Quay lạiQuay lại

7 bước lập kế hoạch tài chính hiệu quả nhất

28/2/2023

Share

Nội dung chính

1. Kế hoạch tài chính là gì?
2. Vai trò của việc lập kế hoạch tài chính
3. Các bước lập kế hoạch tài chính bạn cần biết
3.1. Đặt mục tiêu tài chính
3.2. Quản lý dòng tiền chi tiêu
3.3. Tìm phương án tăng thu nhập
3.4. Xây dựng quỹ dự phòng
3.5. Ưu tiên trả những khoản nợ có lãi cao
3.6. Xây khoản tiết kiệm và đầu tư
3.7. Xây dựng quỹ dự phòng tài chính
4. Quy tắc xây dựng kế hoạch tài chính đúng chuẩn
5. Lưu ý khi lập kế hoạch tài chính bạn cần biết

Lên kế hoạch tài chính là điều nên làm giúp bạn có thể đưa ra những quyết định hợp lý nhất trong chi tiêu và đạt được mục tiêu trong cuộc sống. Cùng tìm hiểu lập kế hoạch tài chính là gì, các bước lập kế hoạch như thế nào và những lưu ý bạn cần biết khi lập kế hoạch để hiểu hơn về vấn đề này trong bài viết sau đây bạn nhé!

Tìm hiểu về cách lên kế hoạch tài chính

Tìm hiểu về cách lên kế hoạch tài chính

1. Kế hoạch tài chính là gì?

Kế hoạch tài chính là các chiến lược quản lý chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư để đảm bảo mục tiêu về tài chính. Khi lập kế hoạch về tài chính, bạn sẽ có những quyết định hợp lý hơn trong chi tiêu và dễ dàng đạt được mục tiêu tài chính của bạn một cách sớm nhất.

Thông thường, kế hoạch tài chính sẽ được chi thành kế hoạch ngắn hạn khoảng 1 – 3 năm và kế hoạch dài hạn hơn từ 5 – 10 năm. Tuỳ theo tiêu chí của người lập kế hoạch mà có thể chia thành kế hoạch tài chính cá nhân hoặc doanh nghiệp.

Việc lập kế hoạch tài chính là điều nên làm để đảm bảo cho hiện tại và tương lai. Kế hoạch tài chính của gia đình sẽ bao gồm việc chăm sóc các thành viên, chi tiêu cho giáo dục, mua nhà, dự phòng ốm đau. Tuỳ theo thu nhập và các khoản chi tiêu bắt buộc sẽ quyết định số tiền bạn có thể để dành cho việc đầu tư, trả nợ và đáp ứng các nhu cầu vui chơi, giải trí.

2. Vai trò của việc lập kế hoạch tài chính

Nếu có một bản kế hoạch tài chính phù hợp, bạn sẽ dễ dàng hơn khi xử lý nguồn tài chính của gia đình, giảm căng thẳng trong chi tiêu. Ngoài ra, kế hoạch tốt sẽ hỗ trợ bạn giải quyết tình trạng lạm phát tăng giá của hàng hoá, vật dụng trong khi mức thu nhập vẫn giữ nguyên.

Có kế hoạch trong chi tiêu cũng giúp bạn dành được khoản tiền dự phòng để phòng các trường hợp khẩn cấp như ốm đau, mất việc… Kế hoạch tài chính hoàn hảo còn có thể khiến bạn được nghỉ ngơi đúng hạn hoặc sớm hơn tuổi lao động. Vì vậy, mọi cá nhân đều nên có kế hoạch rõ ràng để quản lý dòng tiền của mình một cách tốt nhất.

Lập kế hoạch tài chính chuẩn bị cho tương lai

Lập kế hoạch tài chính chuẩn bị cho tương lai

3. Các bước lập kế hoạch tài chính bạn cần biết

Các bước lên kế hoạch tài chính bạn cần biết như sau:

3.1. Đặt mục tiêu tài chính

Mục tiêu của kế hoạch cần đặt theo các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và mục tiêu dài hạn. Lên kế hoạch thực hiện mục tiêu ngắn hạn và sau khi đạt đích ngắn hạn mới dành toàn lực để hoàn thiện mục tiêu dài hạn hơn.

3.2. Quản lý dòng tiền chi tiêu

Điều quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của kế hoạch tài chính là quản lý dòng tiền chi tiêu. Tuỳ theo thu nhập hiện tại của bạn ở mức nào, các khoản cố định hàng tháng bao nhiêu mà bạn có thể cân nhắc lên kế hoạch sao cho phù hợp. Các chuyên gia cho rằng, mức chi tiêu hợp lý là 50% tiền lương phục vụ cho những nhu cầu thiết yếu, 30% cho các hoạt động mong muốn như mua quần áo, giả trí và 20% dùng để tiết kiệm, trả nợ.

3.3. Tìm phương án tăng thu nhập

Để đạt mục tiêu tài chính, cách tốt nhất là bạn cần tìm cách tăng thu nhập nhưng không tăng chi phí. Hãy nâng cao năng lực chuyên môn của mình để tăng thu nhập trong tương lai giúp bạn có thể thoải mái hơn khi chi tiền cho các nhu cầu trong cuộc sống.

3.4. Xây dựng quỹ dự phòng

Xây dựng quỹ dự phòng khẩn cấp là điều đặc biệt cần thiết ngay cả với những người đã có kinh nghiệm đầu tư. Bạn không nên tiêu hết số tiền mà mình kiếm được, hãy luôn trích ra một khoản nhất định để dành dự phòng cho những trường hợp khẩn cấp như ốm đau, thất nghiệp hay rủi ro tài chính.

3.5. Ưu tiên trả những khoản nợ có lãi cao

Trong quá trình đầu tư, các nhà đầu tư nên ưu tiên trả các khoản nợ có lãi suất cao sớm nhất như trả góp mua nhà, thẻ tín dụng hay hình thức vay tiêu dùng. Hãy chú ý thời gian trả nợ khoản vay tránh việc trả chậm dẫn đến bị phạt tiền.

3.6. Xây khoản tiết kiệm và đầu tư

Các chuyên gia cho rằng bạn không nên đầu tư hết tiền vào bất kỳ kế hoạch tài chính nào. Khoản tiền nên được chia ra cho việc đầu tư và tiết kiệm để đảm bảo cho kế hoạch dài hơi hơn. Khoản tiền tiết kiệm bạn có thể gửi vào ngân hàng để duy trì tài sản, hạn chế lạm phát và sinh lời mặc dù không nhiều.

3.7. Xây dựng quỹ dự phòng tài chính

Khi lên kế hoạch lâu dài, người đầu tư cần cố gắng xây dựng một quỹ nhất định để bảo vệ bản thân cũng như gia đình khỏi những rủi ro không mong muốn về tài chính. Hình thức mua bảo hiểm nhân thọ là lựa chọn tối ưu được nhiều người biết đến hiện nay. Không chỉ là hình thức đầu tư có tính ổn định tương đối cao, đây còn là một quỹ dự phòng giúp bạn an tâm hơn trong quá trình đầu tư vào các kế hoạch tài chính khác.

Xây dựng kế hoạch đúng cách giúp bạn tránh những rủi ro về tài chính

Xây dựng kế hoạch đúng cách giúp bạn tránh những rủi ro về tài chính

4. Quy tắc xây dựng kế hoạch tài chính đúng chuẩn

Kế hoạch tài chính để đạt được mục tiêu cần tuân thủ theo đúng quy tắc SMART. Cụ thể như sau:

  • S – Specific: Kế hoạch có mục tiêu cụ thể.
  • M – Measurable: Kế hoạch có thể đo lường.
  • A – Attainable: Mục tiêu của kế hoạch có tính thực tế cao.
  • R – Relevant: Mục tiêu có liên quan mật thiết đến mục đích cuối cùng của kế hoạch.
  • T – Time based: Tuân thủ thời gian hoàn thành mục tiêu

5. Lưu ý khi lập kế hoạch tài chính bạn cần biết

Để hoàn thiện một kế hoạch tài chính tốt nhất, những chuyên gia tài chính đã dành những lời khuyên cho các nhà đầu tư mới như sau:

  • Cẩn trọng theo dõi quá trình thực hiện kế hoạch tài chính và hiểu biết về từng giai đoạn trong kế hoạch giúp bạn chủ động hơn trong việc khắc phục những vấn đề có thể xảy ra và nhanh đến gần mục tiêu cuối.
  • Nên sử dụng các công cụ hỗ trợ lên kế hoạch để tăng độ trực quan như công cụ tính toán hay các ứng dụng điện thoại.
  • Kiên trì thực hiện kế hoạch từ đầu đến cuối, tránh sự trì hoãn và bỏ cuộc.
  • Nên có kế hoạch tài chính rõ ràng, có tính ổn định cao và có khoản dự phòng các rủi ro có thể xảy ra.
  • Nghiên cứu kỹ khi quyết định bắt đầu bất kỳ kế hoạch về tài chính nào để đảm bảo phù hợp với bản thân.

Bài viết trên là những chia sẻ về các bước lên kế hoạch tài chính và những lưu ý bạn cần biết khi triển khai kế hoạch. Hy vọng đây sẽ là những chia sẻ hữu ích giúp bạn chủ động hơn khi đầu tư vào bất kỳ kế hoạch tài chính nào trong tương lai.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan