Quay lạiQuay lại

Nguyên nhân gây đau bụng, đau lưng sau sảy thai ở mẹ bầu

31/11/2022

Share

Nội dung chính

1. Sảy thai là gì? Sau sảy thai có đau không?
2. Nguyên nhân gây đau bụng sau sảy thai
Sự co bóp của tử cung
Do tử cung bị nhiễm trùng
Còn sót nhau thai 
3. Nguyên nhân gây đau lưng sau sảy thai
Do cơn đau bụng lan tỏa
Các bệnh lý về cột sống
4. Cách hạn chế tình trạng đau bụng, đau lưng sau sảy thai
Chườm ấm
Massage, vận động nhẹ nhàng
Uống trà thảo mộc

Sảy thai là biến cố thai sản đáng tiếc xảy ra với các cặp vợ chồng. Sau sảy thai, ngoài việc trải qua nỗi mất mát lớn, người phụ nữ còn phải đối mặt với nhiều triệu chứng, trong đó phổ biến nhất là đau bụng dưới và đau lưng. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đau bụng, đau lưng sau sảy thai? Hãy cùng Papaya tìm hiểu chủ đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân gây đau bụng đau lưng sau sảy thai

Nguyên nhân gây đau bụng đau lưng sau sảy thai

1. Sảy thai là gì? Sau sảy thai có đau không?

Sảy thai là tình trạng thai nhi bị tống ra ngoài vào thời điểm thai chưa thể sống độc lập với cơ thể người mẹ. Đây là biến chứng thai sản tương đối phổ biến, chiếm tỷ lệ từ 10 - 15% các trường hợp mang thai. 

Người phụ nữ sau sảy thai có thể gặp phải một số vấn đề về sức khỏe, tùy theo từng cá nhân mà các triệu chứng này có mức độ nặng nhẹ khác nhau. Trong số đó phổ biến nhất chính là tình trạng đau bụng dưới và đau lưng sau sảy thai. 

2. Nguyên nhân gây đau bụng sau sảy thai

Đau bụng dưới là một trong những triệu chứng phổ biến nhất sau sảy thai. Các cơn đau bụng dưới có thể xuất hiện với nhiều cường độ và thời gian kéo dài khác nhau. Có trường hợp chỉ đau râm ran trong vài ngày nhưng cũng có trường hợp đau quặn nặng dần theo thời gian. Điều này có thể xuất phát từ những nguyên nhân như sau:

Sự co bóp của tử cung

Sau sảy thai tử cung người mẹ vẫn tiếp tục co bóp nhằm loại bỏ phần dịch còn sót lại ở bên trong. Điều này gây nên cảm giác đau âm ỉ, râm ran vùng bụng dưới trong khoảng từ 3 - 7 ngày. Đây là triệu chứng phổ biến, các bà mẹ không cần quá lo ngại.

Do tử cung bị nhiễm trùng

Môi trường âm đạo ẩm ướt sau sảy thai là điều kiện lý tưởng cho sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn, từ đó gây nên tình trạng nhiễm trùng tử cung. Người mẹ bị nhiễm trùng tử cung thường xuất hiện những cơn đau quặn bụng dưới ngày một dữ dội, ngoài ra còn đi kèm các triệu chứng như: sốt, dịch âm đạo có mùi hôi,... Đây là tình trạng rất nguy hiểm, người mẹ cần được thăm khám và điều trị kịp thời để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng.

Còn sót nhau thai 

Ở những trường hợp sảy thai không hoàn toàn, một phần nhỏ nhau thai có thể sót lại bên trong tử cung. Điều này làm kích thích tử cung co bóp nhiều hơn dẫn đến tình trạng đau bụng dưới âm ỉ kéo dài, bên cạnh đó người mẹ còn thường xuyên bị chảy máu âm đạo. Trong trường hợp này cần có sự can thiệp của các thủ thuật y tế giúp loại bỏ phần nhau thai còn sót lại ra ngoài.

Nguyên nhân gây đau bụng sau sảy thai

Nguyên nhân gây đau bụng sau sảy thai

3. Nguyên nhân gây đau lưng sau sảy thai

Ngoài đau bụng dưới, tình trạng đau lưng cũng tương đối phổ biến ở các chị em phụ nữ không may bị sảy thai. Cảm giác đau lưng sau sảy thai gần giống với đau lưng trong kỳ kinh nguyệt. Chính vì vậy nó thường làm trầm trọng thêm sự khó chịu, mệt mỏi mà các chị em phải trải qua sau khi sảy thai. Một số nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể kể đến như:

Do cơn đau bụng lan tỏa

Khi người mẹ gặp phải cơn đau bụng dưới dữ dội hoặc âm ỉ kéo dài, triệu chứng đau có thể lan tỏa sang phần thắt lưng gây nên cảm giác đau mỏi. Hiện tượng đau lưng sau sảy thai có xu hướng thuyên giảm và chấm dứt khi tình trạng đau bụng dưới được cải thiện.

Các bệnh lý về cột sống

Nếu cảm giác đau lưng kéo dài và không đi kèm các triệu chứng khác như: đau bụng, chảy máu âm đạo, sốt,... thì rất có khả năng người mẹ đã mắc các bệnh lý về cột sống như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm,... 

Nhiều người lầm tưởng rằng những bệnh lý này chỉ xuất hiện ở đối tượng trung niên và cao tuổi, tuy nhiên xu hướng trẻ hóa độ tuổi mắc các bệnh liên quan đến cột sống đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Điều này có thể xuất phát từ thói quen sinh hoạt ít vận động, chế độ dinh dưỡng, vận động sai tư thế,...

4. Cách hạn chế tình trạng đau bụng, đau lưng sau sảy thai

Để giảm cảm giác đau bụng đau lưng sau sảy thai, các chị em phụ nữ có thể áp dụng một số phương pháp sau:

Chườm ấm

Sử dụng túi chườm ấm vào vùng bụng và vùng lưng bị đau sẽ giúp chị em phụ nữ cảm thấy dễ chịu hơn. Nhiệt độ ấm có khả năng làm giãn mạch, tăng lưu thông máu, giảm kích thích co bóp tử cung từ đó làm dịu cơn đau. 

Cách giảm đau bụng đau lưng sau sảy thai

Cách giảm đau bụng đau lưng sau sảy thai

Massage, vận động nhẹ nhàng

Những động tác massage nhẹ nhàng vừa giúp tăng lưu thông máu, vừa giảm cảm giác khó chịu mệt mỏi do các cơn đau lưng, đau bụng sau sảy thai gây ra. Bên cạnh đó bạn có thể kết hợp thêm một vài động tác vận động cường độ nhẹ, tránh nằm tại chỗ quá dài ngày gây nhức mỏi cơ thể. 

Uống trà thảo mộc

Những cốc trà thảo mộc ấm không chỉ giúp cơ thể người mẹ tăng quá trình đào thải các chất cặn bã mà còn làm giảm cảm giác đau bụng, đau lưng sau sảy thai. Bạn có thể tham khảo và lựa chọn số loại thảo mộc có khả năng bổ sung dưỡng chất,  phục hồi tử cung tốt như lá mâm xôi đỏ, lá mận anh đào,...

Hy vọng những kiến thức bổ ích mà Papaya chia sẻ đã giúp các bạn hiểu rõ nguyên nhân gây nên tình trạng đau bụng, đau lưng sau sảy thai ở các chị em phụ nữ. Trong một số trường hợp, mức độ của các triệu chứng này có thể là dấu hiệu cho những biến chứng sau sảy thai nguy hiểm khác. Do đó các chị em phụ nữ nên nắm rõ để nhận biết.

Quay lạiQuay lại
Share