Quay lạiQuay lại

Nguyên nhân và các dấu hiệu băng huyết muộn sau sinh

12/11/2022

Share

Nội dung chính

1. Nguyên nhân gây băng huyết muộn sau sinh là gì?
Tình trạng đờ tử cung
Hiện tượng rối loạn đông máu
Bị tổn thương đường sinh dục
2. Các dấu hiệu băng huyết muộn sau sinh
3. Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị xuất huyết sau sinh
4. Cách điều trị và thời gian hồi phục như thế nào?

Băng huyết sau sinh là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho sản phụ trên toàn thế giới. Ngoài băng huyết sau sinh thường thấy, thì còn có tình trạng xuất huyết muộn sau sinh. Chúng xảy ra trong khoảng từ một đến hai tuần sau sinh. Vậy làm sao để biết dấu hiệu băng huyết muộn sau sinh? Cùng Papaya tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị trong bài viết này nhé!

1. Nguyên nhân gây băng huyết muộn sau sinh là gì?

Băng huyết muộn là một trong những biến chứng thai sản nguy hiểm cần chú ý và phòng tránh. Để biết chính xác dấu hiệu băng huyết muộn sau sinh là như thế nào. Thì đầu tiên hãy chú ý những lý do xảy ra tình trạng này. Băng huyết muộn sau sinh có thể do 1 trong 3 nguyên nhân dưới đây, tuy nhiên đôi khi xuất huyết muộn sau sinh không tìm được ra nguyên nhân cụ thể

Tình trạng đờ tử cung

Đây là hiện tượng tử cung không thể co hồi sau khi em bé ra đời. Đôi khi điều này xảy ra khi các mảnh nhau thai hoặc túi ối vẫn còn trong tử cung của bạn. Triệu chứng này khá nguy hiểm và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bị băng huyết sau sinh.

Một vài nguyên nhân khiến bạn bị tình trạng này là do chất lượng tử cung kém hoặc là quá căng. Bên cạnh đó mẹ bầu bị u xơ tử cung, nhiễm trùng ối, thiếu máu,... cũng sẽ khiến sản phụ bị đờ tử cung. Các loại thuốc như nifedipine, betamimetics, magnesium, indomethacin, nitric oxide donors cũng sẽ ảnh hưởng đến việc làm giãn tử cung.

Hiện tượng rối loạn đông máu

Sản phụ có thể bị băng huyết sau sinh cao hơn nếu bị rối loạn đông máu toàn thân. Hiện tượng rối loạn đông máu sau sinh thường do di truyền. Bên cạnh đó các biến chứng như tiền sản giật, hội chứng HELLP hay nhau bong non cũng có thể gây ra tình trạng trên. 

Băng huyết sau sinh là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho sản phụ

Băng huyết sau sinh là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho sản phụ

Một vài triệu chứng mà các mẹ có thể nhận dạng để phát hiện như xuất hiện các vết bầm tím, xuất huyết tiêu hoá hay dễ bị chảy máu mũi, chân răng,... Ngoài ra xuất huyết có thể gây ra các vấn đề về đông máu. Dẫn đến tình trạng chảy máu thậm chí sẽ bị nặng hơn. 

Bị tổn thương đường sinh dục

Tử cung, âm đạo bị rách là nguyên nhân thường gặp gây nên băng huyết sau sinh khi sản phụ đẻ thường. Vấn đề này là do mẹ khó sinh hoặc sinh quá nhanh. Hoặc em bé có kích thước lớn bắt buộc phải cắt tầng sinh môn. Tuy nhiên nhiều khi sẽ không thể có một nguyên nhân cụ thể cho vấn đề băng huyết.

2. Các dấu hiệu băng huyết muộn sau sinh

Tất cả các bà mẹ đều sẽ bị chảy máu âm đạo sau khi sinh. Vì lúc này tử cung bong một lớp mô dày từ khi mang thai. Ban đầu dịch này thường có màu đỏ tươi nhưng dần dần sẽ có màu sáng hơn. Và số lượng giảm dần trong vài ngày đầu. 

Tuy nhiên khi sản phụ bị chảy máu nhiều thì cần được theo dõi và điều trị. Nếu lượng máu này chảy quá mức sẽ được gọi là băng huyết sau sinh. Hiện tượng này xảy ra trong 24 giờ đầu tiên sau sinh sẽ được coi là băng huyết sớm sau sinh. 

Bạn bị chảy máu đỏ tươi liên tục kèm 1 vài biểu hiện trên có thể là dấu hiệu của băng huyết sau sinh

Bạn bị chảy máu đỏ tươi liên tục kèm 1 vài biểu hiện trên có thể là dấu hiệu của băng huyết sau sinh

Bên cạnh đó sẽ có một số ít, khoảng 1% sản phụ bị chảy máu nghiêm trọng quá 24 giờ đến 12 tuần sau sinh, thì được gọi là xuất huyết muộn sau sinh. Trung bình, các dấu hiệu băng huyết muộn sau sinh thường xảy ra từ một đến hai tuần sau sinh. Thậm chí vẫn có một vài phụ nữ đến 1 tháng sau khi sinh mới bị băng huyết. 

Bạn cần được đưa đi cấp cứu nếu gặp các dấu hiệu cảnh báo bị băng huyết sau sinh bất thường bao gồm:

  • Bạn bị chảy máu nhiều cùng với đó là choáng váng, mệt mỏi, nhịp tim nhanh hoặc đánh trống ngực. Bên cạnh đó là có thể ra mồ hôi lạnh và bị lú lẫn.
  • Máu chảy có màu đỏ tươi, máu rỉ liên tục ra bên ngoài khó kiểm soát được.
  • Huyết áp tụt, mạch đập nhanh, da xanh xao và tay chân cảm thấy lạnh toát lên.

3. Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị xuất huyết sau sinh

  • Bạn sẽ có nhiều khả năng bị xuất huyết sau sinh hơn nếu lần sinh trước bạn cũng đã bị băng huyết.
  • Nhau tiền đạo: Tình trạng này xảy ra khi nhau thai nằm thấp trong tử cung. Chúng bao phủ tất cả hoặc một phần của cổ tử cung. Cổ tử cung là lỗ mở của tử cung nằm ở phía trên âm đạo của thai phụ. 
  • Nhau bong non: Hiện tượng nhau thai tách ra khỏi thành tử cung trước khi sinh có thể làm tăng nguy cơ bị băng huyết sau khi sinh. Nhau thai có thể tách một phần hoặc hoàn toàn với thành tử cung.
  • Tình trạng sót nhau thai không đẩy ra trong vòng 30 phút đến 60 phút sau khi sinh. Nếu mô nhau thai bị thiếu hoặc không được lấy ra khỏi tử cung liền thì có thể gây chảy máu. 
  • Băng huyết muộn sau sinh cũng có thể xảy ra nếu đã sinh nhiều con. Hoặc đã chuyển dạ trong một thời gian dài hay thai phụ có quá nhiều nước ối.
  • Bạn bị gây mê toàn thân hoặc dùng thuốc để chuyển dạ. Bên cạnh đó khi uống thuốc ngăn chặn các cơn co thắt  trong sinh non có thể sau khi sinh sẽ xuất hiện các dấu hiệu băng huyết muộn sau sinh.
  • Tiền sản giật hoặc tăng huyết áp khi mang thai: Đây là một trong những yếu tố tăng nguy cơ băng huyết muộn sau sinh. Dấu hiệu của tiền sản giật là protein niệu, thay đổi thị lực, đau đầu dữ dội. Ngoài ra tăng huyết áp thai kỳ là huyết áp cao từ tuần 20 của thai kỳ. Và tình trạng này sẽ biến mất sau khi sinh.
  • Bên cạnh đó béo phì, ứ mật, nhiễm trùng, viêm màng ối cũng là một vài yếu tố nguy cơ. Không chắc chắn rằng bạn sẽ bị xuất huyết sau sinh. Nhưng nó làm tăng nguy cơ sản phụ mắc phải.

4. Cách điều trị và thời gian hồi phục như thế nào?

Nếu bạn thấy chảy máu và có các dấu hiệu băng huyết muộn sau sinh thì cần phải nhập viện ngay. Vì nếu không cứu chữa kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Các bác sĩ chuyên môn sẽ thực hiện đến khi tình trạng chảy máu được ổn định. Một vài bước tiến hành như là siêu âm kiểm tra,... Nếu có mảnh mô nào sót lại thì bạn sẽ được nong và nạo buồng tử cung. 

Bác sĩ cũng có thể đặt một vật như quả bóng nhỏ trong tử cung của bạn. Quả bóng này tạo ra áp lực lên thành tử cong. Điều này sẽ chèn các mạch máu và giúp cho quá trình đông máu. Trong một vài trường hợp bạn sẽ cần phải truyền máu hoặc phẫu thuật ổ bụng. 

Khi thấy có những dấu hiệu bất thường hãy đến ngay các trụ sở y tế

Khi thấy có những dấu hiệu bất thường hãy đến ngay các trụ sở y tế

Sau khi kiểm soát được tình trạng chảy máu của phụ nữ, bạn sẽ tiếp tục được truyền dịch đường tĩnh mạch và thuốc (thường là thêm 24 giờ) để giúp tử cung của bạn được co hồi.

Sau khi bạn điều trị bạn được về nhà hãy chú trọng nghỉ ngơi và dinh dưỡng. Ban đầu có thể bị mệt mỏi, đừng cố sức làm những việc nặng. Hiện không có biện pháp nào hoàn toàn tối ưu trong điều trị sau sinh. Nhất là tình trạng băng huyết muộn sau sinh nặng. Vì vậy trau dồi thêm các kiến thức cũng như dấu hiệu băng huyết muộn sau sinh là lựa chọn tốt để bảo vệ sức khỏe chính mình. 

Khi thấy có những dấu hiệu bất thường hãy đến ngay các trụ sở y tế để được thăm khám kịp thời. Băng huyết muộn sau sinh là vấn đề rất đáng lo ngại. Hy vọng sau khi đọc bài viết này các mẹ có thể tự mình nhận biết các dấu hiệu băng huyết muộn sau sinh cũng như các nguyên nhân gây nên. Chúc các mẹ có thật nhiều sức khoẻ trên hành trình thiêng liêng này.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan