Quay lạiQuay lại

Hướng dẫn thủ tục làm bảo hiểm bệnh hiểm nghèo

10/11/2022

Share

Nội dung chính

I. Bệnh hiểm nghèo bao gồm những căn bệnh nào?
II. Chữa bệnh hiểm nghèo có thể sử dụng loại bảo hiểm nào? Thủ tục làm bảo hiểm bệnh hiểm nghèo
1. Bảo hiểm y tế với người mắc bệnh hiểm nghèo
2. Hướng dẫn thủ tục xin hưởng chế độ trợ cấp bệnh hiểm nghèo
3. Bảo hiểm bệnh hiểm nghèo của doanh nghiệp bảo hiểm giúp “lấp đầy chỗ trống” của BHYT
Tạm kết

Trước tình hình bệnh tật gây nguy hiểm đến tính mạng ngày càng gia tăng như ung thư, tim mạch, thận… đang là mối lo chung của toàn xã hội. Khi mà, người mắc bệnh hiểm nghèo vừa phải đối mặt với căn bệnh hủy hoại sức khỏe nặng nề lại phải đối diện với chi phí điều trị phải bỏ ra không hề nhỏ. 

Do vậy, bảo hiểm bảo trợ bệnh hiểm nghèo là một giải pháp hỗ trợ một phần khó khăn về tài chính và giúp người bệnh an tâm hơn khi điều trị bệnh. Thế nhưng, danh sách các bệnh hiểm nghèo được bảo hiểm là gì và thủ tục làm bảo hiểm bệnh hiểm nghèo như thế nào? Cùng Papaya Tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

Bảo hiểm bảo trợ bệnh hiểm nghèo hỗ trợ một phần khó khăn về tài chính giúp người bệnh an tâm hơn khi điều trị.

Bảo hiểm bảo trợ bệnh hiểm nghèo hỗ trợ một phần khó khăn về tài chính giúp người bệnh an tâm hơn khi điều trị.

I. Bệnh hiểm nghèo bao gồm những căn bệnh nào?

Căn cứ tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định 76/2003/NĐ-CP nêu rõ: “Người mắc bệnh hiểm nghèo là người đang bị mắc một trong những căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong hủi, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang AIDS và những bệnh khác theo quy định của bộ Y tế.”

Cụ thể, danh sách bệnh hiểm nghèo (Ban hành tại Phụ lục IV kèm theo Nghị định số 134/2016/NĐ-CP) gồm:

1. Ung thư10. Bệnh Parkinson19. Thiếu máu bất sản28. Viêm tụy mạn tính tái phát37. Bệnh rối loạn dẫn truyền thần kinh vận động
2. Nhồi máu cơ tim lần đầu11. Viêm màng não do vi khuẩn20. Liệt hai chi29. Suy gan38. Chấn thương sọ não nặng
3. Phẫu thuật động mạch vành12. Viêm não nặng21. Mù hai mắt30. Bệnh Lupus ban đỏ39. Bệnh chân voi
4. Phẫu thuật thay van tim13. U não lành tính22. Mất hai chi31. Ghép cơ quan (ghép tim, ghép gan, ghép thận)40. Nhiễm HIV do nghề nghiệp
5. Phẫu thuật động mạch chủ14. Loạn dưỡng cơ23. Mất thính lực32. Bệnh lao phổi tiến triển41. Ghép tủy
6. Đột quỵ15. Bại hành tủy tiến triển24. Mất khả năng phát âm33. Bỏng nặng42. Bại liệt
7. Hôn mê16. Teo cơ tiến triển25. Thương tật toàn bộ và vĩnh viễn34. Bệnh cơ tim
8. Bệnh xơ cứng rải rác17. Viêm đa khớp dạng thấp26. Suy thận35. Bệnh Alzheimer hay sa sút trí tuệ
9. Bệnh xơ cứng cột bên teo cơ18. Hoại thư do nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết27. Bệnh nang tủy thận36. Tăng áp lực động mạch phổi

Theo đó, các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cũng căn cứ trên danh sách bệnh hiểm nghèo này của Bộ y tế để xây dựng nên gói bảo hiểm bệnh hiểm nghèo với danh sách bệnh hiểm nghèo được bảo hiểm có thể gồm phần lớn hoặc đủ 42 loại bệnh kể trên.

II. Chữa bệnh hiểm nghèo có thể sử dụng loại bảo hiểm nào? Thủ tục làm bảo hiểm bệnh hiểm nghèo

1. Bảo hiểm y tế với người mắc bệnh hiểm nghèo

Bảo hiểm y tế là một chính sách an sinh xã hội quan trọng, mang ý nghĩa hết sức nhân đạo, thiết thực trong việc sử dụng sức mạnh cộng đồng để chia sẻ gánh nặng cho những người bệnh nặng hoặc có hoàn cảnh khó khăn. 

Bảo hiểm y tế giúp cộng đồng chung tay chia sẻ gánh nặng tài chính cho bệnh nhân bệnh hiểm nghèo.

Bảo hiểm y tế giúp cộng đồng chung tay chia sẻ gánh nặng tài chính cho bệnh nhân bệnh hiểm nghèo.

Ngoài việc chi trả cho những căn bệnh thông thường, BHYT cũng đã dành một số tiền lớn cho những căn bệnh nặng, mạn tính khác như ung thư, tim mạch, suy thận…

  • Danh mục thuốc có thẻ BHYT với hơn 1000 hoạt chất hóa dược, sinh phẩm, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu. Trong đó có nhiều thuốc điều trị ung thư, điều trị bệnh hiếm gặp, bệnh mạn tính…
  • Chi trả với dịch vụ kỹ thuật với hơn 9000 dịch vụ, 337 loại vật tư y tế (mỗi loại có nhiều chủng loại theo tên thương mại) và kỹ thuật điều trị được bảo hiểm y tế cũng được xem xét phê duyệt nhiều hơn nhằm đáp ứng nhu cầu chữa trị cho bệnh nhân.

Tuy nhiên, không có loại bảo hiểm y tế dành riêng cho bệnh hiểm nghèo. Do đó, bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo có thẻ BHYT cũng sẽ được Quỹ bảo hiểm y tế hỗ trợ một phần chi phí khám chữa bệnh như thông thường với quy định về mức hưởng có thể là 100%, 95% hoặc 80% tùy thuộc vào nhóm đối tượng tham gia BHYT của bạn là gì.

Xem thêmQuyền lợi khi tham gia bảo hiểm y tế của các nhóm khi tham gia

2. Hướng dẫn thủ tục xin hưởng chế độ trợ cấp bệnh hiểm nghèo

Ngoài ra, nhằm hỗ trợ cho các cá nhân đang mắc bệnh hiểm nghèo có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế gây cản trở cho cho việc điều trị, Chính phủ có đưa ra chính sách hỗ trợ như sau:

  • Trường hợp không có bảo hiểm y tế: Hỗ trợ thanh toán một phần chi phí khám chữa bệnh đối với phần người bệnh phải chi trả cho cơ sở y tế của Nhà nước từ 1 triệu đồng trở lên.
  • Trường hợp có thẻ BHYT: Hỗ trợ một phần chi phí mà người bệnh phải đồng chi trả từ 100.000 đồng trở lên.
Thủ tục để người gặp khó khăn nhận trợ cấp bệnh hiểm nghèo.

Thủ tục để người gặp khó khăn nhận trợ cấp bệnh hiểm nghèo.

Để có thể đăng ký nhận gói hỗ trợ trên, bạn có thể thực hiện các bước dưới đây:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm:

  • Đơn xin hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh theo mẫu.
  • Bản photo của biên lai thu tiền viện phí, giấy xuất viện, sổ khám bệnh hoặc to thuốc, biên lai thu tiền khác (nếu có).
  • Bản photo một trong các giấy tờ sau: sổ hộ nghèo, sổ hộ khẩu, quyết định hưởng trợ cấp hàng tháng của UBND cấp huyện, quyết định tiếp nhận nuôi dưỡng ở các cơ sở Bảo trợ xã hội.
  • Đơn xin xác nhận hoàn cảnh khó khăn, không đủ khả năng chi trả chi phí khám, chữa bệnh có xác nhận UBND cấp xã. (Trường hợp đối với những người mắc bệnh ung thư, chạy thận nhân tạo, mổ tim hoặc các bệnh khác gặp khó khăn do chi phí cao mà không đủ khả năng trả viện phí).
  • Bản photo thẻ BHYT (nếu có)
  • Bản photo CMND/CCCD (nếu có)

Bước 2: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã. Cán bộ tiếp nhận sẽ kiểm tra hồ sơ, nếu đầy đủ hợp lệ thì chấp nhận giải quyết. Trường hợp hồ sơ còn thiếu hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung.

Bước 3: Nộp lên phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.

Bước 4: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện tiếp nhận, thẩm định và xác nhận hồ sơ.

Bước 5: Trong vòng 20 ngày sau khi nhận hồ sơ hợp lệ, cơ sở y tế tuyến huyện, tuyến tỉnh tiến hành hỗ trợ theo quy định.

3. Bảo hiểm bệnh hiểm nghèo của doanh nghiệp bảo hiểm giúp “lấp đầy chỗ trống” của BHYT

Ngoài BHYT, một “lá chắn” khác cho bạn có thể cân nhắc đến trước khi có nguy cơ mắc bệnh hiểm nghèo là gói bảo hiểm dành riêng cho bệnh hiểm nghèo của các công ty bảo hiểm uy tín.

Theo đó, nếu mua bảo hiểm bệnh hiểm nghèo từ doanh nghiệp bảo hiểm bạn sẽ nhận được quyền lợi bảo hiểm nhiều hơn và số tiền được thanh toán cũng cao hơn so với BHYT. Theo đó, quyền lợi bảo hiểm bệnh hiểm nghèo có thể lên tới hàng trăm triệu.

Nhưng còn tùy vào chính sách của mỗi công ty bảo hiểm sẽ có các quy định khác nhau. Chẳng hạn như, có hợp đồng bảo hiểm cho 36 bệnh hiểm nghèo, cũng có hợp đồng bảo hiểm 42 bệnh. Do vậy, trước khi tham gia một gói bảo hiểm tư nhân nào bạn cũng nên tìm hiểu rõ về chính sách và các kiều kiện đi kèm của loại bảo hiểm đó nhé.

Cách đơn giản và hiệu quả nhất là bạn nên liên hệ trực tiếp đến nhân viên tư vấn của công ty bảo hiểm được chọn để tìm hiểu thông tin về gói bảo hiểm kỹ hơn và được hướng dẫn về thủ tục làm bảo hiểm bệnh hiểm nghèo một cách cụ thể nhất.

Tạm kết

Trên đây là danh sách các bệnh hiểm nghèo được bảo hiểm, trợ cấp bệnh hiểm nghèo  trong trường hợp bạn không còn đủ khả năng chi trả cho việc điều trị. Ngoài BHYT là một công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc chăm sóc sức khỏe, các doanh nghiệp bảo hiểm cũng đã tung ra thị trường nhiều gói bảo hiểm cho bệnh hiểm nghèo với các điều kiện hấp dẫn. Nếu có nhu cầu, bạn có thể liên hệ đến nhân viên bảo hiểm để được tư vấn đề thủ tục bảo hiểm bệnh hiểm nghèo nhé.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan