Quay lạiQuay lại

Cách tính bảo hiểm xã hội cho người lao động năm 2023

17/0/2023

Share

Nội dung chính

1. Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội lương hưu
1.1. Người lao động tham gia BHXH bắt buộc
1.2. Người lao động tham gia BHXH tự nguyện
2. Cách tính bảo hiểm xã hội năm 2023
3. Ví dụ về cách tính bảo hiểm xã hội
4. Các câu hỏi liên quan về cách tính bảo hiểm xã hội
4.1. Đóng bảo hiểm xã hội 1 năm được bao nhiêu?
4.2. Đóng bảo hiểm xã hội 8 tháng thì được hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần phải không?
4.3. 40 tuổi có nên đóng bảo hiểm xã hội?

Tìm hiểu cách tính bảo hiểm xã hội là nhu cầu chung của nhiều người lao động khi nghỉ việc hoặc đến tuổi về hưu. Bài viết dưới đây sẽ là những chia sẻ hữu ích giúp người lao động dễ dàng hơn khi cần tính mức hưởng bảo hiểm xã hội cho bản thân. Mời bạn đọc cùng theo dõi!

Tìm hiểu cách tính bảo hiểm xã hội mới nhất 2023

Tìm hiểu cách tính bảo hiểm xã hội mới nhất 2023

1. Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội lương hưu

Điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm xã hội dành cho người lao động như sau:

1.1. Người lao động tham gia BHXH bắt buộc

Người lao động tham gia BHXH bắt buộc sẽ có đủ điều kiện được hưởng tiền lương hưu trong các trường hợp sau:

Trường hợp 1:

  • Người lao động nghỉ việc đã đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội.
  • Đủ tuổi nghỉ hưu, 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi 8 tháng với nữ.

Trường hợp 2:

  • Người lao động nghỉ việc đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội.
  • Có 15 năm làm công việc nặng nhọc hoặc môi trường độc hại nguy hiểm, làm việc trong vùng kinh tế khó khăn.
  • Đủ tuổi nghỉ hưu, 55 tuổi 6 tháng với nam và đủ 50 tuổi với nữ.

1.2. Người lao động tham gia BHXH tự nguyện

Người lao động tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam đủ 15 tuổi và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc sẽ được hưởng chế độ hưu trí, tử tuất theo BHXH bắt buộc.

Điều kiện để người lao động tham gia BHXH tự nguyện được hưởng chế độ bảo hiểm là đủ 20 năm đóng BHXH và đủ 55 tuổi 8 tháng với nữ, 60 tuổi 6 tháng với nam.

Hướng dẫn cách tính bảo hiểm xã hội chi tiết

Hướng dẫn cách tính bảo hiểm xã hội chi tiết

2. Cách tính bảo hiểm xã hội năm 2023

Theo Điều 62, 64 Luật BHXH 2014 và Điều 9, 10 Nghị định 115/2015, cách tính bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính như sau:

Mức lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Người lao động đóng BHXH trong thời gian trên 20 năm sẽ được hưởng lương hưu hàng tháng với tỷ lệ tối đa 75%. Người lao động muốn hưởng trợ cấp một lần sẽ được tính tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, tức là cứ mỗi năm đóng BHXH sẽ được tính là 0.5 tháng mức bình quân thu nhập của tháng đóng BHXH.

Nhìn chung, mức hưởng bảo hiểm xã hội sẽ phụ thuộc vào số thời gian đóng bảo hiểm xã hội, mức điều chỉnh hàng năm và số tiền đóng bảo hiểm hàng tháng. Ngoài tự tính bảo hiểm xã hội, người lao động có thể tham khảo các ứng dụng tính bảo hiểm xã hội như VssID để có câu trả lời chính xác nhất.

3. Ví dụ về cách tính bảo hiểm xã hội

Để hiểu thêm về cách tính bảo hiểm xã hội, người lao động có thể xem xét ví dụ thực tế như sau:

Chị A tham gia bảo hiểm từ tháng 10/2020 đến tháng 04/2022 với mức lương cụ thể:

Từ tháng 10/2020 – 12/2020: Mức lương 4.500.000 đồng/tháng.

Từ tháng 01/2021 – 04/2022: Mức lương 5.000.000 đồng/tháng.

Chị quyết định nghỉ việc và ra định cư tại nước ngoài nên đáp ứng đủ điều kiện để được hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần. Tổng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội của chị A là 01 năm 07 tháng và theo quy định sẽ được làm tròn thành 2 năm. Mức lương bình quân bảo hiểm xã hội của chị A sẽ được tính như sau:

Mức lương bình quân bảo hiểm xã hội hàng tháng = {(3 x 4.500.000 x 1,02) + (12 x 5.000.000 x 1,0) + (4 x 5.000.000 x 1,0)} : 19 = 4.930.000 đồng/tháng.

Mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần = 2 x 4.930.000 x 2 = 19.720.000 đồng.

Tìm hiểu ví dụ về cách tính bảo hiểm xã hội

Tìm hiểu ví dụ về cách tính bảo hiểm xã hội

4. Các câu hỏi liên quan về cách tính bảo hiểm xã hội

Ngoài tìm hiểu về cách tính bảo hiểm xã hội, người lao động còn thường băn khoăn đến những vấn đề sau:

4.1. Đóng bảo hiểm xã hội 1 năm được bao nhiêu?

Đóng bảo hiểm xã hội 1 năm được bao nhiêu tuỳ thuộc vào mức thời gian người lao động đóng bảo hiểm xã hội. Nếu người lao động đóng trước năm 2014, mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần sẽ bằng 1.5 tháng bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Nếu người lao động đóng sau năm 2014, mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần sẽ bằng 2 tháng mức bình quân lương BHXH.

4.2. Đóng bảo hiểm xã hội 8 tháng thì được hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần phải không?

Theo quy định của Luật Bảo hiểm 2014, người lao động đóng bảo hiểm xã hội 8 tháng thì được hưởng 22% mức tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội. Trong đó, mức tối đa sẽ không được quá 2 tháng mức bình quân tiền lương.

4.3. 40 tuổi có nên đóng bảo hiểm xã hội?

40 tuổi có nên đóng bảo hiểm xã hội hay không là câu hỏi nhiều người lao động lớn tuổi quan tâm. Để được hưởng hưu trí, người lao động cần tham gia đủ 20 năm bảo hiểm xã hội. Theo độ tuổi về hưu hiện nay, dù là lao động nam hay lao động nữ đến 40 tuổi đóng bảo hiểm xã hội đều có thể hưởng chế độ hưu trí theo quy định của luật bảo hiểm.

Bài viết trên là những chia sẻ về cách tính bảo hiểm xã hội và những thông tin liên quan. Hy vọng những kiến thức trong bài viết này sẽ giúp người lao động có thêm hiểu biết chính xác nhất về cách tính bảo hiểm xã hội mới nhất hiện nay.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan