Quay lạiQuay lại

Nhạy cảm là gì? 5 đặc điểm cho thấy bạn là người nhạy cảm

10/1/2023

Share

Nội dung chính

I. Nhạy cảm là gì?
II. Đặc điểm của những người nhạy cảm là gì?
1. Nhận thức một cách tinh tế
2. Dễ dàng bị quá tải trong công việc 
3. Dễ bị ám ảnh bởi lời chỉ trích của người khác
4. Có góc nhìn sâu sắc về âm nhạc và nghệ thuật
5. Cần thời gian riêng tư cho bản thân
III. Làm sao để bớt nhạy cảm?
1. Thiền định
2. Học cách dứt khoát trong giao tiếp
3. Giữ bình tĩnh
4. Nhìn về những điều tốt đẹp
5. Tư vấn tâm lý khi cần thiết
Kết luận

Khi nghe đến 2 từ “nhạy cảm", phần lớn mọi người đều thiên hướng đây là một từ miêu tả tính cách mang tính tiêu cực. Nhiều người cho rằng những người nhạy cảm thường sống rất cảm tính, yếu đuối và hay phản ứng quá mức với mọi thứ xung quanh. Vậy nhạy cảm là gì? Nhận định trên có hoàn toàn đúng hay không? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp một cách chi tiết và rõ ràng nhất.

Bạn có phải là người nhạy cảm không? - Nguồn ảnh: Canva

Bạn có phải là người nhạy cảm không? - Nguồn ảnh: Canva

I. Nhạy cảm là gì?

Chắc hẳn xung quanh bạn sẽ gặp những người dễ khóc, dễ bị tổn thương và hay để ý đến suy nghĩ của người khác. Những người như thế thường được gọi là người có tâm hồn nhạy cảm. Vậy nhảy cảm là gì? 

Nhạy cảm là một đặc điểm tính cách và những người nhạy cảm thường có khả năng nhận biết nhanh qua các giác quan hoặc sự cảm tính. Theo số liệu thống kê, có khoảng 15% đến 25% những người nhạy cảm trong dân số nói chung. Tuy nhiên, từ “nhạy cảm” cũng hay được dùng trong văn nói khi muốn đề cập tới những vấn đề khó nói, tế nhị và dễ gây hiểu nhầm cho người nghe.

Cũng giống như buồn vui hay giận dữ, nhạy cảm là một phần cảm xúc trong tâm hồn mỗi người và chỉ xuất hiện trong một số trường hợp nhất định. Ở một số cá nhân nào đó, phần cảm xúc này chiếm phần lớn và được bộc lộ theo mỗi cách khác nhau.

II. Đặc điểm của những người nhạy cảm là gì?

Thông thường thì người ta sẽ dựa vào 3 tiêu chí để nhận biết một người có tính nhạy cảm hay không. Thứ nhất là họ dễ dàng cảm nhận những gì đang xảy ra trong môi trường sống. Thứ hai là họ có những cảm xúc dữ dội hơn những người xung quanh. Và cuối cùng là họ bộc lộ cảm xúc của mình một cách trầm trọng. 

Ngoài ra, người nhạy cảm không chỉ là người dễ tổn thương và mau nước mắt, người nhạy cảm còn có một số đặc điểm như:

1. Nhận thức một cách tinh tế

Người nhạy cảm thường nhận thấy những điều mà người khác dễ bỏ lỡ. Chẳng hạn có thể là kiểu tóc mới của một ai đó hay sự thay đổi đồ đạc trong phòng. Ngoài ra, người nhạy cảm dễ giật mình trước một âm thanh lạ hay nhạy với một số mùi hương. 

Bên cạnh đó, người nhạy cảm rất dễ bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ và tâm trạng của người khác. Tất cả chúng ta đều sẽ bị ảnh hưởng từ người khác dù tích cực hay tiêu cực nhưng người nhạy cảm sẽ bị tác động mạnh mẽ hơn.

2. Dễ dàng bị quá tải trong công việc 

Nếu bạn là một người nhạy cảm thì khi làm một lúc quá nhiều việc sẽ có xu hướng trở nên quá tải, thậm chí bị lo lắng thái quá. Theo một số ý kiến của chuyên gia tâm lý, người nhạy cảm thường sẽ khó hoàn thành được công việc trong một môi trường ồn ào hoặc áp lực cao. Tại thời điểm này, người nhạy cảm chỉ muốn tìm một nơi thật sự yên tĩnh để thư giãn cơ thể mình.

Đặc điểm của những người nhạy cảm - Nguồn ảnh: Canva

Đặc điểm của những người nhạy cảm - Nguồn ảnh: Canva

3. Dễ bị ám ảnh bởi lời chỉ trích của người khác

Nếu như những người bình thường xem lời góp ý là một điều tất yếu trong cuộc sống thì người nhạy cảm lại coi đó là sự tổn thương. Họ sẽ có thiên hướng giữ lại những lời góp ý đó trong lòng và suy nghĩ rất nhiều. Tuy nhiên, mọi nỗi buồn sẽ được tan biến nếu họ được xoa dịu bằng những lời động viên và khen ngợi.

4. Có góc nhìn sâu sắc về âm nhạc và nghệ thuật

Những người nhạy cảm rất dễ bị rung động trước thiên nhiên hay một tác phẩm nghệ thuật. Sự đẹp đẽ của bức tranh, khung cảnh hay âm thanh của một bản nhạc có thể giúp những người nhạy cảm chữa lành mọi vết thương. Từ đó, cho họ một cảm giác thoải mái và vui vẻ trong cuộc sống.

5. Cần thời gian riêng tư cho bản thân

Đây là một trong những biểu hiện để nhận biết người nhạy cảm. Theo đó, họ luôn cần một khoảng không gian và thời gian riêng tư để tránh xa sự xô bồ của xã hội. Thay vì tham gia những hoạt động giải trí thì người nhạy cảm chọn cách đọc sách hoặc chiêm nghiệm về cuộc sống. 

Bên cạnh đó, người nhạy cảm rất trực quan và dễ cảm thông với người khác. Họ có tấm lòng từ bi và rất chu đáo trong cách ứng xử. Bởi vậy, dù nhạy cảm là gì hay nhạy cảm bị mọi người nghĩ tiêu cực như thế nào thì đều có những điều tích cực đi theo đó.

III. Làm sao để bớt nhạy cảm?

Sau khi tìm hiểu nhạy cảm là gì, nhiều người nghĩ rằng nhạy cảm rất khó để kiểm soát. Tuy nhiên, sự nhạy cảm về mặt cảm xúc là một đặc điểm tính cách bình thường và lành mạnh. Nếu bạn nhận thấy mình quá nhạy cảm, hãy quản lý cảm xúc của mình để loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực, điều hòa áp lực và những vấn đề gây phiền muộn trong đời sống và công việc.

Dưới đây là một số phương pháp giúp bạn có thể quản lý được tính nhạy cảm của bản thân:

1. Thiền định

Thiền chánh niệm sẽ giúp bạn phản ứng tốt hơn với cảm xúc của chính mình. Hơn nữa, thiền còn giúp bạn cải thiện phản ứng của não trước những tác nhân gây căng thẳng. 

Xem thêm: 5 lý do bạn nên kết nối với thiên nhiên ngay hôm nay

2. Học cách dứt khoát trong giao tiếp

Những người quá nhạy cảm thường khó bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc của mình. Học cách dứt khoát trong giao tiếp sẽ giúp bạn nói ra nhu cầu và cảm xúc của bản thân một cách dễ dàng hơn, từ đó bạn sẽ được nghe và trân trọng nhiều hơn.

3. Giữ bình tĩnh

Cảm xúc có thể tác động đến cách hành xử của bạn. Những người nhạy cảm thường phản ứng thái quá với mọi thứ xung quanh mình và không kiểm soát được hành động. Vì vậy, bạn cần giữ bình tĩnh trong mọi tình huống xảy ra để tránh những điều hối tiếc về sau.

4. Nhìn về những điều tốt đẹp

Những người nhạy cảm thường có thiên hướng né tránh những trường hợp căng thẳng. Tuy nhiên, chỉ cần bạn luôn nhìn vào những điều tốt đẹp từ người khác thì sẽ cảm thấy vui vẻ và thoải mái hơn. Bạn nên hiểu rằng tất cả mọi người đều có thể gây ra lỗi lầm, chính vì vậy hãy đồng cảm thay vì chỉ trích.

Cách quản lý tính quá nhạy cảm trong cuộc sống - Nguồn ảnh: Canva

Cách quản lý tính quá nhạy cảm trong cuộc sống - Nguồn ảnh: Canva

5. Tư vấn tâm lý khi cần thiết

Nếu bạn cảm thấy rằng mình nhạy cảm quá mức và không thể tự quản lý được cảm xúc của mình, đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề tâm lý. Trong trường hợp này, bạn nên tìm đến chuyên gia tư vấn tâm lý để được hỗ trợ và tư vấn.

Chuyên gia tâm lý sẽ giúp bạn xác định nguyên nhân của vấn đề và đưa ra các phương pháp, kỹ thuật giúp bạn quản lý cảm xúc một cách hiệu quả. Các kỹ thuật như hướng dẫn hít thở, kỹ thuật tập trung vào hiện tại (mindfulness) hoặc phương pháp xác định và thay đổi tư duy tiêu cực (cognitive-behavioral therapy) có thể giúp bạn kiểm soát và giảm bớt sự nhạy cảm.

Ngoài ra, chuyên gia còn có thể giúp bạn xác định các kỹ năng giao tiếp để có thể bày tỏ cảm xúc một cách hiệu quả và tự tin hơn. Các kỹ năng này bao gồm lắng nghe hiểu và khả năng thấu hiểu cảm xúc của người khác.

Quan trọng là bạn nên nhận ra rằng việc tìm đến chuyên gia tư vấn tâm lý không có nghĩa là bạn yếu đuối hay không tự tin. Ngược lại, đó là một bước tiến về phía việc chăm sóc sức khỏe tâm lý của bản thân và cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn.

Xem thêm: 8 cách nhắn gửi yêu thương đến người thân

Kết luận

Mong rằng những thông tin mà nội dung bài viết chia sẻ ở trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về nhạy cảm là gì, những người nhạy cảm sẽ có thiên hướng như thế nào. Tuy nhạy cảm quá mức có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ và tinh thần. Song, bạn nên xem nhạy cảm chính là một khả năng đặc biệt mà tạo hoá đã ban tặng. Hãy tận dụng những mặt tích cực của sự nhạy cảm để giúp bản thân cảm nhận được nhiều điều mới mẻ và thú vị trong cuộc sống. Vì vậy, để tận hưởng một cuộc sống vui vẻ, bạn hãy lập kế hoạch quản lý cảm xúc cá nhân ngay từ hôm nay nhé!

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan