Quay lạiQuay lại

Những trường hợp không được hưởng bảo hiểm thai sản

28/11/2022

Share

Nội dung chính

1. Điều kiện hưởng bảo hiểm thai sản
3. Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm thai sản
4. Những trường hợp không được hưởng bảo hiểm thai sản
4. Các gói bảo hiểm thai sản phổ biến hiện nay
4.1 Bảo hiểm xã hội bắt buộc (Bảo hiểm y tế)
4.2 Chế độ thai sản của gói bảo hiểm sức khỏe
4.3 Chế độ thai sản trong gói bảo hiểm chăm sóc sức khoẻ của nhân thọ
Kết luận

Các công ty bảo hiểm có quy định rất rõ ràng trong hợp đồng về việc từ chối cho phép tham gia bảo hiểm và không chi trả bồi thường vì một số lý do. Hãy theo dõi ngay bài viết sau để nắm rõ những trường hợp không được hưởng bảo hiểm thai sản.

Sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tốt nhất là quyền lợi khi hưởng bảo hiểm thai sản.

Sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tốt nhất là quyền lợi khi hưởng bảo hiểm thai sản.

1. Điều kiện hưởng bảo hiểm thai sản

Khách hàng nữ đang sinh sống tại Việt Nam, chưa mang thai và có đang có kế hoạch sinh con trong thời gian tới. Về độ tuổi tham gia bảo hiểm thai sản, từng công ty bảo hiểm sẽ có quy định khác nhau. Tuy nhiên, độ tuổi phổ biến là từ 18 - 45 tuổi.

Ngoài ra, khách hàng phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về sức khỏe để đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thai sản như: không trong thời gian điều trị do sức khỏe có vấn đề, chấn thương… Đặc biệt, bảo hiểm thai sản thường không hỗ trợ tham gia với các trường hợp mắc các bệnh lý nghiêm trọng như tâm thần, ung thư, dị tật bẩm sinh, thương tật vĩnh viễn với tỷ lệ thương tật từ 50% trở lên.

3. Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm thai sản

Bảo hiểm thai sản hỗ trợ chi phí trước và sau khi sinh cũng như cung cấp các quyền lợi đi kèm khác.

Bảo hiểm thai sản hỗ trợ chi phí trước và sau khi sinh cũng như cung cấp các quyền lợi đi kèm khác.

Đối với bảo hiểm xã hội, chế độ thai sản là một trong những chế độ an sinh xã hội mà lao động nữ được hưởng khi đóng đúng, đóng đủ theo quy định của Luật an sinh xã hội.

Đối với các gói bảo hiểm sức khoẻ hoặc bảo hiểm nhân thọ thì bảo hiểm thai sản là sản phẩm bổ trợ. Do đó, giới hạn phạm vi hưởng bảo hiểm thai sản sẽ khác nhau tùy theo chương trình cơ bản hoặc mở rộng. Hạn mức chi trả từ 10 - 35 triệu, các gói bảo hiểm cao cấp có thể có mức hỗ trợ lên đến 100 triệu đồng.

Bảo hiểm sẽ chi trả các chi phí chăm sóc sức khoẻ trước và sau khi sinh bao gồm: nằm viện; sinh thường, sinh mổ; điều trị biến chứng thai sản không may trong quá trình sinh nở; điều trị do sẩy thai hoặc phá thai theo chỉ định của bác sĩ và cần thiết về mặt y khoa; chăm sóc bé tại bệnh viện sau khi sinh,..

Ngoài ra, hầu hết các chương trình bảo hiểm được triển khai tại các bệnh viện và phòng khám tại Việt Nam và được bảo lãnh viện phí bằng thẻ bảo hiểm y tế. Do đó, trước khi mua bảo hiểm thai sản, chị em nên kiểm tra bệnh viện mình dự định sinh có nằm trong danh sách bệnh viện liên kết với công ty bảo hiểm không. Đồng thời, cần nắm rõ thông tin thời gian chờ bảo hiểm (210, 270 hay 365 ngày) để tránh mất quyền lợi.

4. Những trường hợp không được hưởng bảo hiểm thai sản

Để đảm bảo quyền lợi, bạn hãy đọc kĩ những trường hợp không được hưởng bảo hiểm thai sản được quy định trong hợp đồng.

Để đảm bảo quyền lợi, bạn hãy đọc kĩ những trường hợp không được hưởng bảo hiểm thai sản được quy định trong hợp đồng.

Trong hợp đồng bảo hiểm thường quy định rõ ràng về các điều khoản loại trừ bảo hiểm. Sau đây là những trường hợp không được hưởng bảo hiểm thai sản:

  • Người được bảo hiểm cố ý gây thương tích cho bản thân hoặc tự tử (dù bị mất trí hay không);
  • Người được bảo hiểm bị thương hoặc tử vong do tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc kích thích, ma túy, chất gây nghiện, chất độc hoặc thuốc không theo chỉ định của bác sĩ;
  • Bất kỳ tổn thương nào của người được bảo hiểm xảy ra khi cố tình cản trở hoặc chống lại người thi hành công vụ hoặc do hậu quả trực tiếp của các hành vi chạy xe quá tốc độ hoặc uống rượu bia vượt quá mức quy định khi tham gia giao thông theo luật giao thông hiện hành;
  • Người được bảo hiểm bị chấn thương do tham gia các hoạt động thể thao chuyên nghiệp hoặc các hoạt động có tính chất nguy hiểm như nhảy dù, leo núi, đua ngựa,...
  • Người được bảo hiểm có các biến chứng hậu sản do liên quan đến:

+ Bệnh có sẵn hoặc mắc hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS) hoặc nhiễm vi-rút suy giảm miễn dịch ở người (HIV);

+ Sử dụng chất kích thích hoặc thuốc không theo chỉ định của bác sĩ

+ Phá thai, trừ trường hợp được bác sĩ chỉ định và cần thiết về mặt y khoa;

+ Được chẩn đoán, điều trị, sinh con tại nơi nằm ngoài phạm vi quy định định trong hợp đồng.

Các công ty bảo hiểm sẽ quy định khác nhau về những trường hợp không được hưởng bảo hiểm thai sản. Vì vậy, trước khi ký kết hợp đồng bảo hiểm, bạn nên đọc kỹ các điều kiện và điều khoản loại trừ để tránh những tranh chấp về sau. Ngoài ra, để được hưởng bảo hiểm thai sản tốt nhất, bạn nên khai báo trung thực tình trạng sức khỏe của mình, bởi bảo hiểm sẽ không chi trả trong trường hợp gian lận thông tin. Chưa kể, trong một số trường hợp, công ty bảo hiểm có thể kiện khách hàng vì hành vi cung cấp thông tin sai sự thật.

4. Các gói bảo hiểm thai sản phổ biến hiện nay

Bảo hiểm thai sản là loại hình bảo hiểm dành cho phụ nữ có kế hoạch sinh con. Chị em sẽ được hưởng bảo hiểm thai sản gồm các quyền lợi khi sử dụng các dịch vụ y tế trong quá trình mang thai và sinh con, bao gồm chi phí khám thai định kỳ, chi phí sinh thường và sinh mổ.

Ngoài ra, các trường hợp sinh khó hoặc sinh non cần được chăm sóc y tế nhiều hơn, bảo hiểm thai sản sẽ hỗ trợ tối đa chi phí. Có thể hiểu đơn giản rằng khi mẹ bầu tham gia các gói bảo hiểm này, toàn bộ chi phí khám thai và điều trị các rủi ro bất thường trong thai kỳ sẽ được giảm đi rất nhiều. Hiện nay, bảo hiểm thai sản có thể là gói sản phẩm dành riêng cho chị em phụ nữ hoặc là một phần của các gói bảo hiểm y tế, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm nhân thọ,…

4.1 Bảo hiểm xã hội bắt buộc (Bảo hiểm y tế)

Bảo hiểm xã hội bao gồm quyền lợi thai sản khi sinh con mà người lao động nữ được hưởng khi đóng đúng và đầy đủ theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

Điều kiện hưởng chế độ thai sản cho người mẹ bầu là đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Mức đóng BHXH là 34%, trong đó người lao động (ví dụ với mẹ bầu) đóng 10,5%, còn lại người sử dụng lao động đóng 23,5%.

4.2 Chế độ thai sản của gói bảo hiểm sức khỏe

Quyền lợi thai sản trong gói bảo hiểm sức khỏe là quyền lợi bổ sung tùy chọn nhằm hỗ trợ chi phí khi sinh em bé, một số chi phí y tế, điều trị do các biến chứng thai sản, chi phí chăm sóc em bé.

Theo đó khi mẹ bầu mua bảo hiểm sức khỏe được chọn thêm chương trình thai sản để vừa được bảo vệ trước những rủi ro vừa được chăm sóc thai sản tốt nhất.

4.3 Chế độ thai sản trong gói bảo hiểm chăm sóc sức khoẻ của nhân thọ

Quyền lợi thai sản là một trong các quyền lợi đảm bảo của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và nằm trong quyền lợi điều trị nội trú của gói bảo hiểm chăm sóc sức khỏe. 

Những lợi ích thai sản trong các sản phẩm bảo hiểm bổ trợ cũng có giới hạn tối đa theo từng chương trình từ cơ bản đến ưu việt. Mức tối sẽ được chi trả theo từng trường hợp sinh thường, sinh mổ hoặc không may gặp biến chứng thai sản.  Gói này sẽ bao gồm các chi phí tiền phòng, chi phí sinh, kiểm tra thai kỳ, chi phí chăm sóc em bé, chi phí cấp cứu và điều trị. 

Xem thêm: Top 5 gói bảo hiểm thai sản tốt nhất năm 2023

Kết luận

Trên đây là những trường hợp không được hưởng bảo hiểm thai sản mà bạn cần biết khi tham gia bảo hiểm. Tất cả các sản phẩm bảo hiểm đều có các điều khoản loại trừ, do đó, bạn nên đặc biệt lưu ý khi lựa chọn sử dụng các gói bảo hiểm. Hãy đọc và tìm hiểu chi tiết hợp đồng để tận dụng được quyền lợi khi hưởng bảo hiểm thai sản và bảo vệ bản thân tốt hơn trong quá trình sinh con.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan