Quay lạiQuay lại

Sốt xuất huyết có lây không và 05 thông tin bạn cần biết

10/1/2023

Share

Nội dung chính

1. Sốt xuất huyết có lây không? 
2. Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết có đặc điểm như thế nào?
3. Những ai có thể bị sốt xuất huyết?
4. Chúng ta có thể bị lây sốt xuất huyết bao nhiêu lần trong đời?
5. Cách phòng chống sự lây lan của bệnh sốt xuất huyết
a. Xóa bỏ môi trường sống của muỗi vằn
b. Cách tránh bị muỗi đốt

Sốt xuất huyết hiện nay vẫn là bệnh chưa có thuốc đặc trị và số ca mắc tăng rất nhanh. Theo các chuyên gia, bệnh sốt xuất huyết được xếp vào loại có tính chất phức tạp do virus Dengue gây ra. Vậy sốt xuất huyết có lây không? Hình thức lây bệnh như thế nào? Hãy tìm hiểu việc lây truyền của bệnh sốt xuất huyết qua bài viết sau để có thể chủ động phòng tránh nhé! 

Sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra - Nguồn ảnh: Canva

Sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra - Nguồn ảnh: Canva

1. Sốt xuất huyết có lây không? 

Bệnh sốt xuất huyết đang có xu hướng tăng rất mạnh tại nhiều tỉnh thành Việt Nam. Thậm chí các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội đã ghi nhận nhiều ca chuyển biến nặng và tử vong. Điều này khiến nhiều người lo lắng và băn khoăn rằng sốt xuất huyết có lây không?

Theo đó sốt xuất huyết không thể lây trực tiếp từ người qua người. Bao gồm cả đường hô hấp như ho, nói chuyện, hắt hơi hoặc tiếp xúc như ôm hôn. Ngay cả khi bạn quan hệ tình dục thì virus của bệnh này cũng không thể lan truyền.

Tuy nhiên sốt xuất huyết có thể lây qua người khác bằng đường muỗi chích và phát triển thành dịch bệnh. Con đường lây lan này được thực hiện qua vật trung gian với cái tên muỗi Aedes aegypti hay còn gọi là muỗi vằn. Chúng sẽ đốt hút máu người mắc bệnh và sau đó chích người khỏe mạnh, virus truyền qua vết cắn.

Xem thêm: Sốt xuất huyết là gì? Phát ban sốt xuất huyết có nhanh khỏi?

2. Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết có đặc điểm như thế nào?

Muỗi cái Aedes có thể bay cao tới 400m và thường sinh sống ở nơi điều kiện ẩm thấp, gói tối, xó nhà. Chúng thường tìm nơi có chứa nước để đẻ trứng như ao, thùng, lu, chỗ nước đọng tại hốc cây, lọ hoa,...

Ngoài việc quan tâm đến bệnh sốt xuất huyết có lây không hãy chú ý thêm đặc điểm của con vật trung gian gây ra bệnh cho bạn. Đặc điểm nhận dạng của chúng là màu đen, thân và chân có đốm trắng nên được gọi là muỗi vằn. Khi muỗi đã nhiễm virus thì có thể truyền bệnh suốt đời. Điều này có nghĩa là một con muỗi mang mầm bệnh thì sẽ truyền bệnh cho rất nhiều người. 

Muỗi vằn thường chỉ đốt vào ban ngày chứ không phải ban đêm như mọi người nghĩ. Thời gian đốt nhiều nhất là vào buổi sáng sớm và chiều tà. Chúng phát triển rất mạnh vào mùa mưa khi nhiệt độ khoảng 20 độ C. Vì vậy vào các tháng 7, 8, 9, 10 bạn cần chú ý phòng bệnh hơn. Mắc màn ngủ cả ban ngày lẫn ban đêm để đảm bảo an toàn. 

Đặc điểm của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết - Nguồn ảnh: Canva

Đặc điểm của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết - Nguồn ảnh: Canva

3. Những ai có thể bị sốt xuất huyết?

Cùng với việc trả lời cho câu hỏi sốt xuất huyết có lây không, chúng ta cũng đã biết được nguyên do gây ra bệnh. Bên cạnh đó vì vật truyền bệnh là muỗi vằn nên chúng ta có thể khẳng định rằng bất kỳ ai, lứa tuổi nào cũng có thể mắc bệnh nếu chưa có miễn dịch với virus Dengue. 

Bên cạnh đó cũng có nhiều trường hợp mẹ bầu mắc bệnh sốt xuất huyết thì có lây qua con không? Tuy nhiên theo các chuyên gia thì nguy cơ lây này khá thấp. Nếu mẹ bị sốt xuất huyết khi sinh thì em bé có thể mắc bệnh trong khoảng 2 tuần đầu đời. Lúc này gia đình cần chú ý một số triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ để xử lý kịp thời:

  • Phát ban trên cơ thể
  • Bé sốt cao trên 40 độ
  • Hạ thân nhiệt dưới 36 độ C
  • Bé ngủ li bì, bỏ bú, khó chịu, bứt rứt khi dậy

4. Chúng ta có thể bị lây sốt xuất huyết bao nhiêu lần trong đời?

Virus Dengue có tới 4 tuýp, nên nhiều người cho rằng mình chỉ bị đúng một lần trong đời là sai lầm. Bạn vẫn có thể bị tái nhiễm nhiều lần, thậm chí tới 4 lần với 4 tuýp khác nhau. Nếu mới mắc sốt xuất huyết lần đầu, người đó có thể bị lây nhiễm thêm 3 lần bởi tuýp virus Dengue còn lại.

Hơn nữa nếu bạn mắc bệnh trong những lần sau, mức độ bệnh có thể nặng hơn. Nguyên nhân là do trong cơ thể tồn tại hai kháng thể không giống nhau, làm cho phản ứng mạnh hơn. Điều này sẽ kéo theo các nguy cơ tăng xuất huyết thành mạch hoặc choáng váng, trụy mạch,...

5. Cách phòng chống sự lây lan của bệnh sốt xuất huyết

a. Xóa bỏ môi trường sống của muỗi vằn

  • Giữ cho nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng.
  • Không treo quần áo, chăn màn tại nơi tối tăm, ẩm thấp.
  • Nếu gia đình trữ nước thì phải đóng nắp, đậy thật kỹ càng.
  • Nuôi cá nhỏ để diệt bọ gậy, trứng muỗi ở ao hồ hoặc nơi chứa nước lớn.
  • Thường xuyên rửa kỹ dụng cụ chứa nước, thau rửa, đặc biệt ở phần miệng.
  • Siêng năng thu gom rác thải ở những nơi có hốc cây, chai lọ vỡ quanh nhà, gần nơi sinh sống.
  • Phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh để tránh nước đọng và ô nhiễm nguồn nước sinh sống.
Hãy giăng kín màn ngủ cả ban ngày lẫn đêm để hạn chế muỗi đốt - Nguồn ảnh: Canva

Hãy giăng kín màn ngủ cả ban ngày lẫn đêm để hạn chế muỗi đốt - Nguồn ảnh: Canva

b. Cách tránh bị muỗi đốt

  • Sử dụng thuốc xịt muỗi, vợt muỗi, hương muỗi và kem chống côn trùng lúc cần thiết.
  • Giăng màn (mùng) khi ngủ, đặc biệt là nơi đang có dịch và nguy cơ cao. Dùng màn ngay cả khi ngủ ban ngày. Chú ý kiểm tra muỗi trong màn trước khi ngủ.
  • Đối với trẻ, cha mẹ nên hướng dẫn con mình vui chơi ở những nơi khô thoáng và mặc quần áo dài khi đi ngủ. Ngoài ra phụ huynh chú ý tránh để con thường xuyên lui tới bụi rậm, nơi tối tăm.
  • Ngoài ra mỗi gia đình cần duy trì phun việc muỗi định kỳ. Tuy nhiên khi thực hiện cần đảm bảo an toàn theo chỉ dẫn của cơ quan y tế hoặc chính quyền địa phương. Bên cạnh đó cần lưu ý phun đúng lượng thuốc, đúng cách, không để thuốc dính vào thức ăn. Đặc biệt chỉ nên vào nhà sau 1 tiếng khi đã phun thuốc.

Những vấn đề liên quan đến vấn đề sốt xuất huyết có lây không đã được Papaya đề cập chi tiết trong bài viết này. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bạn và gia đình. Phòng bệnh sốt xuất huyết không phải điều khó khăn vì vậy hãy nâng cao ý thức để chúng ta có thể sống trong một môi trường lành mạnh nhé!

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan