Quay lạiQuay lại

05 thực phẩm điều trị lở miệng hiệu quả tại nhà

21/1/2023

Share

Nội dung chính

1. Lở miệng, loét miệng là bệnh gì?
2. Nguyên nhân gây lở miệng
3. Triệu chứng và dấu hiệu bệnh lở miệng
4. Cách điều trị lở miệng
4.1. Điều trị lở miệng tại nhà
Súc miệng nước muối
Dầu dừa
Đồ uống giải nhiệt
Mật ong
Tăng cường trái cây, rau xanh
4.2. Điều trị lở miệng bằng thuốc
5. Lưu ý cách phòng chống bệnh lở miệng, loét niêm mạc miệng

Lở miệng là bệnh lý liên quan đến vấn đề sức khỏe răng miệng có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi. Tình trạng miệng lở loét sẽ gây khó chịu, cản trở việc ăn uống cũng như việc giao tiếp hàng ngày. Cùng tìm hiểu lở miệng là gì và cách điều trị nhanh nhất trong bài viết dưới đây bạn nhé.

Tìm hiểu cách điều trị lở miệng, loét miệng hiệu quả

Tìm hiểu cách điều trị lở miệng, loét miệng hiệu quả

1. Lở miệng, loét miệng là bệnh gì?

Lở miệng là bệnh lý liên quan đến răng miệng bao gồm những vết loét hay tổn thương bên trong và bên ngoài khoang miệng. Lở miệng còn được gọi là tình trạng viêm loét niêm mạc miệng. Vùng da bị lở loét gây khó khăn trong việc ăn uống và nếu không vệ sinh đúng cách có thể lan rộng gây đau đớn, mất thẩm mỹ.

Nếu bản thân người bị lở miệng bị chứng kém hấp thu dinh dưỡng, các vitamin và dưỡng chất trong đồ ăn hàng ngày sẽ không được cơ thể hấp thu. Điều này dẫn đến một số triệu chứng bệnh, trong đó có lở miệng, viêm loét miệng.

2. Nguyên nhân gây lở miệng

Lở miệng là bệnh lý có tên gọi là bệnh nhiệt miệng, loét miệng. Những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng lở miệng như sau:

  • Những tổn thương trong quá trình đánh răng, cắn vào môi gây tổn thương niêm mạc miệng.
  • Người ăn nhiều đồ cay, thường xuyên ăn đồ nóng.
  • Người bị stress, căng thẳng kéo dài.
  • Người bị thiếu dinh dưỡng, kém hấp thu.
  • Người nhiễm các loại virus như virus HIV, HSV…
  • Người bị bệnh về gan

Ngoài ra, người bị lở miệng có thể do các tác nhân hoá học trong nước súc miệng, kem đánh răng hay các loại thuốc. Các loại vi khuẩn gây viêm loét lợi răng cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Người có hệ miễn dịch suy giảm và thường xuyên mệt mỏi, suy nhược cơ thể sẽ có nguy cơ bị lở miệng nhiều hơn so với người khoẻ mạnh.

Lở miệng do nhiều nguyên nhân gây bệnh

Lở miệng do nhiều nguyên nhân gây bệnh

3. Triệu chứng và dấu hiệu bệnh lở miệng

Các biểu hiện của bệnh lở miệng ở mỗi người sẽ có mức độ khác nhau. Thông thường, bệnh lở miệng sẽ bắt đầu bằng các vết loét bên trong khoang miệng hoặc phần viền môi gây đau xót, khó chịu. Nếu vết loét lâu ngày dẫn đến tình trạng viêm nhiễm có thể gây tình trạng sốt cao khó hạ.

Lở miệng có thể gây tổn thương đến những vùng như nướu, lưỡi và phần bên trong môi, má. Sau khoảng 1 – 3 tuần, các vết loét miệng đa phần sẽ tự lành. Tuy nhiên, nếu vết loét có dấu hiệu mưng mủ và lan rộng bạn cần chú ý đến khám tại cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn, điều trị nhanh nhất.

4. Cách điều trị lở miệng

Lở miệng đa số có thể tự lành sau vài tuần. Tuy nhiên, để vết thương nhanh lành nhất người bị loét miệng nên có phương pháp điều trị, vệ sinh đúng cách. Nhìn chung có khá nhiều cách để điều trị lở miệng. Tuỳ theo tình trạng viêm loét miệng cụ thể mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Một số cách điều trị lở miệng, viêm loét miệng bạn có thể tham khảo như sau:

4.1. Điều trị lở miệng tại nhà

Nếu vùng miệng bị lở loét không quá nghiêm trọng, bạn có thể tự điều trị tại bằng những nguyên liệu sẵn có trong nhà. Cụ thể như:

Súc miệng nước muối

Vết loét trong khoang miệng cần được vệ sinh sạch sẽ để tránh vi khuẩn khiến tình trạng viêm nặng hơn. Bạn có thể tự pha nước muối hoặc mua nước muối đóng chai để súc miệng ngày 2 – 3 lần giúp khoang miệng luôn sạch sẽ.

Dầu dừa

Đây là nguyên liệu dễ kiếm có tính kháng viêm cao và làm mềm niêm mạc. Trong dầu dừa còn chứa hàm lượng axit lauric tự nhiên giúp làm giảm các vết loét lở miệng. Bạn chỉ cần dùng dầu dừa chấm lên vị trí bị viêm loét và hạn chế ăn uống sau khi bôi để tăng hiệu quả kháng viêm.

Đồ uống giải nhiệt

Một số loại đồ uống và trà thanh nhiệt có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ chứng lở miệng. Bạn có thể sử dụng bột sắn dây, trà xanh, trà hoa cúc… hay đơn giản là nước lọc để làm dịu vết thương một cách hiệu quả nhất.

Mật ong

Dùng mật ong để bôi lên vết thương giúp tiêu viêm và diệt khuẩn hiệu quả. Đây là chất kháng khuẩn tự nhiên an toàn bạn có thể dùng để điều trị viêm loét miệng.

Tăng cường trái cây, rau xanh

Khi bị nhiệt miệng, bạn nên bổ sung thêm các loại rau xanh và trái cây để tăng cường hàm lượng vitamin, khoáng chất giúp cải thiện các tổn thương do viêm loét miệng gây ra.

4.2. Điều trị lở miệng bằng thuốc

Tình trạng lở miệng sẽ cần sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa khi đi kèm với những dấu hiệu nguy hiểm sau:

  • Sốt
  • Tiêu chảy
  • Tổn thương lan rộng trong và ngoài khoang miệng
  • Khó ăn uống, mệt mỏi, tiêu chảy

Khi gặp những dấu hiệu trên, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời. Sau tiến hành thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng, bác sĩ sẽ tuỳ theo tình trạng bệnh cụ thể mà đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Điều trị lở miệng đúng cách giúp vết loét nhanh lành

Điều trị lở miệng đúng cách giúp vết loét nhanh lành

5. Lưu ý cách phòng chống bệnh lở miệng, loét niêm mạc miệng

Lở miệng là triệu chứng bệnh có thể tái đi tái lại thường xuyên do nhiều nguyên nhân. Nếu bản thân bạn thường xuyên bị lở miệng có thể tìm hiểu về một số cách phòng chống bệnh lý này như sau:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày, đánh răng hai lần sau ăn và súc miệng bằng nước muối.
  • Giữ tâm lý thoải mái, tránh stress, mệt mỏi.
  • Uống đủ nước, tăng cường nước trái cây và các loại nước giải nhiệt.
  • Hạn chế ăn đồ cay nóng, uống rượu bia.
  • Bổ sung thêm rau xanh, trái cây tăng cường vitamin và khoáng chất trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
  • Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện sức khoẻ, tăng sức đề kháng hiệu quả.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ và ngủ đủ giấc.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm gây kích ứng miệng, đặc biệt các thực phẩm nhiều axit.

Bài viết trên là những chia sẻ về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh lở miệng. Hy vọng đây là những kiến thức hữu ích giúp bạn hiểu hơn về bệnh lý này.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan