường hợp bị viêm do virus với các triệu chứng nhẹ, người bệnh không nên dùng kháng sinh. Chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, trong trường hợp nghi ngờ viêm do nhiễm khuẩn hoặc đe dọa biến chứng. 

2. Bị viêm amidan nên làm gì?

Khi xuất hiện các triệu chứng, bạn cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán đúng nguyên nhân viêm amidan. Sau đó, tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, thực hiện theo phác đồ trị viêm amidan. Đồng thời kết hợp các nguyên tắc nâng cao thể trạng, tăng cường sức khỏe cho bệnh nhân để mau chóng khỏi bệnh. 

3. Viêm amidan kiêng gì?

Khi bị viêm amidan, bệnh nhân cần chú ý kiêng rượu, bia, hút thuốc lá, các thực phẩm đông lạnh, thịt muối, hun khói. Thay vào đó, tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin như hoa quả tươi, các loại rau củ. Đặc biệt bạn cần uống nhiều nước, ăn thức ăn dễ nuốt, có dạng lỏng, có thể sử dụng mật ong để giúp giảm các triệu chứng nhanh chóng hơn. 

4. Viêm amidan hốc mủ bao lâu thì khỏi?

Viêm amidan hốc mủ bã đậu là tình trạng viêm nhiễm tuyến amidan tương đối nặng. Lúc này các kén mủ trong hốc amidan sẽ vón lại thành các cục màu xanh lấm tấm như bã đậu, Nếu được thăm khám kịp thời và điều trị đúng cách, bệnh nhân có thể khỏi trong vòng 7 - 10 ngày. 

Tạm kết

Nguyên nhân viêm amidan chính là do các loại vi rút, vi khuẩn cùng một số yếu tố bên ngoài dẫn đến tình trạng viêm nhiễm. Bạn hãy lưu ý đến những nguyên nhân này để từ đó phòng tránh, hạn chế nguy cơ gây bệnh. Hy vọng những thông tin Papaya cung cấp ở đây đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan