Quay lạiQuay lại

Người bị bệnh cao huyết áp nguy hiểm như thế nào?

31/2/2023

Share

Nội dung chính

I. Cao huyết áp
1. Cao huyết áp là gì?
2. Vậy thế nào là huyết áp cao?
3. Nguyên nhân cao huyết áp
4. Những ai có khả năng bị cao huyết áp?
II. Cao huyết áp có nguy hiểm không?
III. Những lưu ý khi bị cao huyết áp
1. Những thực phẩm nên ăn khi bị cao huyết áp
2. Những thực phẩm không nên ăn khi bị cao huyết áp

Cao huyết áp là một bệnh lý nguy hiểm bởi quá trình tiến triển bệnh thường diễn biến mà không có  bất kỳ dấu hiệu nào. Bên cạnh đó, tăng huyết áp để lại nhiều di chứng rất nặng nề, thậm chí là tử vong. Vậy cao huyết áp nguy hiểm như thế nào? Cần lưu ý gì khi bị cao huyết áp? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp một cách cụ thể nhất.

Cao huyết áp là một bệnh lý để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng - Nguồn ảnh: Canva

Cao huyết áp là một bệnh lý để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng - Nguồn ảnh: Canva

I. Cao huyết áp

1. Cao huyết áp là gì?

Cao huyết áp hay còn gọi tăng huyết áp là một bệnh lý mãn tính, xảy ra khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Huyết áp cao gây ra nhiều áp lực cho tim và để lại nhiều biến chứng như suy tim, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, bệnh tim mạch vành,...

Một số loại cao huyết thường gặp có thể kể đến như:

  • Cao huyết áp vô căn: không có nguyên nhân cụ thể và chiếm khoảng 90% các trường hợp.
  • Tăng huyết áp thứ phát: Đây là triệu chứng của một số bệnh liên quan tới thận, van tim, bệnh nội tiết hoặc động mạch. 
  • Cao huyết áp tâm thu đơn độc: Trường hợp này xảy ra khi chỉ có huyết áp tâm thu tăng và huyết áp tâm trương bình thường.
  • Tăng huyết áp khi mang thai: Tình huống này bao gồm tăng huyết áp trong thai kỳ và tiền sản giật. Đây là nguy cơ cảnh báo bệnh tim mạch trong thời gian mang thai.

2. Vậy thế nào là huyết áp cao?

Huyết áp là tình trạng áp lực của máu lên thành động mạch. Theo đó, huyết áp cao hay thấp được xác định dựa trên 2 chỉ số là huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu) và huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm trương). Khi bình thường:

  • Huyết áp ở mức tối đa: Từ 90 đến 139 mmHg.
  • Huyết áp ở mức tối thiểu: 60 đến 89 mmHg.

Dựa vào cơ sở trên, khi chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn 140 mmHg hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn 90 mmHg thì bác sĩ sẽ chẩn đoán là huyết áp cao. Theo Hiệp hội Tim mạch Châu Âu (ESC) năm 2018, mức độ nghiêm trọng của cao huyết áp được phân loại như sau:

  • Huyết áp được xem là tối ưu: Dưới 120/80 mmHg.
  • Huyết áp ở mức bình thường: Khoảng 120/80 mmHg.
  • Huyết áp tại mức bình thường cao: Từ 130/85 mmHg trở lên.
  • Tăng huyết áp đạt cấp độ 1: Từ 140/90 mmHg trở lên.
  • Tăng huyết áp đạt  cấp độ 2: Từ 160/100 mmHg trở lên.
  • Tăng huyết áp đạt cấp độ 3: Từ 180/110mmHg trở lên.

3. Nguyên nhân cao huyết áp

Hiện nay, hầu hết những trường hợp bị cao huyết áp đều không rõ nguyên nhân và đều được chẩn đoán là tăng huyết áp vô căn. Tình trạng này thường do di truyền và xảy ra phổ biến ở nam giới.

Bên cạnh đó, cao huyết áp thứ phát là hệ quả của một số bệnh như thận, tuyến giáp, u tuyến thượng thận hay tác nhân gây ra bởi thuốc tránh thai, rượu, thuốc lá,... Trường hợp này chiếm khoảng 5 đến 10 % và nếu điều trị dứt điểm nguyên nhân thứ phát thì có khả năng hồi phục bệnh. 

Song đó, cao huyết áp thai kỳ thường xảy ra sau tuần thai thứ 20. Nguyên nhân của dạng tăng huyết áp này là do thiếu máu trầm trọng, mang đa thai, nhiều nước ối, mẹ bầu mang thai ở  độ tuổi dưới 20 hoặc trên 35,...

4. Những ai có khả năng bị cao huyết áp?

Dưới đây là một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp như:

  • Người lớn tuổi: Khi bước vào độ tuổi lão hoá, hệ thống thành mạch máu không còn duy trì được độ đàn hồi và dẫn đến cao huyết áp.
  • Liên quan tới giới tính: Tỷ lệ nam giới dưới 45 tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với phụ nữ. Tuy nhiên, phụ nữ sau kỳ mãn kinh lại có nhiều khả năng bị cao huyết áp hơn so với nam giới khi cùng độ tuổi.
  • Tiền sử gia đình từng mắc bệnh: Gia đình có thành viên bị bệnh tim mạch thường có nguy cơ tăng huyết áp cao hơn so với người bình thường.

Ngoài ra, những yếu tố sau đây sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh cao huyết áp như:

  • Lười vận động.
  • Ăn muối quá nhiều.
  • Thừa cân dẫn đến béo phì.
  • Có lối sống và chế độ ăn uống không lành mạnh.
  • Hút thuốc lá và lạm dụng rượu bia quá mức.
  • Thường xuyên rơi vào tình trạng căng thẳng.
Người cao tuổi sẽ dễ bị tình trạng cao huyết áp - Nguồn ảnh: Canva

Người cao tuổi sẽ dễ bị tình trạng cao huyết áp - Nguồn ảnh: Canva

II. Cao huyết áp có nguy hiểm không?

Bệnh cao huyết áp rất nguy hiểm và được xem là “kẻ giết người thầm lặng" bởi chúng không thể hiện rõ triệu chứng. Bệnh lý này khiến người bệnh bị tổn thương động mạch, tĩnh mạch và làm giảm lưu lượng máu di chuyển lên cơ thể. Điều này có thể dẫn tới đột quỵ, suy tim và sa sút trí tuệ. 

Người bệnh có thể bị cao huyết áp lâu năm mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Thông thường, bệnh lý này thường phát triển trong nhiều năm và ảnh hưởng tới sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, huyết áp cao có thể dễ dàng phát hiện và bạn có thể trao đổi với bác sĩ để kiểm soát nó. Nếu không phát hiện kịp thời thì sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

III. Những lưu ý khi bị cao huyết áp

1. Những thực phẩm nên ăn khi bị cao huyết áp

Ngoài thuốc đặc trị, chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp. Vì vậy, khi ăn uống, người bệnh nên giảm các loại thực phẩm chứa muối, chất béo và hạn chế uống đồ uống có cồn.

Bên cạnh đó, người bệnh nên bổ sung một số thực phẩm sau trong chế độ ăn:

  • Rau xanh: Đây là những thực phẩm giàu kali sẽ giúp bạn trung hòa natri trong cơ thể khiến huyết áp giảm. Một số loại rau xanh như xà lách, cải xoăn, củ cải xanh, diếp cá,... và những loại rau giàu kali. 
  • Những loại quả mọng: Mâm xôi, dâu tây, việt quất,... là những loại quả chứa hợp chất flavonoids - giúp ngăn ngừa huyết áp cao và giảm huyết áp.
  • Khoai tây và chuối: Trong khoai tây chứa 2 loại khoáng chất là kali và magie giúp hạ huyết áp. Bên cạnh đó, chuối là nguồn cung cấp Kali cho cơ thể nên nhất định bạn không nên bỏ qua chuối trong chế độ ăn hàng ngày của mình.
  • Củ cải đường: Theo các chuyên gia nghiên cứu thì người mắc bệnh cao huyết áp uống nước ép củ cải đường sẽ hạ huyết áp. Bạn có thể ép lấy nước uống hoặc nấu chín để ăn.
  • Sữa không đường hoặc cháo bột yến mạch là những thực phẩm vô cùng tuyệt vời trong việc cung cấp canxi và chất xơ. Từ đó giúp người bệnh giảm huyết áp.
Rau xanh là thực phẩm tốt giúp giảm huyết áp - Nguồn ảnh: Canva

Rau xanh là thực phẩm tốt giúp giảm huyết áp - Nguồn ảnh: Canva

2. Những thực phẩm không nên ăn khi bị cao huyết áp

Theo khuyến cáo của các bác sĩ, người mắc bệnh cao huyết áp không nên:

  • Không ăn mì ăn liền.
  • Không nên ăn nhiều dầu mỡ.
  • Không nên ăn những đồ nội tạng động vật.
  • Không nên sử dụng các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, cà phê.
  • Không ăn những loại thực phẩm chứa nhiều năng lượng như chocolate, đường mía,...
  • Không nên ăn các loại ăn thức nhanh và những thực phẩm được chế biến sẵn như giăm bông, thịt xông khói, xúc xích,...
  • Không nên ăn mặn và những thức ăn có chứa hàm lượng muối cao. Một người chỉ nên ăn ít hơn 6g muối 1 ngày.

Cao huyết áp là một trong những căn bệnh rất phổ biến và nguy hiểm hiện nay. Một số trường hợp đã chẩn đoán tăng huyết áp nhưng không được kiểm soát dẫn đến những hậu quả nặng nề. Hy vọng những kiến thức về tăng huyết áp trên đã giúp các bạn hiểu hơn về sự nghiêm trọng của nó, từ đó có thể bảo vệ sức khoẻ của mình một cách tốt nhất.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan