Quay lạiQuay lại

Cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà an toàn & hiệu quả

31/2/2023

Share

Nội dung chính

I. Bệnh chân tay miệng
1. Nguyên nhân gây ra tay chân miệng ở trẻ em
2. Những dấu hiệu nhận biết tay chân miệng
3. Tay chân miệng lây nhiễm như thế nào?
II. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng
III. Cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà hiệu quả
1. Những điều nên làm và  lưu ý khi trẻ  bị tay chân miệng
2. Trẻ bị tay chân miệng không nên ăn gì và nên lưu ý điều gì? 

Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ nhỏ, bùng phát nhanh vào thời điểm giao mùa và dễ lây lan. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc điều trị đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hồi phục bệnh. Vậy đâu là cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà an toàn và hiệu quả? Nội dung bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn một cách rõ ràng.

Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ nhỏ - Nguồn ảnh: Canva

Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ nhỏ - Nguồn ảnh: Canva

I. Bệnh chân tay miệng

1. Nguyên nhân gây ra tay chân miệng ở trẻ em

Tay chân miệng (HFMD) là một bệnh truyền nhiễm do loại virus thuộc họ Enterovirus gây ra, phổ biến là Enterovirus 71 và Coxsackievirus A16. Trong đó, Coxsackievirus A16 sẽ ít để lại biến chứng và bệnh sẽ tự khỏi sau một thời gian. Ngược lại, nếu Enterovirus 71 gây bệnh sẽ có nguy cơ tử vong rất cao.

Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 5 tuổi. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể xuất hiện ở người lớn và độ tuổi thanh thiếu niên. Tay chân miệng xuất hiện với những nốt hồng ban, bóng nước ở lòng bàn tay, bàn chân và miệng. Đôi khi có thể mọc ở mông và đầu gối của người mắc bệnh.

Tại Việt Nam, tay chân miệng xuất hiện hàng năm. Trong đó, từ tháng 3 đến 5 và tháng 9 đến tháng 12 là 2 thời điểm bùng phát dịch mạnh nhất. Theo WHO, hàng năm có khoảng 50,000 đến 100,000 ca bệnh do tay chân miệng gây nên.

2. Những dấu hiệu nhận biết tay chân miệng

Phát hiện sớm những dấu hiệu là cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà cho trẻ nhanh và thuận lợi. Các biểu hiện của tay chân miệng qua từng giai đoạn như sau:

  • Thời gian ủ bệnh: Giai đoạn này thường kéo dài từ 3 đến 6 ngày. Lúc này, người bệnh chưa có bất kỳ dấu hiệu nào bên ngoài cơ thể, vẫn sinh hoạt bình thường.
  • Giai đoạn khởi phát: Thường kéo dài 1 đến 2 ngày, triệu chứng đầu tiên là sốt nhẹ, đau họng, sổ mũi và mệt mỏi. Bên cạnh đó, người bệnh có thể bị tiêu chảy vài lần trong ngày,  sờ thấy hạch ở cổ và hàm dưới. 
  • Giai đoạn toàn phát bệnh: Kéo dài từ 3 đến 10 ngày. Những dấu hiệu đi kèm như viêm loét miệng, xuất hiện mụn nước nhỏ ở niêm mạc miệng, má và mặt bên dưới lưỡi. Thêm vào đó, trẻ nhỏ bị phát ban toàn thân dẫn đến tình trạng như sốt, buồn nôn, lơ mơ hoặc bị co giật. 
  • Giai đoạn hồi phục: Từ 7 đến 10 ngày tính từ lúc khởi phát bệnh, trẻ sẽ dần hồi phục. Trường hợp nặng hơn thì có thể sốt cao 39 độ kéo dài 48 tiếng, trẻ quấy, ói nhiều, khó thở,... thì cần đưa tới cơ sở y tế để kịp thời can thiệp.

3. Tay chân miệng lây nhiễm như thế nào?

Bệnh tay chân miệng lây lan từ người này sang người kia thông qua dịch tiết mũi họng như nước bọt, nước mũi hoặc đờm, chất lỏng từ mụn nước. Do đó, người bình thường rất dễ mắc bệnh nếu:

  • Hít thở không khí khi có người bệnh ho hoặc hắt hơi.
  • Chạm và tiếp xúc gần với người bệnh như ôm, hôn hoặc chia sẻ đồ dùng cá nhân.
  • Tiếp xúc gián tiếp, cụ thể như người bệnh tiết dịch vào khăn tay, sau đó bạn chạm tay vào và đưa lên mắt mũi của bạn. 
  • Chạm vào những đồ vật và bề mặt có virus như đồ chơi, tay nắm cửa và sau đó đưa tay lên mũi, mắt và miệng.

Vì vậy, khi mắc bệnh bạn nên hạn chế tiếp xúc với đám đông để giảm khả năng bùng phát bệnh và lây lan qua người khác.

Bệnh tay chân miệng lây lan thông qua dịch tiết mũi họng - Nguồn ảnh: Canva

Bệnh tay chân miệng lây lan thông qua dịch tiết mũi họng - Nguồn ảnh: Canva

II. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng

Trước khi tìm hiểu cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà, bạn cần biết rõ tay chân miệng nguy hiểm như thế nào. Vậy biến chứng của tay chân miệng là gì? Nếu được phát hiện kịp thời thì không để lại bất kỳ biến chứng nào. Tuy nhiên, một vài trường hợp phát hiện trễ dẫn đến những biến chứng như:

  • Viêm cơ tim: Tình trạng này có thể xảy ra mặc dù tỷ lệ mắc rất thấp.
  • Viêm não: Đây là một căn bệnh nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng. Biến chứng này cũng rất hiếm gặp.
  • Viêm màng não do virus: Đây là bệnh nhiễm trùng và viêm hiếm gặp ở màng não, dịch não tuỷ và chúng bao quang não và tuỷ sống.

III. Cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà hiệu quả

Cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà là gì? Trong trường hợp trẻ bị nhẹ, chỉ bị mụn nước hoặc loét miệng thì các bậc cha mẹ có thể điều trị tại nhà như sau:

1. Những điều nên làm và  lưu ý khi trẻ  bị tay chân miệng

  • Cách ly trẻ bị bệnh tay chân miệng để tránh lây lan.
  • Sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ khi bị sốt cao.
  • Tắm rửa vệ sinh sạch sẽ và nhẹ nhàng để tránh tình trạng trẻ bị nhiễm khuẩn.
  • Sử dụng kem chống ngứa như calamine để giảm bớt cảm giác khó chịu khi phát ban.
  • Vệ sinh miệng cho trẻ bằng những dung dịch sát khuẩn, súc miệng bằng nước muối loãng.
  • Bổ sung những thực phẩm như trứng, đu đủ, dưa hấu, đậu hũ, khoai tây và kem lạnh.
  • Hạn chế cho trẻ gãi vì có thể làm vỡ mụn nước dẫn đến nhiễm trùng và gây nguy hiểm cho trẻ.
  • Cho trẻ uống nhiều nước và ăn những thức ăn dễ tiêu hoá, mềm. Các bậc cha mẹ có thể áp dụng quy tắc 3L: Lỏng, Lạt và Lạnh. 
Vệ sinh chân tay miệng sạch sẽ cho trẻ bằng dung dịch sát khuẩn - Nguồn ảnh: Canva

Vệ sinh chân tay miệng sạch sẽ cho trẻ bằng dung dịch sát khuẩn - Nguồn ảnh: Canva

2. Trẻ bị tay chân miệng không nên ăn gì và nên lưu ý điều gì? 

Cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà hiệu quả là không nên cho trẻ ăn thức ăn cứng và cay nóng. Nếu bạn cho trẻ ăn những thực phẩm này sẽ khiến trẻ bị đau, khó nuốt thức ăn. Từ đó ảnh hưởng tới sức khỏe bởi thức ăn cay sẽ làm vết sưng loét trở nên nặng hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh cho trẻ em ăn các loại trái cây có vị chua. 

Bên cạnh đó, bậc cha mẹ không nên:

  • Không nên tự ý sử dụng thuốc cảm cho bé.
  • Không sử dụng Aspirin để giảm đau bởi nó có thể gây tác dụng phụ cho trẻ.
  • Không sát trùng bằng nước muối hoặc chanh vì có thể làm trẻ bị đau rát, tổn thương da và để lại sẹo.

Tuy nhiên, nếu trẻ có những biểu hiện như sốt cao liên tục, nôn ói nhiều, co giật, khó thở, đảo mắt, run tay chân, hốt hoảng thì nên đưa tới cơ sở y tế để kịp thời can thiệp. Hiện nay chưa có vắc xin phòng chống tay chân miệng, vì vậy các bậc làm cha mẹ nhớ giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ để tránh mắc phải bệnh. 

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp các bậc làm cha mẹ hiểu rõ cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà cho trẻ để mau chóng khỏi bệnh. Ngoài ra, hãy lưu ý chăm sóc đúng cách, theo dõi sức khỏe thường xuyên và đưa đến cơ sở y tế nếu có triệu chứng bất thường. Chúc bạn và gia đình thật nhiều sức khoẻ!

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan