Quay lạiQuay lại

Làm sao biết nước ối nhiều hay ít? Cách xử lý hiệu quả

16/10/2022

Share

Nội dung chính

1. Nước ối là gì?
2. Thiếu ối, thừa ối, đa ối là như thế nào?
3. Những nguyên nhân dẫn đến thiếu ối, thừa ối, đa ối.
4. Làm sao biết nước ối nhiều hay ít?
5. Tình trạng nước ối nhiều hay ít thường xảy ra vào thời gian nào?
6. Cách xử lý khi thai phụ bị nhiều hay ít ối.

Trong thời gian mang thai cho đến khi chào đời, em bé được bao bọc bởi nước ối. Lượng nước ối ít hay nhiều sẽ  ảnh hưởng tới sức khoẻ của mẹ và sự an toàn của bé. Nếu quá trình nước ối nhiều hay ít kéo dài sẽ dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Vậy làm sao biết nước ối nhiều hay ít? Bài viết này Papaya sẽ giúp bạn giải đáp một cách chi tiết và rõ ràng.

Làm sao để biết nước ối nhiều hay ít?

Làm sao để biết nước ối nhiều hay ít?

1. Nước ối là gì?

Nước ối là dạng chất lỏng không màu được bao quanh thai nhi trong tử cung của mẹ bầu. Nó giống như một lớp bảo vệ em bé chống lại việc nhiễm khuẩn trong thời gian mang thai.

Nước ối rất cần thiết cho sự sống và quá trình phát triển của thai nhi. Và các bộ phận chức năng như phổi và thận cũng bị ảnh hưởng lớn.

Ngoài ra, tác dụng của nước ối đối với thai nhi là:

  • Bảo vệ thai nhi.
  • Bảo vệ tử cung.

2. Thiếu ối, thừa ối, đa ối là như thế nào?

Thiếu ối xảy ra khi phụ nữ có lượng nước ối vô cùng thấp, thì đa ối xảy ra khi lượng chất lỏng rất cao. Việc đo lượng nước được thông qua phương pháp đánh giá chỉ số nước ối (AFI). Hay các bác sĩ có thể dùng thiết bị đo độ sâu túi ối của mẹ bầu.

Những chỉ số đo lường để biết làm sao biết nước ối nhiều hay ít:

  • Thiếu ối: Là khi thể tích nước ối đo dưới 250ml. Ở thai đủ tháng, buồng ối thường sẽ chứa khoảng 500ml - 1000ml nước ối.
  • Thừa ối: Khi thể tích nước ối từ 1000ml - 2000ml.
  • Đa ối: Có 2 loại là đa ối cấp và đa ối mạn. Hiện tượng này là khi thể tích trên 2000ml.

Hiện nay, có khoảng 8% phụ nữ mang thai có ít nước ối. Khoảng 4% sản phụ gặp tình trạng thiếu ối. Những thai phụ sinh muộn cũng có thể bị thiếu ối. Bởi sau đó, lượng nước ối bị giảm đi một nửa so với tuần thứ 42.

Các bạn đọc khác cũng quan tâm: Phân biệt nước ối và huyết trắng chính xác nhất

Nước ối bảo vệ thai thi chống lại việc nhiễm khuẩn trong thời gian mang thai

Nước ối bảo vệ thai thi chống lại việc nhiễm khuẩn trong thời gian mang thai

3. Những nguyên nhân dẫn đến thiếu ối, thừa ối, đa ối.

Nguồn gốc nước ối được tạo thành từ màng ối, thai nhi và từ cơ thể của người mẹ. Một trong các yếu tố bất thường từ một trong ba cái trên sẽ ảnh hưởng đến nước ối.

Những lý do điển hình làm bạn có thể bị thiếu ối, thừa ối và đa ối là:

Thiếu ối:

  • Thủng màng ối.
  • Dị tật thai nhi.
  • Rau thai gặp vấn đề.

Thừa ối:

  • Mẹ bầu bị mắc bệnh.
  • Mang thai quá ngày.
  • Đa thai.

Đa ối:

  • Thai phụ bị tiểu đường.
  • Siêu âm thai nhi bị dị tật.
  • Đa thai hoặc mang thai quá ngày.

Ngoài ra, các mẹ có bệnh lý đi kèm, hút thuốc lá, suy dinh dưỡng, ăn uống kém,.. cũng là những nguyên nhân gây thiếu oxy làm cho thai nhi suy tuần hoàn nhau thai. Hơn nữa, có thể làm giảm lượng máu qua thận và phổi dẫn đến tình trạng mẹ bầu bị thiểu ối.

4. Làm sao biết nước ối nhiều hay ít?

Trả lời cho câu hỏi làm sao biết nước ối nhiều hay ít? Cực kỳ đơn giản, các mẹ bầu chỉ cần đến bác sĩ siêu âm để có kết quả chính xác. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng có thể tự nhận biết thông qua một số biểu hiện trên cơ thể.

5 dấu hiệu nhận biết khi thiếu ối như:

  • Mẹ bầu đi tiểu ít, hay khát nước.
  • Vòng bụng chậm to.
  • Thai nhi đạp mạnh và đau hơn.
  • Chỉ số AFI.
  • Hơi thở của mẹ có mùi.

Nhưng dù gặp ở tình trạng nào, thiếu ối, thừa ối hay đa ối thì cũng sẽ để lại di chứng. Vì vậy, trong suốt thai kỳ mẹ được đảm bảo đầy đủ các xét nghiệm cần thiết, siêu âm định kỳ và kiểm tra sức khỏe ngay khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào. 

Thiếu ối, thừa ối hay đa ối sẽ để lại di chứng nguy hiểm

Thiếu ối, thừa ối hay đa ối sẽ để lại di chứng nguy hiểm

5. Tình trạng nước ối nhiều hay ít thường xảy ra vào thời gian nào?

Bạn đã biết  làm sao biết nước ối nhiều hay ít rồi. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc hiện tượng này thường xảy ra vào thời gian nào không? Nước ối nhiều hay ít thường xảy ra trong thời gian thai kỳ cuối. Hoặc những trường hợp mang thai quá ngày cũng có thể dẫn tới tình trạng này. 

Vậy nhiều hay ít nước ối có nguy hiểm không?

Mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào thời điểm xảy ra tình trạng này. Nếu mẹ bị thiếu ối trong 3 tháng đầu, khả năng sảy thai và thai chết lưu rất cao. Trong trường hợp thai nhi còn sống, chức năng và sự phát triển của phổi cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 

Mẹ bầu gặp hiện tượng  bị thiếu ối trong 3 tháng cuối kỳ, thai có thể bị suy dinh dưỡng. Bên cạnh đó, thiếu ối cũng khiến ngôi thai bị ngược do không đủ nước để xoay ngôi. Tình huống này sẽ gây cản trở lớn trong quá trình sinh. Tuy nhiên, mức độ thiếu ối ở 3 tháng cuối không lớn bởi có thể truyền nước để bổ sung. Vì vậy, mẹ bầu nên quan tâm sức khỏe thường xuyên và thăm khám định kỳ.

Ngoài ra, thiếu ối ở 3 tháng cuối có thể dẫn tới vỡ ối khiến mẹ bầu sinh non. Sản phụ cần theo dõi để tránh nguy cơ nhiễm trùng và kịp thời can thiệp.

6. Cách xử lý khi thai phụ bị nhiều hay ít ối.

Một số biện pháp tham khảo mà mẹ bầu nên làm khi gặp phải các tình huống trên:

Thiếu ối:

  • Uống nhiều nước khoảng 1,5 lít đến 2 lít mỗi ngày để tăng lượng nước ối trong cơ thể mẹ bầu.
  • Thường xuyên ăn các loại hoa quả, uống nước dừa để bổ sung lượng nước ối. Khi uống, lưu ý hãy uống từ từ, chậm rãi là tốt nhất.
  • Tăng cường chế độ dinh dưỡng phù hợp. Không nên đợi tới khi khát nước mới uống nước và luôn đảm bảo cơ thể luôn đủ nước.

Thừa ối: 

  • Uống ít nước lại nhưng không đồng nghĩa là không uống nước, đồng thời vẫn giữ lượng nước ối trong cơ thể là vừa đủ.
  • Chọn chế độ ăn nhạt, giảm mặn để giảm thiểu tình trạng thừa nước ối.
  • Chọn tư thế ngủ phù hợp để máu có thể di chuyến đến thai nhi một cách thuận lợi hơn.

Xem thêm: Thực phẩm làm giảm nước ối hiệu quả cho mẹ bầu

Đa ối: 

  • Trong trường hợp thai phụ bụng to nhanh, vận động khó khăn thì sẽ bấm ối cho đẻ non.
  • Tuy nhiên, có một số loại thuốc để giảm thiểu lượng nước ối. Vì vậy, khi gặp tình trạng đa ối, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ trong thời gian nhanh nhất.
  • Nếu nguyên nhân gây đa ối do nhiễm khuẩn, mẹ bầu sẽ được điều trị bằng phương pháp kháng sinh an toàn.

Và dù gặp ở tình trạng nào, các mẹ bầu nên duy trì thêm những thói quen sinh hoạt lành mạnh. Ví dụ như tập thể dục 30-40 phút mỗi ngày. Hay nằm nghiêng sang trái để giúp máu đến thai nhi nhanh hơn. Khi có dấu hiệu bất thường, hãy đến gặp bác sĩ luôn để kịp thời điều trị.

Theo dõi định kỳ để tránh nguy cơ nhiễm trùng và kịp thời can thiệp

Theo dõi định kỳ để tránh nguy cơ nhiễm trùng và kịp thời can thiệp

Trong suốt thời gian mang thai, nước ối có nhiệm vụ vô cùng quan trọng đối với mẹ và bé. Nước ối giúp bảo vệ tử cung, che chở cho thai nhi và an toàn đến sức khỏe mẹ bầu. Vì vậy, hiểu rõ cách làm sao biết nước ối nhiều hay ít sẽ giúp bạn có hưởng xử lý hiệu quả hơn.

Chốt lại để có kết quả chính xác nhất cho việc làm sao biết nước ối nhiều hay ít thì sản phụ nên đến bác sĩ để siêu âm. Tình trạng thiếu ối, thừa ối thường xảy ra vào thời kỳ cuối của thai kỳ. Hãy đi thăm khám thường xuyên trong 2 quý cuối để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé nhé!

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan