Quay lạiQuay lại

9 cách trị nhiệt miệng tại nhà hiệu quả nhất chỉ sau 1 đêm

28/3/2023

Share

Nội dung chính

1. Nhiệt miệng là gì?
2. Cách trị nhiệt miệng hiệu quả tại nhà
2.1. Dùng nước muối 
2.2. Thoa mật ong 
2.3. Ăn sữa chua 
2.4. Sử dụng baking soda 
2.5. Sử dụng dầu dừa 
2.6. Trà hoa cúc 
2.7. Bã chè khô 
2.8. Nước súc miệng chuyên dụng 
2.9. Bổ sung thêm vitamin cho cơ thể 
3. Các cách trị nhiệt miệng tại nhà theo y học cổ truyền 
3.1. Sử dụng thuốc ngậm 
3.2. Các bài thuốc uống chữa nhiệt miệng 
3.3. Những món ăn có tác dụng thanh nhiệt và hỗ trợ chữa lở miệng 
4. Cách phòng tránh nhiệt miệng hiệu quả 
5. Lời kết

Nhiệt miệng là bệnh lý thường gặp ở khoang miệng, gây đau rát và khó chịu. Bạn có muốn biết cách trị nhiệt miệng nhanh chóng và an toàn tại nhà không? Trong bài viết này, Papaya sẽ chia sẻ với bạn 9 cách trị nhiệt miệng hiệu quả nhất, nhanh nhất chỉ sau 1 đêm. Bạn sẽ được học cách sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như nước muối, baking soda hay mật ong để chữa lành vết loét và giảm viêm. Hãy tiếp tục đọc bài viết để khám phá nhé!

9 cách trị nhiệt miệng tại nhà hiệu quả nhất chỉ sau 1 đêm (Nguồn: Canva)

9 cách trị nhiệt miệng tại nhà hiệu quả nhất chỉ sau 1 đêm (Nguồn: Canva)

1. Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng là một bệnh lý thường gặp ở nhiều lứa tuổi, nhiều đối tượng. Bệnh không gây nguy cơ cho sức khỏe nhưng lại làm ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống hàng ngày của người bệnh, nhất là khi ăn uống và nói chuyện.

Nhiệt miệng thường tồn tại trong khoảng 1 tuần hoặc lâu hơn. Dấu hiệu của bệnh là trong khoang miệng xuất hiện các đốm trắng hoặc vàng, kích thước nhỏ, viền đỏ bao quanh, gây cảm giác rát đau. Các vết loét xuất hiện và phát triển trên môi, má, lợi, dưới lưỡi,… Thông thường, các vết loét không lan tràn và không tổn thương biểu bì nhưng nó có thể gây cảm giác khó chịu, đau rát khi ăn uống (đặc biệt là ăn đồ chua, cay nóng).

Nguyên nhân gây nhiệt miệng có thể là do: Suy yếu chức năng gan (tích tụ độc tố, tạo thành vết loét trong miệng), hệ miễn dịch yếu (vi sinh vật xâm nhập cơ thể, tạo nên các vết loét trong khoang miệng), tổn thương miệng (do đánh răng quá mạnh hoặc bị ngã, hình thành các vết loét),(thiếu vitamin B9, B12, C, kẽm, sắt,… có thể gây nhiệt miệng).

2. Cách trị nhiệt miệng hiệu quả tại nhà

Thông thường, nhiệt miệng sẽ tự lành sau khoảng 1 - 2 tuần, không để lại sẹo. Trường hợp nhiệt miệng kéo dài gây cảm giác rát đau, khó chịu thì bạn có thể tham khảo và áp dụng các cách trị lở miệng hiệu quả tại nhà dưới đây:

2.1. Dùng nước muối 

Dùng nước muối là một cách trị nhiệt miệng an toàn, dễ thực hiện và không tốn kém. Súc miệng bằng nước muối là một phương pháp làm dịu và khử trùng các vết loét trong miệng hiệu quả, an toàn và nhẹ nhàng. Nó giúp giảm cảm giác khó chịu và làm khô các vết loét trong miệng nhanh chóng. 

Bạn có thể tự làm nước muối súc miệng như sau: Pha loãng khoảng 5g muối tinh vào 230ml nước ấm và sử dụng dung dịch này để súc miệng trong khoảng 15 - 30 giây rồi nhổ đi. Bạn cần để nước muối chạy xuống họng nhưng không được uống. Lặp lại việc này 2 - 3 lần mỗi ngày để có kết quả tốt nhất. Hoặc bạn cũng có thể mua sẵn nước muối súc miệng tại các nhà thuốc.

2.2. Thoa mật ong 

Mật ong có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng thứ phát, giúp vết nhiệt miệng không bị đỏ sưng và rát nóng. Bạn có thể áp dụng nhiều cách trị nhiệt miệng bằng mật ong tại nhà.

Cụ thể, bạn có thể bôi trực tiếp mật ong lên chỗ lở miệng 4 lần/ngày. Hoặc bạn pha trà nóng, cho vào ít mật ong để uống mỗi ngày, nhớ uống chậm để dung dịch tiếp xúc với vết nhiệt. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp mật ong với bột nghệ, trộn đều thành hỗn hợp, đắp lên chỗ nhiệt miệng 2 - 3 lần/ngày.

2.3. Ăn sữa chua 

Sữa chua là một trong những cách trị nhiệt miệng hiệu quả và dễ dàng. Sữa chua có chứa men vi sinh lactobacillus sống, có tác dụng duy trì cân bằng hệ vi khuẩn trong đường tiêu hóa. Một số nguyên nhân gây ra nhiệt miệng có thể là do vi khuẩn HP hoặc viêm ruột. Do đó, bạn nên ăn sữa chua hàng ngày sau khi ăn để bảo vệ đường ruột, hỗ trợ điều trị lở miệng và dạ dày.

2.4. Sử dụng baking soda 

Nếu bạn đang tìm kiếm cách trị nhiệt miệng bằng phương pháp tự nhiên, bạn có thể thử sử dụng baking soda. Baking soda là một loại muối nở có khả năng điều chỉnh độ pH trong khoang miệng, giúp giảm viêm và làm lành vết lở miệng nhanh chóng và an toàn. Cách làm nước súc miệng baking soda: Pha loãng 5g baking soda với 230ml nước. Sau đó, bạn súc miệng với dung dịch này trong khoảng 15 - 30 giây rồi nhổ đi. Bạn nên súc miệng khoảng 2 - 3 lần mỗi ngày cho đến khi hết nhiệt miệng.

2.5. Sử dụng dầu dừa 

Dầu dừa là một trong những cách trị nhiệt miệng bằng thảo dược thiên nhiên. Dầu dừa có tính kháng khuẩn cao do chứa acid lauric tự nhiên. Dầu dừa có thể giảm đau, giảm sưng và rút ngắn thời gian phục hồi cho các vết lở miệng. Bạn cần dùng dầu dừa ngay khi bị lở miệng để có hiệu quả tốt nhất. Cách sử dụng: Lấy một lượng vừa phải dầu dừa nguyên chất, bôi lên vết nhiệt miệng vài lần trong ngày. Lưu ý, bạn cần giữ cho dung dịch dầu dừa bám trên vị trí bị lở miệng bằng cách hạn chế nuốt nước bọt.

Bạn có thể dùng dầu dừa để bôi lên vết loét (Nguồn: Canva)

Bạn có thể dùng dầu dừa để bôi lên vết loét (Nguồn: Canva)

2.6. Trà hoa cúc 

Trà hoa cúc có mùi thơm nhẹ nhàng, vị ngọt tự nhiên, giúp an thần và có hiệu quả cao trong việc giảm đau và làm lành vết thương. Trong trà hoa cúc có chứa levomenol và azulene - 2 chất có tác dụng khử trùng và chống viêm mạnh. Để trị nhiệt miệng, bạn có thể đắp túi trà hoa cúc lên chỗ bị lở miệng trong vài phút. Ngoài ra, bạn có thể pha trà hoa cúc với nước nóng và súc miệng 3 - 4 lần/ngày cho đến khi khỏi nhiệt miệng. Đây là một trong những cách trị nhiệt miệng tại nhà đơn giản và hiệu quả

2.7. Bã chè khô 

Bã chè khô có chứa chất tanin trong lá chè, có hiệu quả cao trong việc trị nhiệt miệng. Sau khi uống trà, bạn nên giữ lại túi lọc chè để đắp lên chỗ bị lở miệng. Cách này giúp làm dịu đau, giảm sưng viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng cho vết nhiệt miệng. Bạn có thể áp dụng cách trị nhiệt miệng này 3 - 4 lần/ngày.

2.8. Nước súc miệng chuyên dụng 

Bạn có thể sử dụng nước súc miệng nha khoa để kiểm soát và làm giảm các triệu chứng viêm, nhiễm trùng trong miệng (do nhiệt miệng). Các loại nước súc miệng chuyên dụng giúp kích thích quá trình phục hồi vết thương và ngăn ngừa nhiệt miệng tái phát. Đây là một trong những cách trị nhiệt miệng hiệu quả và an toàn mà bạn có thể áp dụng tại nhà.

Bạn sử dụng nước súc miệng theo hướng dẫn, súc miệng 2 - 3 lần/ngày cho đến khi hết nhiệt miệng. Bạn lưu ý không nên sử dụng nước súc miệng trị lở miệng quá lâu mà cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ (để tránh tác dụng phụ).

Bạn có thể dùng nước súc miệng nha khoa để kiểm soát và làm giảm các triệu chứng viêm, nhiễm trùng do nhiệt miệng (Nguồn: Canva)

Bạn có thể dùng nước súc miệng nha khoa để kiểm soát và làm giảm các triệu chứng viêm, nhiễm trùng do nhiệt miệng (Nguồn: Canva)

2.9. Bổ sung thêm vitamin cho cơ thể 

Để tăng khả năng chống lại các vi khuẩn gây bệnh cho miệng, bạn nên ăn đủ chất và chú ý thêm các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin vào thực đơn của mình. Các loại vitamin này không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn là những cách trị nhiệt miệng hiệu quả. Các loại vitamin tốt cho cơ thể gồm: Vitamin B (có trong cá trứng, đậu nành, gạo,…), acid folic (có trong rau muống, cải xanh, măng tây,…), sắt (có trong hàu, ngũ cốc, trứng, gan gà,…), nước dừa (giúp làm mát vết loét),…

3. Các cách trị nhiệt miệng tại nhà theo y học cổ truyền 

3.1. Sử dụng thuốc ngậm 

Các loại thuốc ngậm có thể giúp chữa nhiệt miệng bao gồm:

  • Sắc nước lá xuyên tâm liên đặc, súc miệng và ngậm nhiều lần trong ngày, mỗi lần 3 - 4 lần; 
  • Lấy 20g hoàng liên, sắc kỹ với 100ml nước, dùng để ngậm miệng 3 - 4 lần/ngày; 
  • Pha 50g mật ong + 15g đại thanh diệp, sắc kỹ, lấy nước để ngậm miệng thường xuyên.

3.2. Các bài thuốc uống chữa nhiệt miệng 

Nếu niêm mạc miệng bị loét nhiều gây đau nhức, lợi sưng đỏ, khó ăn uống, cơ thể nóng bức, mất ngủ, nước tiểu có màu đỏ, hay bị đau đầu, khát nước, táo bón,… thì có thể dùng các bài thuốc sau:

  • Bài thuốc 1: Sắc uống 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi chiều với 30g thạch cao, 20g sinh kỳ và huyền sâm, 15g sinh địa và ngưu tất, 10g tri mẫu.
  • Bài thuốc 2: Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 3 lần, mỗi lần điều trị từ 5 đến 7 ngày với 12g ngân hoa, liên kiều, sinh địa, sa sâm, ngưu tất và mẫu lệ, 10g tri mẫu, hoàng bá, huyền sâm và trần bì, 16g lá tía tô, bạch mao căn, mạch môn và lá tre, 20g cỏ mực và cát căn.
  • Bài thuốc 3: Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 3 lần với 12g hoàng cầm, chi tử, liên kiều, đương quy và cam thảo đất, 16g thục địa, rau má, mướp đắng và tang diệp, 20g cỏ mực, đinh lăng, bồ công anh và sài đất.

Nếu bệnh nhân ăn uống kém, ngủ không ngon, mệt mỏi, đổ mồ hôi nhiều, mất tập trung, tim đập nhanh, táo bón, nước tiểu có màu đỏ,… thì có thể áp dụng được phương thuốc sau đây:

  • Bài thuốc 1: Sắc uống 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi chiều với 12g hoàng liên, 12g hoàng cầm, 12g cát căn và 10g dạ cẩm thảo; 
  • Bài thuốc 2: Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 3 lần, mỗi lần điều trị từ 5 đến 7 ngày với 12g ngân hoa, liên kiều, sinh địa, sa sâm, ngưu tất và mẫu lệ, 10g tri mẫu, hoàng bá, huyền sâm và trần bì, 16g lá tía tô, bạch mao căn, mạch môn và lá tre, 20g cỏ mực và cát căn, 20g rau má và lá vông, 16g đương quy và tang diệp.

3.3. Những món ăn có tác dụng thanh nhiệt và hỗ trợ chữa lở miệng 

Ngoài việc sử dụng thuốc, người bị lở miệng do nhiệt trong người cũng nên ăn uống hợp lý để giảm các triệu chứng khó chịu. Một số món ăn có thể giúp bạn như:

  • Canh rau cần - óc lợn: Bạn chuẩn bị 1 cái óc lợn, 10 quả táo tàu, 100g rau cần và gia vị cần thiết. Sau đó, bạn nấu óc lợn và táo tàu cho mềm, thêm rau cần đã rửa sạch và cắt nhỏ vào, đun sôi thêm một lúc, nêm nếm gia vị vừa ăn, dùng kèm cơm.
  • Chè bí đỏ đậu xanh: Bạn cần có 150g bí đỏ, 100g đậu xanh và đường trắng với lượng phù hợp. Bí đỏ bạn gọt vỏ và thái miếng vừa ăn; đậu xanh bạn vo sạch rồi cho vào nồi cùng bí đỏ, nấu cho chín mềm thì cho đường vào, trộn đều và múc ra bát, để nguội rồi thưởng thức.

4. Cách phòng tránh nhiệt miệng hiệu quả 

Để không phải đau đớn vì nhiệt miệng, bạn nên chú ý đến những biện pháp phòng ngừa sau đây:

  • Giữ cho răng miệng sạch sẽ bằng cách chọn loại bàn chải có lông mềm, đánh răng nhẹ nhàng, ăn những thức ăn mềm và nhai kỹ để tránh gây tổn thương niêm mạc miệng;
  • Bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, nhất là vitamin B, sắt và kẽm;
  • Tránh ăn những thực phẩm có tính nóng như rượu, bia, đồ cay, các loại quả nóng,…;
  • Giảm stress, mệt mỏi, ngủ đủ giấc bằng cách tập yoga, thiền, hít thở sâu hoặc các bài tập thư giãn khác; 
  • Súc miệng thường xuyên bằng nước muối hoặc baking soda; Vận động thường xuyên để nâng cao sức khỏe, sức đề kháng,… của cơ thể.
Để phòng tránh nhiệt miệng, bạn nên duy trì chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng (Nguồn: Canva)

Để phòng tránh nhiệt miệng, bạn nên duy trì chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng (Nguồn: Canva)

5. Lời kết

Trong bài viết này, Papaya đã giới thiệu cho bạn 9 cách trị nhiệt miệng tại nhà hiệu quả nhất, nhanh nhất chỉ sau 1 đêm. Bạn có thể sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như nước muối, baking soda hay mật ong để chữa lành vết loét và giảm viêm. Những cách trị nhiệt miệng này không chỉ an toàn mà còn tiết kiệm chi phí và dễ thực hiện. Chúng tôi hy vọng rằng bạn sẽ áp dụng được những cách trị nhiệt miệng này và nhanh chóng lấy lại sức khỏe và niềm vui.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan